Kẻ sát nhân bí ẩn và tội ác kinh hoàng: Nữ sinh 12 tuổi lĩnh trọn 25 cú đâm chí mạng
Bảy vụ giết người ở New Jersey” của Gerald Tomlinson từng là một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ.
Trong đó, chương hấp dẫn nhất, đáng sợ nhất và đóng vai trò tâm điểm là vụ giết người ở rừng Kluxen. Nạn nhân là Janette Lawrence – cô nữ sinh mới 12 tuổi, với 25 cú đâm chí mạng.
Lịch sử có những lỗ hổng, những khoảng trống mãi mãi chẳng thể lấp đầy. Những vụ trọng án sau đây đã trở thành một phần bí mật của nhân loại, bởi vĩnh viễn người ta không thể truy tìm ra thủ phạm. Những gã sát nhân máu lạnh sau khi gây ra tội ác, đứng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật rồi cười nhạo vào cán cân công lý, trở thành nỗi ám ảnh của cả một lớp người.
Tội ác man rợ ở rừng Kluxen
Ngày 6/10/1921, người dân quận Morris, tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ rúng động với một vụ án mạng. Nạn nhân là cô gái nhỏ Janette Lawrence, mới 12 tuổi, là con gái của Rosetta và John Lawrence. Janette sinh năm 1910, được mô tả là một cô bé xinh xắn, tinh nghịch và đáng yêu.
Rừng Kluxen – nơi xảy ra vụ trọng án của Janette Lawrence
Thi thể của Janette được tìm thấy ở khu rừng Kluxen, nơi cô bé thường đi dạo sau những giờ học tập căng thẳng. Janette chết khi cơ thể bị trói chặt bằng dây gai, cổ bị quấn bằng khăn. Đáng sợ nhất là kẻ thủ ác ra tay vô cùng tàn độc với cô nữ sinh 12 tuổi, với 25 vết đâm chém khắp cơ thể, cổ họng cũng bị cắt đứt.
Gần như không tìm được bất cứ lý do gì để lý giải tại sao kẻ thủ ác lại ra tay tàn độc với Janette Lawrence đến vậy. Cô gái nhỏ tội nghiệp ấy đâu có khả năng làm hại đến ai? Một cuộc điều tra được tiến hành trên diện rộng. Cảnh sát sau đó lần lượt bắt giữ tới 4 người, nhưng đều không kết tội được ai vì thiếu bằng chứng.
Người bị bắt đầu tiên là Francis Kluxen. Vào cái ngày Janette bị sát hại, người ta thấy Francis ở trong khu rừng. Dù vậy, quần áo của Francis không có máu và không ai chứng minh được là cậu ta có mặt tại khu vực xảy ra vụ án hay không. Sau đó, cảnh sát bắt giữ một người đàn ông vô gia cư có tên Frank Felice. Có người nhìn thấy một gã ăn mặc bặm trợn trong khu vực xảy ra vụ án mạng. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát cũng chẳng thể kết tội được Frank Felice và anh ta được trả tự do ngay sau đó.
Video đang HOT
Báo chí Mỹ năm 1921 rúng động vị vụ án mạng nữ sinh Janette Lawrence
Tiếp theo, Frank Ruke bị bắt. Tuy nhiên, anh ta từ chối trả lời thẩm vấn của các điều tra viên. Cảnh sát đưa Frank Ruke đến hiện trường để đối chất bằng hành động. Nhưng Ruke kiên quyết không nhìn vào hiện trường vụ án nơi Janette bị sát hại. Và mặc dù trải qua một cuộc đấu tranh với các thám tử, Frank sau đó cũng được trả tự do.
Sự bất lực của công lý
Cho đến nay, giả thiết lớn nhất vẫn thuộc về Francis Kluxen. Vào tháng 10/1921 – thời điểm vụ án mạng Janette Lawrence xảy ra, Francis 14 tuổi. Cậu ta bị bắt gặp từng tranh cãi kịch liệt với Janette. Và sau vụ giết người ngày 6/10, người ta thấy mẹ của Francis đang giặt quần áo với một cái xô ở sân sau nhà mình. Tuy vậy, ở tòa án, mẹ của Francis Kluxen khẳng định khi đó bà ta đang lấy rượu nho làm màu để ngâm và nhuộm quần áo cho gia đình. Ngoài ra, cậu ta cũng có một cây bút Boy Scout – loại bút có thể gây ra tầm sát thương tương ứng với những vết thương như với cơ thể Janette.
Bia mộ của Janette Lawrence vẫn còn cho đến hôm nay
Francis Kluxen xuất thân từ một gia đình nổi tiếng tại New Jersey. Và đây có thể là lý do để các công tố viên từ chối kết tội anh ta. Một năm sau, khi không thể tìm thấy hung thủ, cảnh sát một lần nữa bắt giữ Francis để thẩm vấn. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, nhà chức trách chẳng tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào từ cậu con trai nhà Kluxen.
Sau này, Francis Kluxen có thêm một lần bị bắt năm 1934 vì tội trộm cắp. Dù vậy, cậu ta hoàn toàn không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, và cảnh sát thì cũng bất lực trong việc chứng minh Kluxen có tội. Kluxen qua đời ngày 15/4/1971 tại San Francisco dưới cái tên Francis Sayre. Ông ta kết hôn với Thelma và hạ sinh cô con gái có tên Evelyn Cavasovich. Và cũng bởi thế, vụ trọng án Janette Lawrence cho đến nay vẫn chưa thể tìm ra hung thủ thực sự.
Theo Danviet
Vụ xả súng đêm Halloween, khẩu súng lục và nghi án dung túng cho cái ác
Trong cuốn biên niên sử ghi lại những sự kiện lịch sử của tiểu bang Iowa (Hoa Kỳ), cho đến ngày nay vẫn còn một trang dành cho cái tên Walter Schenck - nạn nhân của một vụ giết người gây tranh cãi năm 1902.
Lịch sử có những lỗ hổng, những khoảng trống mãi mãi chẳng thể lấp đầy. Những vụ trọng án sau đây đã trở thành một phần bí mật của nhân loại, bởi vĩnh viễn người ta không thể truy tìm ra thủ phạm. Những gã sát nhân máu lạnh sau khi gây ra tội ác, đứng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật rồi cười nhạo vào cán cân công lý, trở thành nỗi ám ảnh của cả một lớp người.
Cái chết gây tranh cãi của Walter Schenck
Walter Schenck là một người đàn ông dễ mến. Sinh ngày 13/9/1876 tại thị trấn Washington, anh ta nổi danh ở tiểu bang Iowa bởi đức tính chịu khó, cương trực và thông minh. 21 tuổi, Walter kết hôn với Ida Lillian Volz. Vợ chồng họ có với nhau ba mặt con: Edna Irene Schenck Barnes, George Schenck và Helen Schenck Johnson.
Khẩu súng lục được cho là hung khí đã giết Walter Schenck
Đôi vợ chồng trẻ chăm chỉ làm lụng, không quản nắng mưa. Sau một khoảng thời gian tích lũy, cuối cùng nhà Schenck cũng mua được căn nhà ở số nhà 210, phố Thứ Hai quận Adair. Ngoài công việc chính cho công ty Adair City Constable, Walter cũng tham gia vào nhiều công việc khác, cốt để kiếm tiền nuôi 4 "tàu há mồm" đang trông chờ ở mình. Mái ấm nhỏ của Walter Schenck cứ thế êm đềm ngày qua ngày.
Nhưng rồi một sự kiện xảy ra đêm Halloween năm 1902 đã vĩnh viễn thay đổi cuộc sống của nhà Schenck. Thời điểm đến gần lễ hội Halloween, chính quyền thành phố e ngại những trò nghịch ngợm, quậy phá của đám thanh niên. Vì thế, giới quan chức thành phố quyết định thành lập các khu vực tự quản, tổ chức các cuộc tuần tra vào mỗi buổi tối để đảm bảo các công trình phục vụ dịp lễ hội không bị phá phách.
Schenck cũng nằm trong đội tự quản của khu phố Thứ Hai. Khoảng 9 giờ tối thứ Sáu, 31/10/1902, Walter Schenck ra khỏi nhà để đi tuần tra với hy vọng kiếm thêm ít tiền để lo cho các con, nhưng rồi đã không bao giờ quay trở về nữa. Đó là ngày Walter trở thành nạn nhân của một vụ giết người đã đi vào lịch sử nước Mỹ.
Sáng hôm sau, thi thể của Schenck được phát hiện ở trước cổng, trên đầu có một vết thương chí mạng do súng bắn. Cơ thể của người đàn ông 26 tuổi ấy lạnh ngắt, được tiên đoán đã chết trước đó vài giờ. Bên cạnh Schenck là một khẩu súng lục dạng ổ quay. Một ổ đạn đã được bắn ra, và cảnh sát khẳng định đây chính là hung khí giết Walter Schenck.
Động cơ dễ hiểu nhất, đây là một vụ cướp. Khi Walter Schenck ra khỏi nhà, anh có mang theo một ít tiền mặt. Buổi sáng hôm phát hiện thi thể, số tiền trong người Walter không còn nữa. Chắc hẳn kẻ thủ ác đã biết trước rằng Walter là người có tiền, và rồi quyết định xuống tay với người đàn ông xấu số ấy.
Tại sao nhà chức trách chậm chạp ra phán quyết?
Khi Walter Schenck bị bắn chết, anh chỉ mới 26 tuổi. Và 3 đứa con của anh, không đứa nào quá 4 tuổi, thậm chí cô con gái út Helen chỉ mới 1 tháng tuổi. Công chúng ở Iowa vô cùng giận dữ với tội ác này. Cả tiểu bang hướng về người vợ trẻ Ida và những đứa con thơ dại của họ bằng sự cảm thông. Không còn người đàn ông trụ cột trong gia đình, nguồn thu sa sút còn những đứa con Walter thì bước sang một cuộc đời khó nhọc.
Ngôi mộ của Walter Schenk vẫn còn cho đến ngày hôm nay
Trước sự phẫn nộ của đám đông, cảnh sát Iowa buộc phải vào cuộc. Thế nhưng giới chức bất ngờ đưa ra kết luận rằng Walter tự kết liễu cuộc đời mình, dù chẳng hề có bất cứ động cơ nào chứng tỏ anh ta sẽ làm như vậy. Bên cạnh đó, khuôn mặt Walter vô cùng hằn lên vẻ đáng sợ, như là đã trải qua những phút giây cuối cùng vô cùng kinh hoàng. Trên quần áo anh ta có vết bùn và dấu hiệu của một cuộc vật lộn. Do vậy, sẽ có kẻ khác phải chịu trách nhiệm cho cái chết ấy, chắc chắn không thể là vụ tự sát.
Thế nhưng ở thời điểm năm 1902, cảnh sát Mỹ vẫn chưa áp dụng điều tra bằng phương pháp vân tay. Dù có hung khí là khẩu súng, thì người ta cũng không khai thác được điều gì từ nó. Đến năm 1903, cảnh sát New York mới xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về dấu vân tay. Và đến năm 1910, dấu vân tay mới lần đầu tiên được sử dụng tại tòa án ở Hoa Kỳ, trong vụ giết Clarence Hiller ở Illinois.
Cảnh sát làm việc bê trễ một cách đáng ngờ trong cái chết của Walter Schenck. Và kẻ thủ ác ra tay sát hại Walter mãi mãi trốn thoát cán cân công lý, không bao giờ phải chịu trách nhiệm cho tội ác mà hắn gây ra. Sau này, có giả thiết cho rằng cảnh sát thực tế đã biết hung thủ thực sự, nhưng vì một lý do nào đó mà bức màn bí mật ấy không bao giờ được vén ra ngoài ánh sáng.
Theo Danviet
Rùng rợn những cái chết trong nghĩa địa khắp nơi trên thế giới Tờ Weirdworm điểm danh những câu chuyện rùng rợn về cái chết trong nghĩa địa trên khắp thế giới, càng khiến nơi này thêm đáng sợ, u ám trong suy nghĩ của nhiều người. Chạy trốn vào nghĩa địa rồi bị giết Năm 1991, một nữ sinh có tên Jessica Keen bị bắt cóc ở Columbus, bang Ohio, Mỹ. Bằng một cách nào...