Kẻ thù của tim mạch
Để có một trái tim khỏe mạnh, người bệnh cần phải tránh xa các kẻ thù gây hại và có một chế độ ăn uống, luyện tập thư giãn hợp lý.
Căng thẳng (Stress)
Tiến sĩ Tom Russ từ Trung tâm nghiên cứu Alzheimer Scotland của ĐH Edinburgh, Anh cho biết: “Tâm lý căng thẳng có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn”. Khi cơn bực bội xuất hiện đột ngột, bạn sẽ bị căng thẳng tâm lý cấp gây ra những kích thích đột ngột làm cho hoạt động tim trở nên khó khăn, máu khó lưu thông lên não. Khi đó, cơ chế bảo vệ tim giảm, mất sự ổn định về điện học làm tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim dẫn đến đột tử.
Để giảm bớt căng thẳng, bạn nên học cách thở đều và sâu để giúp lồng ngực mở rộng hoàn toàn tập thể dục thường xuyên, điều độ, 30-45 phút và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày nên giữ thói quen ngủ trưa vừa phải để buổi tối có giấc ngủ sâu. Khi ngủ sâu, hơi thở, nhịp tim và cả huyết áp đều sẽ ở mức thấp nhất sẽ giúp bạn giảm được stress.
Thuốc lá
Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm nồng độ serotonin trong não của bạn tăng nhẹ. Khi tình trạng này kéo dài, bạn sẽ rất dễ bị stress. Ngoài ra, nicotin còn gây kích thích sự bài tiết của epinephrine vào máu khiến tim làm việc mạnh hơn, làm co mạch máu gây tăng huyết áp, trương động mạch, tạo cảm giác khó thở, tực ngực, đau ngực cho người bệnh tim.
Nếu sử dụng quá nhiều nicotin vào máu, nó làm giảm khả năng chuyên chở dưỡng khí của hồng huyết cầu và cũng làm tổn thương và xơ cứng thành mạch máu, làm tăng nguy cơ bị các cơn kích tim, đau tim dẫn tới đột quỵ.
Để bảo vệ quả tim, bạn nên tránh xa thuốc lá và các chất kích thích chứa caffein. Nếu là người nghiện thuốc lá, bạn nên cố gắng bỏ bằng cách nhai kẹo cao su giúp cai nghiện thuốc lá hoặc uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
Rượu và đồ uống có cồn
Video đang HOT
Rượu và đồ uống có cồn có thể gây tác hại trực tiếp trên cơ tim, nhất là tâm thất bên trái và có thể dẫn đến suy tim. Một nguyên nhân khác là do trong khẩu phần ăn của những người nghiện rượu thường thiếu vitamin B1, và sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến suy tim. Người ta gọi những trường hợp này là bệnh cơ tim do rượu.
Vì vậy, nếu bị bệnh tim, bạn nên cai rượu hoàn toàn là tốt nhất. Nếu không, thì có thể uống một chút rượu vang, mỗi ngày khoảng 50ml. Thành phần rượu vang đỏ có các chất chống quá trình oxy hóa và giúp bảo vệ mạch máu và trái tim.
Mỡ động vật và đồ ăn nhanh
Mỡ, gan, óc, thận, nội tạng… động vật là những thực phẩm chứa nhiều cholesterol rất không tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Ăn nhiều thức ăn này, bạn sẽ dễ bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Cả hai chứng bệnh này sẽ làm ảnh hưởng tới sức co bóp của cơ tim, gây suy tim. Trong khi đó, đồ ăn nhanh có chứa nhiều Trans fat – loại chất béo nguy hiểm, làm tăng mức cholesterol xấu, gây đông máu, tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín khiến máu không thể lưu thông, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật chiết xuất từ hạt đậu nành …
Do đó, bạn nên ăn các thực phẩm nhiều vitamin như rau quả, thực phẩm ít béo, hải sản hạn chế tối đa việc ăn nội tạng, thay thế các loại mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như: dầu hướng dương, dầu đậu nành. …
Muối
Đối với người mắc bệnh tim mạch, muối luôn là loại thực phẩm cần hạn chế. Việc nêm nếm thức ăn quá nhiều vị mặn sẽ khiến cho người bệnh tim mạch bị tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi những cơn đau tim. Vì khi ăn nhiều muối, nước sẽ được giữ lại trong lòng mạch làm tăng thể tích máu lưu thông, làm tăng áp lực máu trong lòng mạch dẫn tới suy tim, phù tim, gây tăng các cơn co thắt tim làm người bệnh mệt mỏi, lên cơn đau tim.
Bạn nên tập ăn nhạt và tránh các thực phẩm khô như: cá khô, thịt muối, nước mắm, các loại muối dưa, muối cà… và chỉ nên ăn từ 6-10g muối/ ngày.
Thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường sẽ tác động trực tiếp tới quá trình co bóp của tim khiến việc lưu thông máu không thông suốt, dễ bị đứt quãng, tắc nghẽn gây ra những cơn đau tim, đột quỵ. Thậm chí, áp suất khí quyển dao động cũng có thể khiến những người đang bị bệnh tim dễ bị tăng hồng cầu, máu bị đông cục dẫn tới nhồi máu cơ tim… Ngoài ra, người đang bị tim mạch sẽ dễ bị nặng hơn khi thường xuyên hít phải khói bụi bẩn.
Bạn nên bảo vệ cơ thể cẩn thận trước những thay đổi của thời tiết, khi ra ngoài môi trường có khói bụi nhiều, bạn nên đeo khẩu trang và nên tránh ra ngoài khi trời nắng nóng, nhất là vào giữa trưa không nên nằm ngủ với nhiệt độ điều hòa quá thấp, nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 24-250C.
Cái Lân (Theo Sống Khỏe, ảnh web MD)
Tăng huyết áp sát thủ thầm lặng
Từ lâu tăng huyết áp được coi là một căng bệnh rất "âm thầm" vì nó không hề có bất cứ triệu chứng nào rõ rệt trước khi phát bệnh.
Thực tế có rất nhiều người lầm tưởng đây chỉ là căn bênh khá đơn giản nhưng ít ai biết được đây là nó sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim nếu không được điều trị đúng cách và tận gốc.
Các dấu hiệu của tăng huyết áp
Trên thực tế, hầu hết mọi người đều mơ hồ hiểu được bệnh tăng huyết áp là gì nhưng ít ai hiểu được cơ chế phát bệnh của nó. Bệnh tăng huyết áp sẽ xuất hiện khi áp lực chảy của máu chèn ép lên các thành động mạch, khi áp lực này quá cao, nó sẽ tăng khối lượng làm việc của tim từ đó gây nên những tổn thương đến với thành động mạch, là nguy cơ gây nên các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch như đột quỵ, tai biến,...
Thông thường triệu chứng phát bệnh thường rất sơ sài, và ít được người bệnh chứ ý như : nhức đầu kéo dài, chóng mặt ù tại, mất cân bằng khi di chuyển, cảm giác nặng ngực khó thở,.... Cách tốt nhất để nhận biết bệnh tăng huyết áp và theo dõi tình trạng căn bệnh này là đo huyết áp đúng phương pháp bằng huyết áp kế. Với phương pháp này bạn có thể tự đo tại nhà hoặc đo tại các phòng khám gần nhất.
Làm gì để giảm nguy cơ tăng huyết áp
Để phòng ngừa và giảm tăng huyết áp, chúng ta cần lưu ý kiểm soát mức cân nặng cơ thể để giảm các nguy cơ béo phì . Đối với các bệnh nhân đã mắc bệnh béo phì thì cần phải có chế độ ăn kiêng thich hợp ít đường, hạn chế các chất béo từ mỡ động vật và thay thế bằng dầu thực vật, đặc biệt là các loại dầu chiết xuất từ đậu nành, mè, hướng dướng dương và dầu cám gạo.
Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, đặc biệt là dầu đậu nành
Người bị mắc bệnh cao huyết áp, hay đã từng có triệu chứng cao huyết áp trước đó cần giảm lượng muối dung nạp trong khẩu phần ăn, tốt nhất là không quá một muỗng cà phê trong một ngày. Ngoài ra, cần uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó chúng ta cần tạo thói quen có một nếp sống lành mạnh, tránh rượu bia thuốc lá, thường xuyên vận động tập thể dục để điều hòa tốc độ lưu thông của máu trong cơ thể
Cái Lân (theo Web MD)
Thực phẩm 'khóa' cholesterol Ảnh: Internet Ảnh: SS Theo PNO