Kẻ sát nhân được tung hô trên mạng xã hội ở Philippines
Các video hòng tạo dựng hình tượng dũng cảm, giàu lòng trắc ẩn cho kẻ sát nhân được lan truyền rộng rãi trên TikTok, Facebook.
Chao Tiao Yumol là một bác sĩ ở thành phố Lamitan, Philippines. Trên mạng xã hội, Yumol sở hữu 60.000 người theo dõi trên Facebook và thường xuyên bàn luận về các chủ đề chính trị. Người này dặc biệt bày tỏ sự phản đối với một số chính trị gia, trong đó có cựu thị trưởng thành phố Lamitan, Rose Furigay.
Ngày 24/7, người đàn ông này đã gây ra một vụ án chấn động khi ám sát bà Furigay cùng 2 người khác trong lễ tốt nghiệp đại học của con gái bà. Tuy giết tới 3 người, Yumol lại đang nhận được sự ủng hộ trên mạng xã hội nhờ những video gây tranh cãi.
Được tung hô, tán thưởng
Ngay khi thông tin vụ xả súng được công bố, trang Facebook của Yumol thu về thêm 13.000 người theo dõi mới và hàng loạt lượt bình luận ở dưới bài viết, theo Rappler. Nhiều người bày tỏ sự ủng hộ với vụ ám sát và cảm thông với quyết định của Yumol. Phải đến 3 ngày sau, trang Facebook này mới bị gỡ bỏ.
Nhưng những bài viết từ các người nổi tiếng và người dùng khác thể hiện sự ủng hộ và tuyên dương Yumol vẫn tràn ngập trên TikTok, YouTube và Facebook. Điều này cho thấy các công ty mạng xã hội vẫn còn yếu kém trong khâu kiểm duyệt nội dung, Wired nhận định.
“Hai ngày sau vụ án, Facebook vẫn chưa thể xóa tài khoản của Yumol. Điều này khiến người dùng khác có khả năng lưu lại toàn bộ các video và những tranh cãi chính trị hòng tạo dựng hình ảnh người tốt cho kẻ sát nhân”, JM Lanuza, giáo sư tại University of the Philippines Diliman, nhận định.
Trước khi bị gỡ bỏ, Facebook của Chao Tiao Yumol có rất nhiều người theo dõi. Ảnh: Rappler.
Video đang HOT
Trước khi bị gỡ bỏ, Facebook của Chao Tiao Yumol có rất nhiều người theo dõi. Ảnh: Rappler.
Theo giáo sư JM Lanuza, danh tiếng của Yumol còn được khuếch đại khi nhận được sự ủng hộ của nhiều người nổi tiếng khác. Trong đó, Maharlika sở hữu 935.000 người theo dõi và tài khoản “Ilonggo ako Duterte ako” có 14.000 người theo dõi đã tán thưởng Yumol vì hành động “dũng cảm” của hắn.
Maharlika còn có một kênh YouTube với 400.000 lượt theo dõi. Hiện, video cô phỏng vấn với Yumol vào 6 tháng trước vẫn còn trên nền tảng này, thậm chí còn nhận thêm rất nhiều bình luận ủng hộ và cầu nguyện cho kẻ sát nhân ở bên dưới.
Theo Wired, mặc dù trang Facebook đã bị gỡ bỏ, ảnh chụp màn hình các bài viết khi Yumol còn làm bác sĩ vẫn được lan truyền rộng khắp từ TikTok, YouTube và Facebook. Trên TikTok, có đến hơn 16 video xây dựng hình tượng một vị bác sĩ giàu lòng trắc ẩn, nạn nhân của vụ ám sát và người đàn ông dũng cảm cho Yumol.
Trong đó, một video gọi kẻ sát nhân là “người tố giác” và sử dụng hình ảnh trên Facebook của Yumol đã được chia sẻ hơn 200 lần và thu về hơn 800 lượt thích. Một video khác có tên “Con người thật của bác sĩ Chao Tiao Yumol” quay cảnh đang giúp đỡ người nghèo cũng được đăng tải.
Nhiều video, nội dung ủng hộ kẻ sát nhân được lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Rappler.
Bên dưới phần bình luận, nhiều người cầu nguyện cho Yumol, gọi nghi phạm giết người là “người hùng” và yêu cầu sự giúp đỡ từ chính quyền. Các video ngắn trích từ video YouTube của Maharlika cũng được chia sẻ rộng rãi trên TikTok và Facebook.
Mạng xã hội cần hành động
Theo Fatima Gaw, giáo sư tại University of the Philippines, hầu hết nền tảng đều chỉ xử phạt các cá nhân này theo từng nội dung, từng bài đăng một. Trong khi đó, việc gỡ 1-2 bài viết không ảnh hưởng nhiều đến họ.
“Họ vẫn nổi tiếng, chẳng mất lượt theo dõi nào”, Gaw nói. Ông cho rằng các mạng xã hội như Facebook hay TikTok không hợp tác với nhau để giải quyết các trường hợp trên, tạo điều kiện cho những nội dung tiêu cực tiếp cận đến nhiều người dùng hơn.
Bên cạnh đó, giáo sư của Đại học Massachusetts Jonathan Corpus Ong cho rằng những xu hướng như reaction video tạo điều kiện cho những nội dung này lan truyền rộng rãi và gây khó khăn cho đội ngũ kiểm duyệt nội dung.
“Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp các video gốc đã bị xóa nhưng các đoạn thu âm lại vẫn còn. Dù các mạng xã hội có gỡ xuống, chỉ vài ngày sau, những nội dung này vẫn có thể được đăng tải lại dưới nhiều hình thức khác nhau”, giáo sư cho biết.
Vụ việc của Chao Tiao Yumol cho thấy sự yếu kém của các mạng xã hội trong việc kiểm duyệt nội dung. Ảnh: Getty Images.
Theo Wired, TikTok, Meta và YouTube đều có những chính sách giới hạn nội dung bạo lực nhưng với những kẻ phạm tội, nhiều luật lệ bị rơi vào vùng xám, rất khó phân định. Facebook vốn có chính sách gỡ bỏ những nội dung khuyến khích bạo lực. Nhưng những điều khoản, tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá những nội dung này vẫn còn mập mờ.
Giáo sư Ong cho rằng một trong những nguyên nhân khác khiến vấn nạn này ngày càng nghiêm trọng là do giới truyền thông vẫn còn chậm chân trong những vụ việc tương tự.
Đơn cử như ở Mỹ, khi xả súng xảy ra, giới truyền thông sẽ tập trung vào nạn nhân và gia đình của họ. Trong khi đó, báo giới Philippine lại đăng tải những nội dung tích cực về Yumol, tạo điều kiện cho các mạng xã hội khác làm theo.
Tổng thống Philippines bác dự luật yêu cầu người dùng mạng xã hội đăng ký tên thật
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bác bỏ một dự luật yêu cầu người dùng mạng xã hội phải đăng ký tên thật và số điện thoại, với lý do lo ngại luật này xâm phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
Philippines là một trong những quốc gia có số người sử dụng mạng xã hội đông nhất thế giới. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, dự luật được thiết kế nhằm ngăn chặn tin tức giả mạo, tin nhắn lừa đảo, hành vi bắt nạt trên mạng và các vụ đánh bom của phiến quân miền Nam. Dự luật này còn yêu cầu người dùng điện thoại di động phải cung cấp chi tiết thông tin cá nhân khi mua SIM.
Hồi tháng 2, hai viện quốc hội đã thông qua dự luật này. Tuy nhiên, giới chỉ trích lại cho rằng dự luật là một hình thức giám sát của nhà nước.
Trong một phát biểu ngày 15/4, người phát ngôn của Tổng thống ông Martin Andanar cho biết mặc dù ủng hộ các nỗ lực để đối phó với tội phạm mạng, Tổng thống Duterte vẫn bác yêu cầu người dùng mạng xã hội đăng ký thông tin cá nhân thực.
Nhà lãnh đạo kêu gọi cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các điều khoản, nêu lý do lo ngại luật mới có thể dẫn đến việc nhà nước giám sát, từ đó xâm phạm nhiều quyền được bảo vệ theo hiến pháp như quyền riêng tư cá nhân và tự do ngôn luận.
Philippines là một trong những quốc gia có số người sử dụng mạng xã hội đông nhất thế giới đồng thời là nơi tình trạng tin giả, tin thất thiệt diễn ra tràn lan.
Hoan nghênh quyết định phủ quyết của Tổng thống, ông Renato Reyes, Tổng Thư ký liên minh cánh tả Bayan, cho rằng yêu cầu người dùng mạng xã hội và mua SIM đăng ký thông tin cá nhân sẽ chỉ làm cho người dùng hạn chế hoạt động cũng như không ngăn chặn được các hành vi phạm tội.
Ông Reyes chỉ ra: "Chúng ta nên bắt đầu với yêu cầu chính quyền ngừng vũ khí hóa mạng xã hội và tấn công mọi người trên mạng".
Quyết định này của Tổng thống Duterte được đưa ra trong bối cảnh làn sóng tin giả và tin thất thiệt tràn lan trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok và Twitter trước ngày Philippines tổ chức tổng tuyển cử 9/5.
Hiện nhiều người dùng điện thoại di động ở Philippines sử dụng thẻ SIM trả trước có thể mua sẵn tại các cửa hàng dịch vụ mà không cần cung cấp tên và địa chỉ cho nhà cung cấp.
Các tay súng chống chính phủ hoạt động ở miền Nam Philippines cũng được cho là thường xuyên sử dụng điện thoại di động để kích nổ từ xa các thiết bị gây nổ và gây khó khăn cho cảnh sát trong quá trình theo dõi thủ phạm.
Luật đề xuất vẫn có thể trở thành luật chính thức nếu mỗi viện tập hợp được 2/3 phiếu nhất trí. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra trước khi Philippines tiến hành bầu cử.
Bầu cử Tổng thống Philippines: Ông Ferdinand Marcos Jr nêu các trọng tâm chính sách Ngày 11/5, ứng cử viên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines, ông Ferdinand Marcos Jr, khẳng định sẽ bắt tay ngay vào công việc sau khi nhậm chức vào cuối tháng 6 tới, đồng thời cho biết đang cân nhắc kỹ lưỡng các vị trí quản lý kinh tế mà ông cho là đặc biệt quan trọng. Ứng cử...