Kẻ tham lam sa lưới sau 10 năm lẩn trốn
Bị cáo Lợi bị bắt sau 10 năm trốn truy nã.
Trong khi đồng phạm “ẵm” án thì Lợi đã “cao chạy xa bay”, “ăn” máy in của Cty nhưng gã không thoát sau 10 năm sống chui lủi…
Lê Văn Lợi, SN 1978, trú tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội, khai, cách đây 10 năm, Lợi cùng đồng hương Lưu Trường Phúc, SN 1978 và Lương Thị Thu Hằng, SN 1976, trú tại thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội, được tuyển vào làm việc tại Cty TNHH Cannon Việt Nam, trụ sở tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội. Cả 3 được giao nhiệm vụ xuất hàng máy in theo kế hoạch Cty trong đó, Hằng là tổ trưởng tổ kho xuất. Thấy việc kiểm soát hàng của Cty sơ hở, 3 nhân viên này bàn bạc, móc nối để “rút ruột” Cty.
Lợi khai, nhóm đã thực hiện trót lọt 2 phi vụ. Đó là vào tháng 3/2003, ngoài số hàng theo kế hoạch, Phúc, Hằng, Lợi xuất thêm 1 kiện hàng (84 máy in nhãn hiệu Cannon). Anh Lê Quang Vinh, nhân viên Cty, phát hiện thừa 1 kiện hàng đã điện thoại cho Hằng. Nhân viên này còn yêu cầu lái xe Hoàng Văn Lục chở hàng thừa về Cty. Anh Lục chuyển trả kiện hàng thì Hằng, Phúc và Lợi không cho nhập kho. Lợi đã sai anh Lục đánh xe, mang kiện hàng tới nhà mình ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội, cất giấu. Lần đánh quả này, Phúc hưởng 56 máy in, Lợi lấy 28 máy in. Họ nói, Hằng không được ăn chia gì. Sau đó, Lợi đã đem bán 27 máy in cho một cửa hàng mua bán máy tính thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, với giá 1 triệu đồng/máy.
Video đang HOT
Thấy “ngon ăn”, 3 tháng sau, Hằng lại “bật đèn xanh” cho đồng bọn. Bị cáo nói với Phúc, Lợi, kho thừa 2 kiện hàng (156 chiếc máy in). Cũng như phi vụ trước, cả 3 lên kịch bản mang số hàng này ra ngoài. Theo đó, Lợi đã thuê 1 xe ô tô để đánh hàng. Để tạo điều kiện cho “bậu sậu”, Hằng bỏ đi họp. Nhân cơ hội, Phúc chuyển 156 máy in lên xe ô tô. Lúc vận chuyển hàng, Phúc phát hiện 6 thùng mực in, 6 thùng dầu in ở gần kho xuất nên nảy ý trộm. Phúc đóng gói toàn bộ số mực và dầu in rồi tuồn lên xe. “Đầu xuôi đuôi lọt”, Lợi đã bảo lái xe gửi hàng ở nhà người thân. Cũng như lần trước, lần đánh quả này, Hằng không hưởng lời. 165 chiếc máy in, Phúc và Lợi chia nhau. Riêng mực in, dầu in, mình Phúc “tư túi”. Lợi khai, đã đem bán 32 chiếc máy in được 25,6 triệu đồng.
Số hàng “cuỗm” được, Lợi bán với giá bèo nhưng Cty TNHH Cannon cho hay, tổng giá trị số hàng bị trộm trị giá hơn 400 triệu đồng.
Dù không được đồng nào nhưng Hằng vẫn phải chịu tội và năm 2004, bị cáo bị tòa tuyên 10 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Cùng cảnh, Phúc nhận mức án 12 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 8 năm tù tội “Trộm cắp tài sản”.
Hai kẻ “cùng hội cùng thuyền” phải đứng trước vành móng ngựa nhưng Lợi vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Sau khi gây án, Lợi bỏ trốn vào TP HCM, thay đổi chỗ trú liên tục. Vài năm qua đi, Lợi thấy mình chưa bị sờ gáy đã yên bề gia thất. Gã không thể ngờ, ngày 20/6/2012, gã bị bắt theo lệnh truy nã. Lúc này, vợ của Lợi mới té ngửa khi bấy lâu nay sống với tội phạm. 10 năm qua, Lợi giấu kín thân phận và không bao giờ hé môi chuyện quá khứ.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 19/1/2013 của TAND TP Hà Nội, Lợi tỏ ra thành khẩn nên phiên xử diễn ra chóng vánh. HĐXX của TAND TP Hà Nội tuyên Lê Văn Lợi mức án 7 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo 24h
Lĩnh 20 năm tù vì "mượn" tiền công ty
Nguyễn Văn Nga lúc nghe tòa tuyên án.
May mắn có được một công việc tốt, song Nguyễn Văn Nga lại chỉ coi đó là chỗ để "mượn vốn" chơi bạc. Anh ta tự "đưa chân vào cùm" đã đành, nhưng phía sau Nga vẫn còn đó người vợ dại, 2 đứa con thơ và cả một khoản nợ khổng lồ.
Sáng qua (4/1), Nguyễn Văn Nga (SN 1981, trú ở thôn Xuân Dục, xã Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội) bị đưa ra tòa án Hà Nội để xét xử theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bị cáo vốn đã nhỏ thó, trời rét căm căm, Nga càng rúm ró trước vành móng ngựa. Phòng xử án rộng thênh, song chỉ có mấy người. Thấy vợ và chị gái xuất hiện, Nga ngoái đầu nhìn về phía người thân, rồi thút thít khóc như một đứa trẻ lạc nhà.
Trước tòa, bị cáo xuất thân từ vùng quê Núi Đôi trình bày, anh ta là con trai thứ 3 trong một gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng. Cảnh nhà khoai sắn từ tấm bé, nhưng Nga vẫn được học hết cấp 3. Không có nghề nghiệp ổn định, anh ta lang bạt khắp nơi, rồi quay về quê lấy vợ, sinh con. Đầu năm 2009, thông qua giới thiệu của người quen, Nga được Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Anh Dũng (gọi tắt là Công ty TNHH Anh Dũng) có trụ sở tại huyện Đông Anh nhận vào làm việc.
Những ngày đầu làm việc tại công ty, Nga tỏ ra rất thật thà và nhanh nhẹn. Thế nên ngay sau đó, anh ta được công ty giao cho làm nhân viên chuyên bán mặt hàng xi măng với công việc cụ thể là thay mặt doanh nghiệp quán xuyến 44 cửa hàng, đại lý bán lẻ. Hàng ngày, Nga có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu tiêu thụ xi măng từ các đại lý và báo cáo lại cho công ty để điều tiết hàng. Tiếp theo, căn cứ vào các phiếu xuất kho, Nga nhận thêm trọng trách thu tiền của các đại lý nộp về công ty. Đổi lại, hàng tháng anh ta nhận được khoản tiền lương hơn hẳn nhiều nhân viên khác.
Công việc đang ổn định và "ngon lành" là thế, vậy mà đùng một cái, Nga bị Công ty TNHH Anh Dũng tố cáo đã "tham ô" tới hơn 2,4 tỷ đồng sau khi đối chiếu công nợ, sổ sách. Hóa ra trong quá trình cầm cả nắm tiền của người khác, Nga lén dùng nó để "ăn thua" với nhiều chủ lô đề. Đối mặt với HĐXX, anh ta lí nhí: "Bị cáo nhớ lần đầu tiên dùng tiền của công ty để chơi lô đề là vào giữa tháng 8/2010. Lúc ấy, bị cáo đã thua khá nhiều nên muốn mượn tiền của công ty để gỡ gạc lại. Ai ngờ, bị cáo càng gỡ thì lại càng thua. Ngày chơi nhiều nhất, bị cáo dùng tới 30 triệu đồng để chơi lô đề các loại". Nói về mánh khóe biển thủ tiền của doanh nghiệp, Nga lắp bắp: "Bị cáo giấu sổ ghi chép mua bán hàng và thanh toán tiền thực tế đi, sau đó lập một sổ theo dõi khác thay vào và báo cáo như bình thường". "Để các sếp không phát hiện, bị cáo đã giả mạo chữ ký của từng chủ đại lý một" - Nguyễn Văn Nga thú nhận.
Ngồi ngay phía sau và nghe rõ từng lời khai của bị cáo, chị Nguyễn Thị Tươi (vợ Nga) liên tục thở dài ngán ngẩm. Trả lời tòa về việc khắc phục hậu quả thay cho bị cáo, thiếu phụ này nghẹn bứ nơi cổ họng: "Ngay khi biết chuyện, gia đình tôi đã định bán hết nhà đất đi để trả nợ thay cho anh ấy. Thế nhưng rao bán mãi rồi mà chẳng có người mua". Nói rồi, chị Tươi trình bày tiếp, cho dù có bán sạch sẽ đi thì cũng chẳng đủ để bù vào số tiền chồng chị đã "nướng" vào cờ bạc. Theo lời chị Tươi, ngày chồng chị còn đang có công việc tốt, hàng tháng Nga cũng chỉ đưa về cho vợ được 2 triệu đồng để nuôi con. Dạo chồng chị chưa bị bắt, mỗi khi đi làm về Nga đều tỏ ra mệt mỏi, căng thẳng. Nhưng khi vợ quan tâm gạn hỏi thì anh ta lại gạt phắt đi. Thành thử chị Tươi chẳng biết để mà khuyên răn chồng dừng lại. "Giờ tôi một nách phải nuôi 2 đứa con, đứa lớn 3 tuổi, còn cháu nhỏ chưa đầy 11 tháng, lại vừa phải nghỉ làm công nhân nên chẳng biết đào đâu ra tiền để trả cho công ty anh ấy nữa" - người vợ trẻ của bị cáo giãi bày.
Trước khi chuyển sang phần luận tội và nghị án, Nga thừa nhận bản cáo trạng truy tố anh ta đã chiếm đoạt hơn 2,4 tỷ đồng của Công ty TNHH Anh Dũng bằng thủ đoạn giả chữ ký đối với 22 chủ đại lý là hoàn toàn đúng sự thật. Nói lời sau cùng, Nga khẩn khoản: "Bị cáo rất ân hận về việc làm của mình. Bị cáo xin lỗi các chú, các anh trong công ty, xin lỗi gia đình và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo". Đối với khoản tiền chiếm đoạt của công ty để chơi cờ bạc, anh ta hứa sẽ tác động gia đình sớm khắc phục và sau này ra tù sẽ bồi hoàn nốt. Vậy nhưng với những gì diễn ra ở phiên tòa này có thể thấy điều đó là vô cùng khó.
Giờ nghị án ngắn ngủi trôi qua, HĐXX trở lại hội trường và tuyên phạt Nguyễn Văn Nga 20 năm tù giam. Chạy theo chồng tới tận chỗ chiếc "xe thùng" và còn nấn ná cho tới lúc nó từ từ khóa chặt cửa lại, chị Tươi thấy tương lai sao mà mù mịt.
Theo 24h
Bắt "kiều nữ" ôm hàng chục tỷ đồng bỏ trốn Phan Thị Thúy Hằng. Ảnh do cơ quan công an cung cấp Sau khi "ẵm" số tiền hơn 10 tỷ đồng của các nạn nhân, Hằng bỏ trốn. Đến ngày 24/12, "kiều nữ" này bị Phòng truy nã tội phạm - Công an Hà Nội bắt giữ. Chiều 24/12, Phòng CS truy nã tội phạm (PC 44 - Công an HN) vừa cho...