Kẻ thù đáng sợ nhất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Đó không phải là những tướng lĩnh quân đội tham gia đảo chính, mà lại là một đồng minh cũ thân cận của ông Erdogan.
Erdogan và Gulen đã trở thành kẻ thù của nhau.
Sau cuộc đảo chính quân sự bất thành ngày 15.7 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Erdogan đã lên tiếng cáo buộc đối thủ “không đội trời chung” Fethullah Gulen là người đứng sau giật dây. Vì sao ông Erdogan quả quyết như vậy?
Hiện nay, xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đang bị chia rẽ nghiêm trọng giữa một bên là những người theo chủ nghĩa thế tục và bên kia là những người Hồi giáo. Chủ nghĩa thế tục được Mustafa Ataturk, nhà lập quốc Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại phổ biến rộng rãi đầu thế kỉ 20. Chủ nghĩa này nhấn mạnh vào sự tách biệt giữa chính trị và tôn giáo. Ngược lại, Tổng thống Erdogan đứng đầu đảng cầm quyền AKP có khuynh hướng Hồi giáo mạnh mẽ.
Sự đối đầu của những người ủng hộ giáo sĩ Gulen (trong đó có một số tướng lĩnh cấp cao trong quân đội) và Tổng thống Erdogan đại diện cho cuộc chiến không khoan nhượng của chủ nghĩa thế tục và thế giới Hồi giáo. Cuộc chia rẽ này đang khiến đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông lâm vào tình cảnh khốn đốn.
Giáo sĩ Gulen là ai?
Nhà truyền giáo 75 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ tới Mỹ năm 1999 và định cư ở thành phố Saylorsburg bang Pennsylvania. Ông ít khi trò chuyện với báo chí và từ chối cuộc phỏng vấn của đài CNN 4 năm trước.
Những người ủng hộ giáo sĩ Gulen miêu tả ông là một người ôn hòa, thích đối thoại để giải quyết mâu thuẫn. Năm 1990, ông từng gặp gỡ Giáo hoàng John Paul II tại tòa thánh Vatican.
Giáo sĩ Gulen có nhiều tín đồ trung thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người được gọi là “Gulenist”. Những tín đồ này là thành viên của phong trào Hizmet do Gulen khởi xướng. Theo Washington Post, cựu chỉ huy lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ, tướng Akin Ozturk là “kẻ đầu sỏ vụ đảo chính”. Có nhiều bằng chứng được báo chí Thổ Nhĩ Kỳ công bố cho thấy mối liên hệ giữa Akin, người mới bị bắt sau vụ đảo chính, và phong trào Hizmet của Gulen.
Hizmet là phong trào toàn cầu được Gulen truyền cảm hứng và theo như tờ New York Times, “đây là một nhánh thân phương Tây ôn hòa của dòng Hồi giáo Sunni, thu hút nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ có học vấn và vị trí cao trong xã hội”.
Những tổ chức phi chính phủ được thành lập từ phong trào Hizmet gồm hàng trăm trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, cơ sở tín ngưỡng và được cho là nhằm giải quyết những vấn đề nội tại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Gulen và phong trào của ông đã mở rộng mạng lưới khắp toàn cầu và hoạt động mạnh về giáo dục ở hơn 100 quốc gia. Tại Mỹ, những trung tâm như trường công Harmony do các tín đồ của Gulen quyên tiền xây dựng. Đây là ngôi trường lớn nhất trong hệ thống Gulen tại Mỹ, đặt ở bang Texas.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các tín đồ Gulen sở hữu nhiều kênh truyền hình riêng, những tờ báo số lượng ấn bản lớn nhất cả nước, nhiều mỏ vàng và một ngân hàng. Phong trào được cho là có ảnh hưởng tới lực lượng cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ và các cơ quan tư pháp, bị chính phủ đương nhiệm cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia.
Gulen: Người đứng đằng sau vụ đảo chính hay kẻ bị đổ tội oan?
Sáng 16.7, Tổng thống Erdogan tuyên bố âm mưu đảo chính đã bị đập tan và sẽ trừng phạt những kẻ có liên đới.
“Tôi kêu gọi nước Mỹ và Tổng thống Barack Obama. Thưa ngài tổng thống, tôi đã nói với ông trước đây. Hãy bắt giữ ngay Fethullah Gulen hoặc đưa ông ta trở về Thổ Nhĩ Kỳ. Ông không nghe lời tôi. Tôi yêu cầu một lần nữa, sau vụ đảo chính quân sự lần này. Hãy trục xuất người đàn ông này tới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu chúng ta là đối tác chiến lược của nhau, hãy làm những gì cần phải làm”, ông Erdogan nhấn mạnh.
Trong bài phát biểu sau đó, Gulen từ chối liên quan tới âm mưu đảo chính và cho rằng mọi chuyện đã bị dàn dựng: “Là người trải qua nhiều cuộc đảo chính quân sự trong 50 năm qua, đây là sự xúc phạm ghê gớm khi buộc tội tôi dính líu tới các hành vi âm mưu lật đổ. Tôi thẳng thừng chối bỏ mọi cáo buộc”.
Những người ủng hộ giáo sĩ Gulen từ Liên minh Giá trị chung vì Sự phát triển ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ông không hề dính líu tới vụ đảo chính: “Trong 40 năm qua, giáo sĩ Fethullah Gulen và các tín đồ phong trào Hizmet đã thể hiện sự nhiệt huyết và tận tâm với hòa bình, dân chủ. Chúng tôi lên án hành vi can thiệp quân sự vào nội tình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ. Những bình luận của phe thân Tổng thống Erdogan là vô trách nhiệm”.
Không phải cáo buộc đảo chính lần đầu
Chính quyền Ankara từng cáo buộc giáo sĩ Gulen âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ tháng 1.2014 nhưng bất thành. Ông Erdogan so sánh Gulen và những tín đồ phong trào Hizmet là “vi khuẩn và sát thủ”.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN, một quan chức cao cấp của đảng cầm quyền AKP gọi phong trào của giáo sĩ Gulen là “cột trụ thứ năm” tác động và xuyên phá tới lực lượng cảnh sát nước này.
Khi cuộc binh biến năm 2014 diễn ra, trong cuộc phỏng vấn qua thư điện tử với từ Wall Street Journal, giáo sĩ Gulen phản đối sự liên quan tới âm mưu chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ: “Chúng tôi sẽ không bao giờ tham gia vào âm mưu chống lại những người đang điều hành đất nước”.
Gulen và Erdogan: Kẻ thù “không đội trời chung”
Sự căm thù giữa Gulen và Erdogan mới xuất hiện gần đây. Trong quá khứ, phong trào Gulen từng là một thế lực ủng hộ Erdogan rất mạnh mẽ.
Thời điểm đó, việc chỉ trích phong trào Gulen là một sự mạo hiểm tính mạng. Tác giả Ahmet Sik từng bị ngồi tù hơn một năm vì chỉ trích Gulen là “tài trợ khủng bố”. Trong cuốn sách mang tiêu đề “Đội quân của thầy tế”, Ahmet đã chỉ trích phong trào do Gulen khởi xướng.
Giờ khi ra tù, tác giả Ahmet nói rằng mối quan hệ thân tín giữa hai lãnh đạo Hồi giáo quyền lực nhất Thổ Nhĩ Kỳ – Erdogan và Gulen – đã trở thành cuộc đối đầu không khoan nhượng.
“Đây chẳng khác gì một cuộc hôn nhân cưỡng ép và cuộc chiến xảy ra khi có người muốn làm chủ gia đình và li dị là điều khó tránh khỏi”, Ahmet ví von. “Một mặt, cộng đồng Gulen có quyền lực đủ sức phá hủy chính quyền mạnh nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngụy trang cho việc bảo vệ cộng đồng và diệt trừ mọi mầm mống dân chủ được khơi mào từ Gulen”.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị cô lập sau cuộc đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị cô lập trong cộng đồng quốc tế, kể cả chuyện mất tư cách thành viên NATO. Các lãnh đạo thế giới còn cảnh báo Tổng thống Erdogan không nên "đi quá xa" sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15-7.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể không đáp ứng được "yêu cầu tôn trọng dân chủ" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu nước này không tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật sau cuộc đảo chính thất bại, Independent dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Brussels (Bỉ) hôm 18-7.
Sau cuộc đảo chính bất thành, Tổng thống Erdogan thực hiện chiến dịch thanh trừng quy mô lớn. Nguồn: Telegraph
Sau vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15-7, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chiến dịch thanh trừng quy mô lớn. Hàng ngàn người bị bắt và sa thải vì nghi ngờ dính líu tới âm mưu đảo chính.
Ông Erdogan đã mô tả những người tổ chức đảo chính là "tế bào ung thư" cần bị "loại bỏ" khỏi các cơ quan công quyền. Điều này đã khiến cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lo ngại.
Tờ Telegraph cho hay theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đứng trước nguy cơ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế, kể cả chuyện bị NATO trục xuất khỏi khối. Còn EU đang cân nhắc việc cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên minh.
Giới lãnh đạo NATO khẳng định rằng cam kết "đảm bảo dân chủ, trong đó có việc chấp nhận sự khác biệt" là một trong năm yêu cầu cốt lõi đối với các thành viên trong liên minh. Tuy nhiên, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng "còn quá sớm" để khẳng định chiến dịch thanh trừng của ông Erdogan sẽ khiến nước này mất tư cách thành viên trong NATO.
Tại cuộc họp báo chung với Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini, ông Kerry nói rằng Mỹ "đứng về phía các nhà lãnh đạo được bầu ở Thổ Nhĩ Kỳ" nhưng đồng thời hối thúc chính phủ nước này "giữ vững các tiêu chuẩn cao nhất trong việc tôn trọng các thể chế dân chủ và luật pháp của đất nước".
Bà Mogherini cũng cảnh báo rằng những nước thực thi án tử hình sẽ không được phép gia nhập EU, trong khi đó ông Kerry khẳng định "NATO cũng có yêu cầu tương tự về dân chủ", theo Washington Post.
Người dân lao vào chặn một chiếc xe tăng trong đêm đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Telegraph
"Mỹ ủng hộ việc đưa những kẻ đảo chính ra trước công lý nhưng chúng tôi cũng cảnh báo những hành động vượt quá giới hạn và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy tắc dân chủ" - ông Kerry nói.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã khẳng định chính quyền của ông Erdogan sẽ tôn trọng nền dân chủ, trong khi Ngoại trưởng Mỹ nói rằng NATO có tiêu chuẩn riêng về dân chủ và "sẽ đánh giá kỹ lưỡng những gì đang xảy ra" ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo Telegraph.
Về phía EU, phát ngôn viên Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo rằng các cuộc đàm phán để xem xét việc cho phép Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên minh sẽ kết thúc nếu Ankara khôi phục án tử hình.
Sau đêm đảo chính bất thành hôm 15-7, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ khoảng 6.000 sĩ quan, binh sĩ quân đội và thẩm phán, công tố viên trên khắp cả nước. Hôm 18-7, 8.000 cảnh sát đã bị sa thải vì bị nghi ngờ có liên quan đến đảo chính. Ông Erdogan tuyên bố những người tham gia đảo chính "phải trả giá" và chính phủ có thể khôi phục án tử hình để trừng phạt những "kẻ phản bội".
THÁI LAI
Theo PLO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: "Cuộc đảo chính là món quà của Chúa" Cuộc đảo chính thất bại không thể lật đổ được Tổng thống Erdogan, mà còn giúp ông Erdogan tăng cường sức mạnh. Được lập nên bởi một nền dân chủ, nhưng liệu Tổng thống Erdogan có đang bảo vệ cho nền dân chủ đó? Sau thất bại của nhóm quân đội đảo chính, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hứa sẽ xây dựng "một...