Kẻ sĩ trong nhà
Năm trăm năm trước, chồng chưa động đũa vợ chưa dám chạm bát. Chồng chưa lên phản ngủ, vợ vẫn còn cắm cúi sau bếp. Chồng chưa có bộ áo mới, vợ chưa dám nghĩ đến chuyện nhuộm lại váy nâu.
Năm trăm năm sau, tức là ở thời điểm này ấy, chồng có thể nằm xem ti vi trong khi vợ ngồi dùng bữa tối. Chồng ủi áo sơ-mi còn vợ đang trang điểm. Còn cái chuyện ngủ, ai không có việc thì đắp chăn trước, ai còn việc phải giải quyết thì cứ chong đèn làm. Cực kỳ bình đẳng. Tất nhiên, vẫn còn một số ít những gia đình vẫn giữ cái phong thái của năm trăm năm trước, điều này Ngô không lạm bàn, vì mỗi nhà có một nét khác nhau. Tổng thể những nét khác nhau mới thành cuộc đời vậy. Có điều, cuộc đời nào mà có bi kịch thì đều rất không vui.
Chính từ sự cực kỳ bình đẳng ấy, chồng có quyền cằn nhằn thì vợ cũng được phép nhấm nhẳng. Chồng có quyền cằn nhằn vợ sao nhà không sạch, sao đồ trong máy chưa phơi. Sao con chưa đánh răng, sao tủ lạnh không được sắp xếp gọn. Sao pha trà không đậm nước, sao thịt heo luộc lại thiếu nước mắm cay. Sao hôm qua anh nói với em anh muốn ăn canh chua cá lóc mà hôm nay em lại nấu canh cua rau đay, sao hôm trước anh nói với em hôm nay anh phải mặc áo sơ-mi đi họp mà em lại ủi cho anh cái áo thun có cổ. Đúng ngày con phải mặc đồ thể dục đến trường thì em lại chuẩn bị cho con đồ bơi… là tại làm sao (?).
Ảnh minh họa.
Vợ được phép nhấm nhẳng chồng, sao hôm qua anh bảo tiếp khách nên hơi say còn hôm nay không tiếp khách mà anh vẫn toàn mùi rượu. Sao anh hứa sửa cầu chì điện trong phòng tắm mà bây giờ em vẫn phải mò mẫm như đêm ba mươi. Sao anh nói nghỉ lễ đưa mấy mẹ con đi biển chơi mà giờ lại vùi đầu vào máy vi tính. Sao anh nói điện thoại anh không cài mật khẩu mà em cầm vào anh lại giãy nảy. Sao anh suốt ngày chê những anh chàng đỏm dáng nhưng lại xới tung phòng ngủ để tìm chai nước hoa trước khi đi làm. Sao anh không thể phân biệt được đâu là đồ con ngủ vào ngày mưa và đồ mặc vào ngày nắng…
Cứ chồng cằn nhằn rồi vợ nhấm nhẳng, nhập nhèm một chặp thể nào cũng trở về điệp khúc quen thuộc. Ngày xưa anh yêu tôi anh khác cơ, ngày trước tôi yêu em em cũng khác cơ… Cái khác ngày nay, điều khác ngày trước mấy chốc mà căng thẳng, Căng thẳng nhè nhẹ thì vợ khóc, chồng bỏ ra quán cà phê ngồi; căng thẳng thì tay bút tay giấy, “Đợt này, không ra tòa không xong”. Căng thẳng cao độ thì gói ghém áo quần, vơ điện thoại nhắn tin cho nhau những lời kiểu, “Sống là vì con thôi, chứ tình nghĩa gì”, “Sai lầm lớn nhất của đời tôi hay đời anh là vớ phải nhau”.
Video đang HOT
Chuyện đang nhỏ thành to, đang to thành trọng đại, hết sức ấm ớ. Cũng không phải là không hiếm chuyện chồng tẩn vợ một phát, vợ đạp chồng một cái. Tàn chuyện, mặt ai cũng đỏ gay, bẽn lẽn không biết phải hòa giải bằng cách nào.
Mà Ngô để ý thấy, đàn ông cãi nhau với bạn còn cố nhịn để giữ hòa khí, chứ cãi nhau với vợ thì nhất quyết chỉ muốn hơn chứ không muốn kém. Rất đúng, “Ra đường mũ áo xênh xang/Về nhà hỏi vợ, “Cám rang đâu mày?”. Đàn ông trong khoảnh khắc mặt đỏ như vang ấy, quên mất rằng mình đang gây chiến tranh với hậu phương lớn nhất của cuộc đời.
Mà ngay cả hậu phương còn không muốn giữ gìn, thì lạc loài sẽ biết bấu víu vào đâu. Mấy lâu trước Ngô có đọc thấy, “Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt”, tuấn kiệt thì hẳn phải là kẻ sĩ rồi. Có kẻ sĩ nào lại đi hơn thua với người mình yêu thương lại yêu thương mình hết lòng. Khôn ngoan thì với người ngoài, còn nhường nhịn để ấm êm phải dành cho gia đình chứ.
Ngô gọi, kẻ sĩ tại gia hay tuấn kiệt trong nhà là vì vậy.
Theo Baophnu
Sự im lặng của chồng làm tôi phát điên
Chồng tôi là một thạc sỹ khoa học, anh công tác trong một cơ quan nghiên cứu khá nổi tiểng ở Hà Nội. Trong gia đình, anh là người có trách nhiệm. Cả hai bên nội, ngoại đều cho rằng anh là một người hoàn hảo. Chúng tôi có một cuộc sống khá ổn định về kinh tế. Cậu con trai lên 7 tuổi rất ngoan ngoãn và biết nghe lời. Nhưng với tôi, gia đình quả thực là một địa ngục trần gian.
Chồng tôi là người ít nói. Đặc biệt, anh không bao giờ nói lại đến lần thứ hai. Mỗi lần tôi không chú ý lắng nghe và làm sai ý anh thì chắc chắn sẽ nhận được những lời lẽ miệt thị, nhiếc móc thậm tệ nhất. Không ai ngờ những lời lẽ thô bạo và độc ác ấy lại được thốt ra từ miệng người đàn ông có học thức như anh.
Ảnh minh hoạ
Tôi cũng được lớn lên trong môi trường có giáo dục nên cũng không thể thích ứng được với sự thô tục ấy. Cách đây hai năm, trong khi bị chồng sỉ vả, tôi đã cãi cự lại. Anh tỏ ra khá ngạc nhiên trước phản ứng của tôi. Tuy nhiên ngay sau đó, anh tuyên bố: "sẽ không bao giờ nói một lời nào với người vợ có hiểu biết nhưng "mất dạy" như tôi.
Hai năm kể từ tuyên bố ấy, anh không hề nói với tôi một lời nào. Cũng từ đó, gia đình tôi như một "nấm mồ" sống. Mọi cố gắng làm anh "mở lời" của tôi đều thất bại. Những lúc có mặt tôi, anh hoàn toàn im lặng. Sự im lặng ấy khiến tôi như bị khổ hình. Có lẽ, nếu anh cứ mắng chửi, cứ dùng những lời lẽ tệ hại nhất, tôi lại thấy dễ chịu hơn sự im lặng này.
Đôi lúc, tôi cố tình chọc giận, cố tình trêu tức để anh nói nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa. Tôi cảm thấy bị stress nặng trước sự im lặng của anh. Với nhiều người, trở về nhà sau những giờ làm việc là một niềm hạnh phúc nhưng với tôi đó quả thực là hình phạt nặng nề nhất. Sống bên cạnh người chồng hơn 2 năm không nói một lời với mình thì có khác gì sống dưới địa ngục?
Hơn hai năm nay, anh cũng không hề động đến người tôi. Tôi biết anh không có người phụ nữ nào khác nhưng anh làm vậy để trừng phạt tôi. Nhiều lần, tối cố tình kéo anh "vào cuộc" nhưng chỉ nhận được những cái hất tay phũ phàng và lạnh lùng.
Điều đáng nói là mỗi khi tôi có đem chuyện này ra nói với người thân thì tất cả lại gạt đi. Họ không tin anh là người như vậy. Theo họ, nếu đó là sự thật thì cũng là lỗi ở tôi. Chính vì vậy, tôi cũng không có ý định tìm sự đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ của những người xung quanh.
Tuy nhiên, mọi việc đều có giới hạn của nó. Hình phạt của anh đã khiến tôi bị tổn thương nặng nề về mặt tinh thần. Có lẽ, giới hạn chịu đựng của tôi đã hết. Nếu tình trạng này còn kéo dài, tôi sẽ phát điên mất. Lúc nào tôi cũng trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng, bất an.
Đôi lúc tôi tự hỏi, không biết chồng tôi có còn chút tình cảm gì với vợ nữa không? Có cách nào để thoát khỏi cuộc sống địa ngục này?
Chị thân mến! Trong cuộc sống gia đình thì sự chia sẻ là điều không thể thiếu, và thật bất công khi chồng chị quyết định dùng cách im lặng hoàn toàn để khủng bố tinh thần người vẫn "đầu gối, tay ấp" với mình. Ở hoàn cảnh này, chị cũng thấy rằng mình không hề có lỗi và kể cả khi có lỗi thì cũng không có lý do gì lại bị chồng trừng phạt bằng bạo lực tinh thần như vậy. Rõ ràng anh ấy không chấp nhận bị bạn đời đối xử nặng lời thì lẽ nào chị lại chấp nhận những điều đó. Vậy chị đã làm gì để thay đổi hạnh phúc của mình? Chị đã thực sự đưa ra những giải pháp để thay đổi mọi thứ hay chưa? Những dòng tâm sự của chị, tôi thấy chị đã thực sự cố gắng để làm anh ấy vui vẻ và thoải mái trở lại, nhưng đáp lại là sự im lặng và coi thường vợ, đó có phải là điều chị mong muốn hay không?
Tại sao anh ấy có thể cho mình quyền được miệt thị vợ nhưng lại không chấp nhận được khi vợ nói những điều nặng nề với mình? Chị thân mến! Ai cũng mong muốn hôn nhân sẽ đem lại hạnh phúc, nhưng hạnh phúc có được là phải do cả hai cùng cố gắng xây đắp và gìn giữ. Có những thứ trong tay, đôi khi ta tưởng đó là hạnh phúc và có thể giữ, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Vậy cách mà anh ấy đang ứng xử với chị có phải là yêu thương chị hay không. Dù chồng chị đang rất tự đắc với vai trò của người trừng phạt, thì chắc hẳn bản thân anh ấy cũng đang gặp những căng thẳng tương tự khi không còn được hưởng không khí gia đình ấm cúng, được thủ thỉ tâm sự với người bạn đời mọi điều trong cuộc sống thường ngày.
Điều đó chẳng mang lại lợi ích cho ai cả. Henry Ford nói: "Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió". Để thoát khỏi cuộc sống nặng nề này, chị phải là người có sự chủ động, nói chuyện với anh ấy một cách rõ ràng và dứt khoát, nếu anh ấy không thay đổi, chị cũng cần đưa ra lối thoát cho chính bản thân mình. Hi vọng rằng chị sẽ đủ sự tự tin để giải quyết mọi chuyện.
Theo VNE
Mỗi lần tức giận, vợ tôi đều tìm cách bỏ thai Em không biết bao nhiêu lần đòi phá thai, bỏ đói 2 mẹ con cả ngày trời không thèm ăn uống gì hết. Những lúc giận, em đánh cái bụng của mình không thương tiếc. Tôi mang tâm sự của mình lên đây hy vọng mọi người sẽ chia sẻ những kinh nghiệm sống để con tôi được hưởng cuộc sống hạnh phúc...