Kẻ thách thức ‘tham vọng Trung Quốc’ của Apple
“Giờ đây, nhiều người so sánh Xiaomi là ‘Apple của Trung Quốc’. Xiaomi đang đánh cắp thị phần của Apple ở Trung Quốc”, Brain Blair – chuyên gia phân tích nhận định.
Chỉ có rất ít người ở bên ngoài Trung Quốc biết đến nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, nhưng một số chuyên gia cho rằng công ty này đang trở thành một đối thủ tiềm năng trong dài hạn của những “ông lớn” như Apple hay Samsung.
Hugo Barra – lãnh đạo Apple mới về Xiaomi.
“Giờ đây, nhiều người so sánh Xiaomi là “Apple của Trung Quốc”. Xiaomi đang đánh cắp thị phần của Apple ở Trung Quốc”, Brain Blair – chuyên gia phân tích tại Rosenblatt Securities, nhận định.
Samsung hiện đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Xiaomi đã đánh bại Apple với những sản phẩm giá rẻ có hình thức tương tự như iPhone và iPad mini. Không chỉ giống Apple ở sản phẩm, CEO Lei Jun cũng xuất hiện tại các buổi giới thiệu sản phẩm giống như Steve Jobs. Thậm chí, người đồng sáng lập của Apple là Steve Wozniak còn xuất hiện trên sân khấu một buổi kỷ niệm của Xiaomi hồi tháng 1.
Mùa thu năm nay, sức mạnh thị trường của Apple sẽ được kiểm nghiệm khi hãng tung ra iPhone 6 – sản phẩm có màn hình rộng tương tự như các sản phẩm của Xiaomi và Samsung vốn đang được sử dụng phổ biến ở châu Á.
Năm 2013, Samsung thống lĩnh thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc. Xiaomi đứng ở vị trí số 5, ngay trước Apple. Tuy nhiên, thứ hạng này có thể thay đổi trong năm nay. Theo nghiên cứu của ABI Research, Xiaomi đã đánh bại Lenovo để vươn lên vị trí số 2 trong quý I, trong khi Samsung vẫn giữ vững ngôi quán quân.
Trong báo cáo về người dùng mới được China Mobile công bố hồi tháng 4, Xiaomi thậm chí đã vươn lên dẫn đầu do được ưa chuộng trong bộ phận những người trẻ tuổi. Nhà mạng lớn nhất thế giới cho biết Xiaomi dẫn đầu với 1,75 triệu điện thoại mới, trong khi Samsung ở vị trí số 5 với 1,27 triệu và Apple ở số 11 chỉ với 297.000 chiếc.
Đặt trong bối cảnh Xiaomi mới chỉ bắt đầu bán điện thoại thông minh cách đây 3 năm, tốc độ tăng trưởng vượt bậc ở thị trường nội địa là rất ấn tượng. Theo các chuyên gia phân tích, một trong những lý do chủ yếu là mối quan hệ với khách hàng.
Xiaomi chỉ bán hàng thông qua các nhà bán lẻ trên thị trường thương mại điện tử và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chuyên gia phân tích của ABI Research Nick Spencer nhận định đây là điểm đặc biệt của Xiaomi.
Xiaomi đi theo chiến lược bán hàng flash sales, tức là bán một số lượng hàng nhất định trong một thời gian được ấn định sẵn với mức khuyến mãi cực cao. Khách hàng phải tạo tài khoản trên trang web trước khi mua hàng và chỉ được mua 1 chiếc cho mỗi loại sản phẩm.
Video đang HOT
Với chiến lược này, Xiaomi cho biết đã bán được hơn 10 triệu chiếc điện thoại thông minh ở thị trường Trung Quốc trong quý I/2014. Với đà này, Xiaomi sẽ hoàn thành mục tiêu 40 triệu chiếc của năm 2014 và trở thành công ty lớn thứ 4 ở thị trường Trung Quốc.
Năm ngoái, Xiaomi đã bỏ lỡ mục tiêu 20 triệu khi còn thiếu 1,3 triệu chiếc, nhưng con số của năm 2013 vẫn gấp đôi so với 2012.
Mức giá thấp cũng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của Xiaomi. Trên Amazon.com, iPhone 5S có giá gần 800 USD trong khi chiếc điện thoại đời mới nhất của Xiaomi là MI 3 có giá chưa đến 300 USD. Những mẫu khác (như Redmi) được bán dưới mức 100 USD.
Spencer cho rằng Xiaomi cũng phát triển tốt hệ thống sản phẩm. Với các ứng dụng nhắn tin, tiền tệ ảo, trò chơi và sách điện tử riêng, Xiaomi đang bước vào “vùng đất” của những ông lớn trong làng công nghệ Trung Quốc như Tencent và Weibo.
Kể từ khi Hugo Barra rời khỏi vị trí quản lý sản phẩm Android ở Google để trở thành phó chủ tịch của Xiaomi Global hồi tháng 8 năm ngoái, Xiaomi cũng đã có những bước đi xa hơn tiến đến mở rộng ở thị trường nước ngoài. Tháng trước, công ty triển khai trang web nhắm đến thị trường Ấn Độ.
Theo Thu Hương/Tri Thức Trẻ
Căng thẳng leo thang, điện thoại Trung Quốc khó "sống" tại Việt Nam
Trước việc Trung Quốc bành trướng thế lực, đưa tàu hộ tống giàn khoan dầu HD 981 trái phép vào thềm lục địa Việt Nam, cộng đồng mạng tức giận, kêu gọi tẩy chay "đồ Tàu".
Dè chừng hàng Trung Quốc
Trước khi có căng thẳng leo thang, hàng hóa Trung Quốc từ lâu đã trở thành chủ đề nóng mà người dùng không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đều phải "dè chừng" bởi những nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau mức giá rẻ mạt của nó, trong đó có đồ công nghệ.
Cách đây không lâu, một nguồn tin từ Nga đã phát hiện ra hàng loạt bàn là, nồi cơm điện, quạt, ấm đun nước xuất xứ Trung Quốc... có gắn chip theo dõi người dùng, nghe lén, khai thác thông tin và tải về máy chủ nước ngoài thông qua mạng Wi-Fi không đặt password.
Các thiết bị bí mật phần lớn được sử dụng để phát tán vi rút, bằng cách kết nối với các máy tính sử dụng mạng Wi-Fi không có mật khẩu bảo vệ trong phạm vi 200m. Sau khi xâm nhập vào các máy, vi rút có thể đánh cắp dữ liệu và gửi tới trang chủ ở nước ngoài.
Đó là đồ gia dụng, vậy còn smartphone, tablet, PC... thì sao? Câu trả lời là hoàn toàn có thể và việc tích hợp còn dễ dàng hơn rất nhiều.
Không chỉ phần cứng, chắc hẳn người dùng Việt, nhất là giới trẻ cũng chưa quên câu chuyện ứng dụng OTT Wechat đã tích hợp bản đồ "đường lưỡi bò" và "ép" người Việt sử dụng. Trước khi bị phát hiện, phần mềm Trung Quốc này được sự quan tâm và nhiều người dùng Việt sử dụng. Tuy nhiên, "âm mưu" bị phát giác và Wechat ngay lập tức bị người dùng tẩy chay. Trên các diễn đàn, mạng xã hội... nhiều người nói "không" với Wechat dù nó cũng có một số ưu điểm.
Với việc tích hợp bản đồ "đường lưỡi bò", ứng dụng này dù đang đứng ở hạng top tại Việt Nam đã nhanh chóng hạ nhiệt và gần như biến mất khỏi cộng đồng sau một thời gian ngắn.
Thậm chí, những tên tuổi nổi tiếng như Bùi Anh Tuấn, Khởi Mi hay Bảo Anh dù vô tình anh cố ý "PR trá hình" cho ứng dụng này cũng đã bị cộng đồng lên án dữ dội.
Căng thẳng Biển Đông, cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay "đồ Tàu"
Khi Trung Quốc có những động thái gây hấn với chúng ta về chủ quyền biển đảo, hàng loạt fanpage, chủ đề nóng trên các diễn đàn tại Việt Nam được lập ra, xoay quanh vấn đề tình hình căng thẳng đang diễn ra trên lãnh địa của Việt Nam. Đồng thời nhiều chủ để được lập ra, kêu gọi cộng đồng Việt đồng lòng tẩy chay hàng Trung Quốc diễn ra rầm rộ trên các trang mạng xã hội...
Các chủ đề được lập ra thu hút đông đảo sự đồng tình của người dùng tại Việt Nam, nhiều người dùng tỏ ra tức giận vì những hành động bành trướng thế lực, họ thể hiện sự tức giận, lên án vì những hành động ngang ngược của Trung Quốc. Đa số kiên quyết kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp đồng lòng tẩy chay hàng Trung Quốc.
Bạn N.A Nhân bức xúc viết, "Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Hướng về biển đông, hướng về Tổ quốc. Khi Tổ quốc lâm nguy thì chúng ta ko ngại chi gian khổ. Cùng nhau tẩy chay Trung Quốc.". Bạn N. Tu Ho viết, "hãy cho họ biết người dân Việt Nam đoàn kết và yêu nước như thế nào... Bắt đầu từ việc nói không với hàng TQ đi, bà con ơi!"
Bạn T.L. Ngọc Diệp viết: Tẩy chay hàng TQ! Có lẽ không chỉ người VN muốn làm điều này, tôi nghĩ vậy...!
PV cũng nhận được khá nhiều bình luận của bạn đọc trên khắp cả nước gửi về, đại đa số đều tỏ ra sự bất bình, kêu gọi tuổi trẻ quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và nhiều bình luận của đọc giả nhấn mạnh rằng, chứng minh cho việc yêu nước thì đầu tiên hãy nói không với hàng Trung Quốc...
Ngoài ra, nhiều người dùng trên cộng đồng mạng cũng đã thay đổi hình ảnh đại diện là lá cờ Việt Nam để thể hiện tình cảm, đồng lòng chống Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.
Điện thoại Trung Quốc sẽ khó "sống" tại Việt Nam
Với thị trường hàng công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực điện thoại di động đang rất phát triển tại Việt Nam trong năm nay, người dùng đã chứng kiến khá nhiều các thương hiệu Trung Quốc ồ ạt tấn công thị trường Việt.
Trao đổi với PV, nhiều đại diện chuỗi bán lẻ cho biết, thị trường chưa có chuyển biến nhiều sau những ngày đầu xảy ra xung đột, tuy nhiên, dự đoán chung đều nhận định việc ảnh hưởng chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới nhưng mức độ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Đại diện truyền thông CellPhoneS cho biết: "Hiện tại CellphoneS chỉ kinh doanh 1, 2 nhãn điện thoại của Trung Quốc, trong vài ngày qua chưa thấy ảnh hưởng gì nhiều. Một phần là do nhóm hàng này chiếm doanh số không nhiều. Tuy vậy, nếu có ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng trong vài ngày tới, vì xung đột mới diễn ra nên khách hàng vẫn chưa có nhiều thay đổi trong quyết định mua hàng".
Đại diện Thế giới Di động cũng cho biết rằng chưa nhận thấy sự ảnh hưởng đáng kể tới doanh số đối với các sản phẩm Trung Quốc. Vấn đề có sử dụng hàng Trung Quốc hay không thuộc về nhận thức và hành vi của người tiêu dùng, nhiệm vụ của nhà bán lẻ là mang đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng lựa chọn, còn quyền lựa chọn hay không thuộc về khách hàng.
Trước đó, ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trung tâm Phát triển Kinh doanh FPT Shop cũng đã nhắc đến rằng: "Thực tế là có một số công ty Trung Quốc có cách kinh doanh không minh bạch, chạy theo lợi nhuận hay vì 1 lí do nào đó mà đưa ra những sản phẩm không phù hợp làm mất lòng tin của người tiêu dùng, nhưng cũng có những thương hiệu lớn đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Quan điểm của tôi là không thể kết luận đồng loạt tất cả sản phẩm có xuất xứ thương hiệu từ 1 quốc gia nào đó đều kém hay đều tốt, bởi vì không có gì là tuyệt đối".
Tuy vậy ông Bảo cũng đánh giá đúng là người tiêu dùng Việt Nam có tâm lí e ngại thương hiệu Trung Quốc, không chỉ giới hạn ở mặt hàng điện thoại, mà tâm lí này có ở hầu hết các mặt hàng khác nữa.
Trước mắt có thể thấy, chỉ mới những ngày đầu nên sự thay đổi trong hành vi mua sắm không đáng kể và không thể phản ánh được thị trường. Nhưng nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, kéo dài, chắc chắn điện thoại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn nhất định tại Việt Nam khi cộng đồng người dùng kiên quyết trong việc tẩy chay hàng Trung Quốc.
"Thậm chí, nếu kéo dài liên tục thì khả năng sống sót và dễ biến mất trên thị trường đều có thể xảy ra tương tự như ứng dụng WeChat mà bạn đã từng biết đến", đại diện truyền thông của một đơn vị bán lẻ tại TP HCM nhận định.
Hôm qua (8/5), hãng điện thoại Huawei của Trung Quốc (nhà sản xuất điện thoại đứng thứ 3 trên thế giới năm 2013) "bỗng dưng" ngưng cuộc họp báo ra mắt sản phẩm mới tại Việt Nam vào phút chót vì một lí do hết sức đơn giản: "Một chiếc điện thoại bị rớt nên không demo được". Một thông báo "đơn giản" đến khó tin như vậy cũng được phát vội đi chỉ trước nửa tiếng đồng hồ chuẩn bị diễn ra buổi họp báo. Chẳng cần nói ra phóng viên nhiều báo cũng ngầm hiểu rằng, việc ra mắt lần này nhiều khả năng sẽ gây phản tác dụng.
Hiện tại, mới chỉ có một số thương hiệu điện thoại Trung Quốc được bán tại Việt Nam, như Oppo, Gionee, Huawei. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng việc xây dựng thương hiệu trước một rừng sản phẩm của các tên tuổi lớn, như Apple, Samsung, Nokia, HTC... đã là một nhiệm vụ khó khăn nhưng để giữ thương hiệu và thị trường tại Việt Nam trước bối cảnh xung đột leo thang căng thẳng giữa hai bên lại là một điều dường như vượt ngoài khả năng kiểm soát của các hãng di động Trung Quốc.
Theo Dân Trí
Siêu phẩm Vivo X-Zoom sẽ có VXL Snapdragon 801, RAM 3 GB Hãng điện thoại Trung Quốc đã "úp mở" một số thông tin về chiếc smartphone hàng đầu sắp tới của mình trên mạng xã hội Weibo, kế thừa chiếc XPlay 3S, smartphone đầu tiên trong dòng X-Series. Theo một số thông tin rò rỉ cho thấy trọng tâm của máy là camera, xu hướng được các hãng smartphone hướng tới hiện nay. Và...