Kê thuốc kiểu ‘tháo khoán’ cho bệnh nhân
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa kết luận về những nội dung tố cáo của bà Bế Thị Ái Việt, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Thanh Nhàn về việc lãnh đạo bệnh viện làm sai nguyên tắc, gây thiệt hại cho nhà nước và người bệnh.
Bệnh viện Thanh Nhàn, nơi Thanh tra kết luận có nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng thuốc – Ảnh: Hoàng Trang
Dùng 1 viên/ngày, kê 200 viên/tháng
Theo kết luận của Thanh tra Sở Y tế, nội dung tố cáo của bà Việt về việc bệnh viện (BV) lập kế hoạch dự trù mua thuốc không sát thực tế, dẫn đến có lúc phải dùng quá nhiều, thậm chí kê đơn thuốc không an toàn cho bệnh nhân, là đúng.
Theo bà Việt, trong năm 2012, do nhập quá nhiều thuốc, làm tồn kho khoảng 20 tỉ đồng nên lãnh đạo BV đã chủ trương các khoa dùng thuốc theo kiểu “tháo khoán”. Đơn cử, những mặt hàng thuộc nhóm thuốc beta như Dorocardyl 40 mg (propranolol) đều được các bác sĩ kê cho bệnh nhân từ 100 – 200 viên/tháng, mặc dù bệnh nhân chỉ dùng 1 viên/ngày. Trong báo cáo gửi lãnh đạo BV cuối 2012, Khoa Dược nêu có khoảng 273 mặt hàng thuốc còn tồn, từ trên 5 tháng hoặc… hằng năm. Ngược lại, tính đến thời điểm kiểm kê vào ngày 30.11.2012, có tới hàng trăm chủng loại không có thuốc thay thế, với khoảng thời gian sử dụng đến 5 tháng.
Kết luận thanh tra cũng xác định một số nội dung tố cáo khác của bà Việt là đúng, như BV để thất lạc thuốc, chây ì trả nợ khiến công ty dược ngừng cấp thuốc, bổ nhiệm nhân sự sai nguyên tắc…
Tiếp tục tố cáo
Video đang HOT
Một trong những nội dung bà Việt tố có sai phạm nghiêm trọng nhất là việc đấu thầu thuốc tại BV. Theo đó, tháng 11.2011, lãnh đạo BV đã mời các công ty tham dự thầu gói thầu cung ứng thuốc 6 tháng cuối năm 2011 đến làm việc (sau khi gói thầu này đã được mở) để bổ sung thêm hồ sơ, đây là việc làm vi phạm nghiêm trọng luật Đấu thầu.
Cũng trong năm 2011, lãnh đạo BV Thanh Nhàn hủy kế hoạch mua thuốc của hội đồng thuốc, tự đưa vào danh mục đấu thầu thuốc theo tên biệt dược (một hình thức chỉ định thầu có riêng cho ngành y tế) 27 mặt hàng thuốc chưa bao giờ được sử dụng tại BV, không có khoa lâm sàng nào đề nghị sử dụng. Chỉ tính riêng 6/27 thuốc trong danh mục thuốc này, trị giá đã hơn 5 tỉ đồng.
Đáng chú ý, bà Việt cho rằng lãnh đạo BV đã chỉ định thầu nhiều loại thuốc có giá cao hơn bình thường, như mức giá trúng thầu đối với thuốc Rigofin 1 gr là 82 nghìn đồng/lọ, trong khi giá loại thuốc này trúng thầu tại BV Bắc Giang và BV Bạch Mai chỉ hơn 62 nghìn đồng/lọ; gây thiệt hại cho bệnh viện hơn 700 triệu đồng…
Qua xác minh, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho rằng nội dung tố cáo về đấu thầu nói trên của bà Việt chưa chính xác. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho rằng BV Thanh Nhàn để mất dự trù thuốc 6 tháng cuối năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 của các khoa lâm sàng là không đúng quy định về lưu trữ hồ sơ văn bản.
Trao đổi với PV chiều qua, bà Việt cho biết đang tiếp tục gửi đơn tố cáo lần 2 tới các cơ quan chức năng TP vì không đồng ý toàn bộ kết luận thanh tra và cho rằng kết luận này có biểu hiện bao che sai. Bà Việt cũng cho rằng trong hoạt động đấu thầu tại BV “có dấu hiệu lợi ích nhóm”, từ năm 2011 bà đã phát hiện một số vi phạm và cảnh báo, nhưng không được lãnh đạo BV chấp nhận, còn loại bà khỏi hoạt động đấu thầu.
Để làm rõ thêm vụ việc, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Văn Đức, người ký thông báo kết luận thanh tra để làm rõ thêm sự việc, nhưng ông Đức từ chối và “đẩy” sang Giám đốc Sở Y tế.
Theo TNO
Cố ý cắt, ghép gây thất thoát hơn 15.000 phim X-quang
Sau khi Báo Lao Động có loạt bài điều tra về việc BV thu lợi bất chính từ cắt ghép tráo phim, ăn cắp giờ công để mổ dịch vụ tại BV Chấn thương-Chỉnh hình TPHCM, Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành thanh tra và phát hiện nhiều sai phạm ở BV này...
Bác sĩ ăn cắp giờ công, "đua nhau" mổ dịch vụ
BV Chấn thương-Chỉnh hình TPHCM được xếp hạng chuyên khoa đầu ngành hạng nhất và lâu nay được đánh giá là hạt nhân trong mạng lưới chấn thương-chỉnh hình của cả nước. BV với 450 giường nội trú và 1.000 giường bệnh ngoại trú điều trị chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình.
Thống kê trong năm 2012, số lượng bệnh nhân đến điều trị nội trú trên 38.000 với 17.253 bệnh nhân cấp cứu. BV thực hiện 34.176 phẫu thuật với phẫu thuật loại đặc biệt là 4.017 và 26.681 phẫu thuật cấp cứu. Số lần chụp X-quang lên đến 715.283 (nội trú 181.374 lần). Chính vì số lượng bệnh nhân quá lớn và lượng bệnh nhân chỉ định chụp X-quang khổng lồ đã phát sinh nhiều tiêu cực tại đây như tráo, cắt xén phim và ăn cắp giờ công để mổ yêu cầu (mổ dịch vụ) bỏ túi riêng.
Theo số liệu của BV cung cấp cho đoàn thanh tra, số lượng mổ yêu cầu tại BV luôn cao gấp nhiều lần so với mổ chương trình. Cụ thể, tháng 10.2010 mổ yêu cầu: 1.017 (chương trình: 523); tháng 10.2011 mổ yêu cầu 1.279 (chương trình: 600); tháng 6.2012 mổ yêu cầu 1.470 (chương trình: 670).
Tuy nhiên, theo thực tế từ sổ phẫu thuật mà đoàn kiểm tra đã phát hiện con số mổ yêu cầu cao hơn con số mà BV đã cung cấp rất nhiều. Cụ thể: tháng 10.2010 mổ yêu cầu: 1.144 (mổ chương trình: 500); tháng 6.2012 mổ yêu cầu: 1.537 (mổ chương trình: 634). Mặc dù có sự chênh nhau nhưng kết quả tổng hợp đã cho thấy, tỉ lệ mổ yêu cầu tại BV chiếm tỉ lệ rất cao - khoảng 70% trong tổng số trường hợp phẫu thuật tại BV.
Theo nhận định của thanh tra, đa số trường hợp phẫu thuật theo yêu cầu được thực hiện vào những ngày làm việc trong tuần.
Theo phản ánh của nhiều người bệnh, việc phẫu thuật tại BV Chấn thương-Chỉnh hình, TPHCM lâu nay nếu thực hiện theo chương trình thì phải đợi mất 1-2 tháng, trong khi mổ dịch vụ thì có thể sắp xếp trong tuần và có khi trong ngày. Lợi dụng BV quá tải nên nhiều BS đã hướng bệnh nhân chuyển sang mổ dịch vụ bất kể người bệnh giàu-nghèo.
Thủ đoạn tráo phim A sang B
Theo tố cáo của các BS, khoa Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA), BV Chấn thương-Chỉnh hình: "Các BS Hồ Văn Thạnh - Trưởng khoa CĐHA, ông Phạm Thanh Hải - Phó khoa và kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh có hành vi tham ô tài sản. Cụ thể, từ năm 2007 đến nay, nhóm ba người của khoa CĐHA đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép phim, cắt phim, đổi phim, gian lận phim trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân. Mỗi tháng khoa này ăn gian người bệnh gần 250 triệu đồng.
Lợi dụng bệnh viện quá tải để hướng bệnh nhân mổ dịch vụ.
Việc gian lận được thực hiện bằng hai cách: Đánh tráo phim X-quang (thu tiền của bệnh nhân với giá phim loại A, nhưng lại chụp bằng phim loại B rẻ hơn) và lắp ghép phim (người bệnh đóng tiền chụp cho hai phim, nhưng khoa chụp ghép nhiều bộ phận cơ thể cần chụp trên 1 phim, rồi cắt nhỏ phim ra đưa cho bệnh nhân)".
Sau khi có đơn tố cáo và báo chí lên tiếng, Thanh tra sở đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên phim chụp cho bệnh nhân ngoại trú còn lưu trữ trong tháng 10.2011 (những trường hợp này bệnh nhân không mang phim về) và ghi nhận có 444 trường hợp đổi phim (A thành B) trong tổng số 1.126 tờ phim lưu -chiếm tỉ lệ 39,43%.
Theo Thanh tra Sở Y tế: "Qua đối chiếu số lượng phim, tỉ lệ các loại phim A, B giữa số liệu thu viện phí của phòng Tài chính kế toán và báo cáo sử dụng phim của khoa Chẩn đoán hình ảnh cộng với kiểm tra thực tế đã có nhiều điểm khác biệt, điều này cho thấy có sự cố ý tráo đổi kích thước phim in ra gây thiệt hại cho cả BV và bệnh nhân.
Chỉ trong 5 tháng cuối của năm 2011, đoàn thanh tra phát hiện mỗi tháng có khoảng hơn 2.000 phim bị cắt ghép. Bên cạnh đó, phía BV cũng làm thất thoát hơn 15.000 phim X-quang trong 3 năm từ 2010 đến 2012.
TS-BS Bùi Minh Trạng - Chánh Thanh tra Sở Y tế - cho biết, việc cắt ghép và tráo đổi phim có thể đã diễn ra từ lâu và không chỉ tồn tại ở riêng BV Chấn thương-Chỉnh hình, mà còn nhiều BV khác. Sắp tới, Sở Y tế sẽ tiến hành thanh tra đồng loạt tất cả các bệnh viện trên địa bàn để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm có liên quan đến các vấn đề nêu trên.
Điều đáng nói, BV Chấn thương-Chỉnh hình đã phủ nhận các sai phạm trước kết luận thanh tra của sở. Để làm rõ sai phạm gây thất thoát phim X-quang tại khoa Chẩn đoán hình ảnh và các nội dung khác có liên quan, Sở Y tế đã kiến nghị UBND TP chuyển thanh tra thành phố tiến hành thanh tra toàn bộ hoạt động của BV Chấn thương-Chỉnh hình.
Theo Laodong
Bị buộc đóng cửa, chủ cơ sở giăm bông bẩn vẫn dửng dưng sản xuất Mặc dù vừa bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM buộc đóng cửa vì sản xuất quá bẩn và không phép, thế nhưng trong lúc thanh tra chưa xử lý xong, chủ cơ sở sản xuất giăm bông bẩn hôm nay tiếp tục hoạt động. Mới vừa ký vào biên bản sai phạm, bà Hân (áo sọc, bên phải) lại tiếp tục sai...