Kẻ tráo iPhone 5 ‘rởm’ giữa Sài Gòn bị bắt
Nghe tiếng tri hô cướp, hai cảnh sát giao thông lao mình đuổi bắt, tóm gọn tên lừa đảo bán iPhone 5 rởm.
Chiều 10/10, đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM), thiếu úy Trần Dương Dừa và thiếu úy Hồ Thái Vinh – Đội CSGT Tân Sơn Nhất, phòng CSGT đường bộ – đường sắt, công an TP.HCM (PC 67) nghe tiếng tri hô “cướp, cướp” phát ra.
Cùng lúc, hai thiếu úy CSGT nhìn thấy có một thanh niên đang đuổi theo, níu kéo một thanh niên đi xe gắn máy khác. Thấy dấu hiệu khả nghi, cả hai chiến sĩ CSGT này đã lao mình, cùng với công cụ hỗ trợ bắt được người thanh niên nghi vấn.
Tuấn cùng tang vật tại trụ sở Công an phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM.
Tang vật được thu giữ tại hiện trường là hai điện thoại iPhone 5 cùng với 10 triệu đồng tiền mặt nằm trong túi quần của người thanh niên khả nghi.
Tại trụ sở công an, người thanh niên khai tên Lê Anh Tuấn (20 tuổi ở Bà Rịa Vũng Tàu). Người được cho là bị hại tên Nguyễn Thanh Việt (ở Gia Lai).
Tuấn đã thừa nhận, anh ta có đăng thông tin bán iPhone 5 lên mạng cho một người anh. Việt có đọc được thông tin trên rồi giao dịch với Tuấn.
Chiều 10/10, cả hai người hẹn gặp nhau. Khi đã giao điện thoại và nhận tiền từ anh Việt, Tuấn đã tráo chiếc iPhone 5 chính hãng bằng một điện thoại iPhone 5 có xuất xứ từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Phát hiện bị lừa, Việt giữ Tuấn lại rồi kêu cứu. Công an phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo Tri thức
Những chủ nợ ở nhà thuê trong vụ vỡ nợ ở Lạng Sơn
Chỉ khi vợ chồng "con nợ 600 tỷ" bị bắt, những người hàng xóm với vợ chồng Trung - Liên mới vỡ lẽ bấy lâu họ đều là nạn nhân của vụ lừa đảo chưa từng có ở tỉnh biên giới Lạng Sơn.
Cả phố thành "chủ nợ"
Gần một tuần trôi qua sau khi vợ chồng Phạm Văn Trung - Tạ Bích Liên bỏ trốn và bị lưu giữ tại Công an TP.Lạng Sơn, những người dân hàng phố của cặp vợ chồng Trung - Liên vẫn chưa hết bàng hoàng. Từ bấy lâu họ đều là chủ nợ tiền tỷ của cặp vợ chồng lừa đảo nhưng... không ai biết ai.
Vợ chồng anh Trần Dũng - Nguyễn Kim Ngân (đường Bà Triệu, P.Hoàng Văn Thụ) những ngày qua sống trong trạng thái âu lo tột độ. Là một trong những chủ nợ tiền tỷ của cặp vợ chồng lừa đảo này, hiện họ đang đối mặt là số tiền 65 tỷ đồng đi thu gom, huy động của anh em, bạn bè sau đó cho vợ chồng Trung - Liên vay.
Một chủ nợ công bố giấy vay nợ của vợ chồng Trung - Liên.
Nỗi lo ấy không của riêng vợ chồng anh chị Dũng - Ngân. Khi công an đến nhà kiểm kê tài sản của cặp "vợ chồng lừa", bà con khu phố mới té ngửa hóa ra mình đều là nạn nhân. Ngoài vợ chồng anh Dũng - Ngân, bà Nguyễn Thị Hương là chủ nợ 60 tỷ. Khi hay tin con nợ của mình bỏ trốn và bị bắt, bà Hương bị sốc ốm liệt nằm nhà.
Tuy nhiên, hai "chủ nợ" này mới chỉ đứng thứ hai trong danh sách vay nợ của vợ chồng Trung - Liên. Người đứng "đầu bảng" là chủ một cửa hàng vàng bạc trên phố Trần Đăng Ninh với số tiền 128 tỷ đồng.
"Gần chục chủ nợ khác cho vay số tiền từ trên 10 tỷ đến hai, ba chục tỷ. Những chủ nợ dưới 10 tỷ lên đến con số vài chục người. Chủ nợ tiền trăm triệu, vài chục triệu, dưới một tỷ... có lẽ đếm không hết", ông Nguyễn Xuân Hải (63 tuổi), một trong rất nhiều chủ nợ dưới 10 tỷ, cho biết.
Theo ước tính ban đầu của các chủ nợ, số tiền mà vợ chồng Trung - Liên huy động đến thời điểm hiện tại lên đến con số 600 tỷ đồng. "Chỉ khi vụ việc bung bét, người dân mới vỡ lẽ, hóa ra ai cũng bị lừa mà chẳng ai biết ai, dù cả chủ nợ, con nợ... hàng chục năm nay đều là hàng xóm, cùng khu phố, nhà cách nhau chỉ vài bước chân. Càng nghĩ chúng tôi càng uất hận", ông Hải chua xót.
Những chủ nợ tiền tỷ ở nhà... thuê
Không ăn sung mặc sướng, không khoe mẽ giàu sang, nhà cao cửa rộng, vàng bạc, xe xịn,... vợ chồng "con nợ triệu đô" Trung - Liên trong con mắt của các chủ nợ là người sống khá kín tiếng và có phần giản dị.
Nằm ở mặt phố Bà Triệu (P.Hoàng Văn Thụ), khu phố nằm trong dự án quy hoạch khu đô thị mới của TP Lạng Sơn, ở tình trạng chuẩn bị di dời nên hầu hết đều là nhà cấp bốn, không ai xây nhà cao tầng. Điều đó khiến khu phố này có phần lụp xụp, tiêu điều đến vắng lặng, không mấy sầm uất như trong suy nghĩ về một thành phố buôn bán vùng biên mậu.
Dinh cơ của "vợ chồng siêu lừa" Trung - Liên cũng tương tự: ngôi nhà cấp bốn lợp mái ngói phibroximang, cửa xếp sắt bình thường rộng hơn 4 mét mặt tiền, chạy sâu chừng 20 mét. Trong những năm "làm ăn lớn", vợ chồng Trung - Liên mua được thêm hai lô đất khác ở ngay bên cạnh, cũng là nhà cấp bốn.
Ngoài một chiếc xe ô tô bình thường, vợ chồng Trung - Liên thuê một người giúp việc. Công việc làm ăn của cặp vợ chồng này cũng chỉ "người trong cuộc" biết, không linh đình biển hiệu, thành lập công ty này nọ, không phô trương thanh thế như những "con nợ" trong các vụ vỡ nợ tiền tỷ đã từng xảy ra từ trước đến nay.
Khoảng năm 2010, Trung - Liên bắt đầu theo nghề... đáo hạn ngân hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân đến kỳ trả nợ. Để tạo dựng uy tín, niềm tin ban đầu cho các chủ nợ, Tô Bích Liên thường trực tiếp đưa chủ nợ đi cùng mình trong những lần đến ngân hàng (trên địa bàn thành phố Lạng Sơn) để đáo hạn.
Chị Nguyễn Kim Ngân là một trong những nạn nhân đầu tiên của vợ chồng này. Ban đầu, chị Ngân hùn cho vợ chồng Liên - Trung 90 triệu đồng với lãi suất 4.000 đồng/triệu/ngày. Thời gian đầu, việc thanh toán tiền lãi của vợ chồng Trung - Liên rất sòng phẳng và đúng thời hạn. Sau những lần chứng kiến Liên đến ngân hàng thực hiện các giao dịch đáo nợ tiền trăm, tiền tỷ, niềm tin trong chị Ngân càng lúc càng gia tăng.
Chị Ngân cùng chồng đem tài sản, nhà đất, xe hơi của mình đi thế chấp cho ngân hàng thành một khoản lớn rồi hùn cho Trung - Liên vay. Lợi nhuận từ việc cho vay lãi giá cao khiên chị Ngân càng thêm tin tưởng, quyết định mở rộng đầu tư, làm ăn. Chị huy động tiền từ anh em, bạn bè và người khác theo hình thức đi vay rồi cho vợ chồng Trung - Liên vay lại hưởng chênh lệch.
"Tôi đi vay bên ngoài 2.000 đồng/triệu/ngày rồi cho vợ chồng Liên - Trung vay 3.000 đồng/triệu/ngày, hưởng chênh lệch 1.000 đồng/triệu/ngày. Theo thời gian, lãi mẹ đẻ lãi con, thấy vợ chồng Trung - Liên làm ăn uy tín, có thời điểm cuối năm hàng phố thấy họ mang xe ô tô chở hàng bao tải tiền về nhà cất giữ nên ai cũng tin. Ngoài đầu tư gốc, nhiều người chuyển luôn tiền lãi vào tái đầu tư, cho vay tiếp. Ngày này sang ngày khác, "số vốn" của mỗi người lên đến tiền chục, tiền trăm tỷ" , chị Ngân cho biết.
Ngôi nhà của vợ chồng Trung - Liên khóa cửa im ỉm kể từ khi bị công an thành phố Lạng Sơn bắt giữ.
Chị Ngân cho biết thêm: "Khi đã tạo được uy tín, việc làm ăn của chúng tôi với vợ chồng Trung - Liên nhiều khi chỉ cần "alo" qua điện thoại. Có nhiều lúc khách hàng của tôi cần vài tỷ, tôi gọi cho Liên thì chỉ tiếng đồng hồ sau là có ngay. Cứ qua lại nhiều lần như thế nên chẳng ai nghĩ có ngày vợ chồng Trung - Liên vỡ nợ".
Bi kịch của những "chủ nợ" trọng vụ vỡ nợ này là họ vừa là "chủ nợ" của Phạm Văn Trung - Tô Bích Liên nhưng đồng thời cũng là "con nợ" của nhiều người khác trong quá trình đi huy động vốn. Căn cứ duy nhất để chứng minh việc vay - mượn với vợ chồng Trung - Liên là tờ giấy vay tiền do Tô Bích Liên đứng ra ghi nợ, ký nhận, không có xác nhận của chính quyền sở tại.
"Nhiều nạn nhân tới đây phải ra đứng đường, "chết" theo vợ chồng Trung - Liên là chắc chắn bởi nhiều người đi cắm nhà đất, tài sản để cho vay, giờ con nợ trốn chạy chưa biết ngày nào mới đòi được tiền", ông Lê Anh Tuấn, "chủ nợ 4 tỷ", chia sẻ.
Tìm hiểu, trong số những nạn nhân của vợ chồng Trung - Liên, có những "chủ nợ" có hoàn cảnh khá bi kịch: Vay cả tiền của bệnh nhân chạy thận, tiền của bà góa, tiền của chị bán thịt lợn, chủ cửa hàng gội đầu, uốn tóc... từ các tỉnh khác tha hương lên TP.Lạng Sơn thuê nhà để làm ăn, buôn bán nhỏ lẻ.
Theo VietNamNet
Đường dây đưa 150 bánh heroin vào Hải Phòng Khi vận chuyển heroin, thuốc lắc từ Sơn La về Hải Phòng tiêu thụ, nhóm buôn ma túy tại đất cảng luôn mang theo vài khẩu súng ngắn trên ôtô. 11h ngày 5/11/2011, công an bắt quả tang Nguyễn Văn Bình và Chu Văn Duy đang vận chuyển ma túy bằng ôtô từ Sơn La về Hải Phòng tiêu thụ. Trong xe, công...