“Kẻ thù” của sức khỏe trong cuộc sống hiện đại
Sóng điện thoại di động, sóng điện từ, ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn… đang là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của chúng ta hiên nay.
Những đe dọa vô hình này không làm đau ai nhưng đang từ từ giết chết hàng nghìn người châu Âu mỗi năm.
Ô nhiêm không khi
Ô nhiễm không khí là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của công dân ở các đô thị lớn. Mỗi ngày, một người trưởng thành hít thở từ 10.000 đến 20.000 lít không khí, vì vậy 2 lá phổi không chỉ hít lấy oxy mà còn vô số các loại khí thải khác từ các phương tiện giao thông, các nhà máy…
Vì thế, ngày càng có nhiều người nhiễm các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, dị ứng, hen suyễn cũng như ung thư phổi. Các loại khí độc đi vào máu, tác động lên các mạch và động mạch, anh hương chức năng của tim, ngăn chặn lưu thông máu lên não dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như giảm miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Theo Isabelle Annesi – Maesno – nhà nghiên cứu tại khoa y, Đai hoc Pierre et Marie Curie (Phap) thì rõ ràng la trái với nhiều người vẫn nghĩ, ô nhiễm không khí ở các đô thị sẽ không bao giờ giảm, đặc biệt, khi các mạng lưới vận tải công cộng ngày càng phát triển.
Ô nhiêm tiêng ôn
Video đang HOT
Còn một hiểm họa nữa đang đe dọa sức khỏe của con người đó là tiếng ồn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 5 người châu Âu thì có một người tiếp xúc với các loại tiếng ồn có tần số gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tiếng ồn của các loại phương tiện giao thông làm chúng ta mất ngủ vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, khiên cho ban ngày chúng ta sẽ bị lơ mơ, khó chịu, mất tập trung.
Ngoài ra, chứng mất ngủ còn gây ra các bệnh về huyết áp và tim mạch. Yves Cazals – nhà nghiên cứu của Đai hoc Aix – Marseille (Phap) cho biết: “Tai con người chỉ chịu được những tiếng ồn không quá 30deciben” và cảnh báo rằng hiện nay cứ 1/10 người sử dụng máy nghe nhạc có nguy cơ bị các bệnh về thính giác.
Song điên tư
Cac loại sóng điện từ đang tác động lên chúng ta hiện nay cung la môt yêu tô anh hương sưc khoe trâm trong. Điện áp, thiết bị điện và điện tử phát ra sóng với tần số thấp. Các loại sóng từ này tác động lên cơ bắp và hệ thần kinh của con người.
Sóng ăng – ten và điện thoại di động được thu, phát trong phạm vi sóng vô tuyến. Các sóng này khi vào cơ thể sẽ kích thích sự hoạt động của các phân tử nước dẫn đến phá vỡ các chức năng của tế bào do nhiệt sinh ra trong khi chuyển động.
“Chưa có nghiên cứu nào cho thấy sóng điện thoại tăng nguy cơ ung thư não” Catherine Yadin – Bác sỹ, giáo sư của Đại học Limoges (Phap) cho biết.
Nhưng tại sao khi nghe điện thoại nhiều, tai ta bị nóng lên? ” Không chỉ điện thoại di động mà tất cả các thiết bị điện tử đều có chức năng cản khí, vì thê tai chúng ta nóng lên khi nghe điện thoại quá lâu” Yves Le Drean – Viện nghiên cứu sức khỏe, môi trường và việc làm tại Rennes giải thích.
Theo VNE
Việt Nam cải tiến "sát thủ" bắt máy bay tàng hình
Các cán bộ Sư đoàn Phòng không 363 đã thực hiện nhiều cải tiến góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga.
Kolchuga là hệ thống trinh sát điện từ thụ động do Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Donetsk và Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrainae Ukrspetsexport.
Đây được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả. Nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng điện từ (thiết bị vô tuyến liên lạc, radar hoạt động sinh ra) phát từ máy bay. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ.
Mỗi hệ thống trinh sát điện từ Kolchuga gồm: 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km; 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu.
Các thành phần hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga.
Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Kraz 6x6.
Tính toán trên lý thuyết, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ukraine mua 4 hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga với tổng giá trị 54 triệu USD. Việc chuyển giao được hoàn tất trong năm 2012.
Một trong số các hệ thống Kolchuga đã được giao cho Sư đoàn Phòng không 363 (Quân chủng Phòng không - Không quân) khai thác sử dụng. Không những duy trì hoạt động tốt các khí tài trinh sát tối tân này, trong những năm qua Sư đoàn 363 còn thực hiện các đề tài cải tiến nâng cao khả năng hoạt động của Kolchuga. Điều này đã được tiết lộ trong bài viết đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân với tựa đề: Chủ động nghiên cứu cải tiến, đồng bộ và tích hợp sử dụng vũ khí, khí tài phòng không.
Việt Nam đã mở rộng bộ nhớ Kolchuga hạn chế tối đa việc "treo máy" khi khai thác sử dụng.
"... Đề tài mở rộng dung lượng bộ nhớ radar Kolchuga do Trung tá Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn radar 295 chủ trì; cải tiến hệ thống điều khiển máy lạnh radar Kolchuga do Đại úy Nguyễn Trung Hậu, Phó chủ nhiệm kỹ thuật Trung đoàn radar 295 thực hiện...", bài báo cho biết.
Đại tá Lê Ngọc Bảo, Chủ nhiệm Kỹ thuật Sư đoàn Phòng không 363 đánh giá. "....Việc mở rộng dung lượng bộ nhớ radar Kolchuga đã khắc phục được tình trạng "treo máy" của khí tài do bộ nhớ của hệ thống thấp. Cán bộ kỹ thuật của Trung đoàn 295 đã tìm các giải pháp kỹ thuật phù hợp, từ lắp thêm RAM song song, tiến tới thay thế hoàn toàn RAM mới. Quá trình thực hiện có khảo sát, thử nghiệm, bảo đảm được sự tích hợp hệ thống để radar hoạt động ổn định, khắc phục những khó khăn phát sinh từ thực tế sử dụng. Đối với việc cải tiến hệ thống điều khiển máy lạnh radar Kolchuga có ý nghĩa lớn về kinh tế, vì nếu hệ thống máy lạnh không hoạt động, dẫn đến các thiết bị, linh kiện của ra-đa nhanh chóng hư hỏng. Cán bộ kỹ thuật của đơn vị đã nghiên cứu, tìm hiểu, tổ chức thiết kế lắp đặt, thay thế hệ thống điều khiển máy lạnh của radar".
Qua thực tế hoạt động, hệ thống mới cải tiến có độ ổn định cao, phù hợp điều kiện khai thác, sử dụng của quân chủng. Hệ thống Kolchuga cải tiến được nghiệm thu, đưa vào sử dụng từ tháng 7/2013.
Theo Kiến Thức
Nhuộm màu sóng điện thoại di động trong đô thị Mỹ Một nghệ sĩ người Mỹ nhuộm màu các loại sóng di động và wifi trong thành phố New York và Chicago dựa theo bản đồ phủ sóng của các chuyên gia máy tính. Nghệ sĩ Nickolay Lamm mở ra cái nhìn hoàn toàn mới về thành phố New York và Chicago bằng cách nhuộm màu các loại sóng di động trong thành phố....