Kẻ mang hình xăm “cỗ máy sex” và tội ác kinh hoàng giấu kín hơn 10 năm
Vile Andrew Timblin, một cựu vận động viên thể hình nổi tiếng với hình xăm “cỗ máy sex” vừa nhận bản án 21 năm tù vì cưỡng hiếp hai nữ sinh, trong đó có một cô bé 13 tuổi.
Timblin, 60 tuổi nhắm mục tiêu vào các nữ sinh để “thỏa mãn nhu cầu tình dục” của mình sau đó bịt miệng nạn nhân bằng cách khiến họ khiếp sợ trước hắn – một tên buôn ma túy sừng sỏ ở khu vực Stockport, Greater Manchester, nước Anh.
Chân dung Kẻ mang hình xăm “cỗ máy sex” hại đời 2 nữ sinh tuổi vị thành niên.
Cụ thể, đầu những năm 2000, Timblin hại đời nữ sinh 17 tuổi, nạn nhân đầu tiên của hắn. Tên ma cô dùng dao đâm vào đùi của thiếu nữ rồi cưỡng hiếp nạn nhân trong khi đang phê ma túy. Tội ác này của Timblin được giấu kín trong hơn 10 năm trước khi hắn hại đời một bé gái khác và bị bắt.
Nạn nhân đầu tiên đã không tố cáo Timblin ngay thời điểm đó mà phải nhiều năm sau mới đủ can đảm để vạch trần bộ mặt của hắn và đòi lại công bằng cho chính mình.
Nạn nhân thứ 2 của Timblin, kẻ có hình xăm trên ngực là “cỗ máy sex” là một cô bé mới 13 tuổi, bị hắn cưỡng hiếp 2 lần.
Video đang HOT
Phát biểu trước công luận, nạn nhân nhỏ tuổi nhất của Timblin cho biết: “Thật là những ký ức kinh hoàng khi phải hồi tưởng lại những gì mà Andrew Timblin gây ra cho tôi. Tôi chỉ mong hắn sẽ bị ngăn chặn để không thể hại đời bất cứ ai kể cả khi hắn bị tống vào tù”.
Nói về Timblin, thanh tra cảnh sát Gina Brennand của Stockport gay gắt lên án: “Timblin là một kẻ ghê tởm khi hắn tấn công 2 nạn nhân đều là những đối tượng dễ bị tổn thương và ép họ thỏa mãn ham muốn bệnh hoạn của hắn. Hành động của hắn không khác gì ác quỷ và nhóm điều tra rất vui mừng khi hắn bị đưa ra trước vành móng ngựa và phải chịu bản án thích đáng”.
Timblin, cựu vận động viên thể hình từng thi đấu cho đến năm 40 tuổi mới giải nghệ bị tuyên án 21 năm tù cho 13 tội danh cho cả 2 nạn nhân bao gồm cưỡng hiếp, tấn công tình dục, gây tổn hại thân thể của người khác…
Theo Danviet
Cảm động chuyện nữ y tá "cướp" cháu bé sắp bị chôn sống theo mẹ
Vì dám vượt qua hủ tục lệ làng, nữ y tá sau đó phải đối mặt với những lời buộc tội của dân làng. Nay chị đã có một gia đình hạnh phúc với đứa con chị đã cứu được và một đứa con ruột. Đó là nữ y tá người Xê Đăng - chị Hồ Thị Hiếu.
Nhắn đến chị Hồ Thị Hiếu, không ai quên câu chuyện cách đây 6 năm. Đầu tháng 9/2011, sản phụ Hồ Thị Yên ở làng Tắc Giang (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) chuyển dạ và sinh tại nhà riêng một bé trai nặng 2,5 kg. Sau khi sinh, do bị mất máu quá nhiều nên chị Yên tử vong tại nhà. Vì tập tục, gia đình và dân làng quyết định chôn sống cháu bé với mẹ của cháu.
Chị Hiếu và cháu Quốc Khánh
Một cuộc họp làng diễn ra và thống nhất, đám tang chị Yên phải tổ chức ngay hôm đó, đứa trẻ mới ra đời cũng phải chôn sống cùng mẹ. Dân làng Xê Đăng quan niệm nếu sinh xong mẹ qua đời thì phải chôn sống đứa trẻ theo mẹ.
Hay tin, cô y tá người Xê Đăng Hồ Thị Hiếu đang làm việc ở huyện quyết định băng rừng để cứu đứa nhỏ. Vừa băng rừng, chị vừa gọi điện cho em gái mình là Hồ Thị Hoàng đang ở làng đến để can ngăn, không để đứa bé vô tội bị chôn sống cùng mẹ. Tuy nhiên, nỗ lực của chị Hoàng đã thất bại khi bố của cháu bé quyết không đồng ý.
Không nản lòng, chị Hiếu nói em gái nhất quyết phải cứu được cháu bé. Theo hướng dẫn của Hiếu, trong lúc dân làng đang chuẩn bị chôn cất 2 mẹ con thì Hoàng bồng cháu bé bỏ chạy trong sự ngỡ ngàng của dân làng.
Chị Hiếu nhận lời động viên của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 3/2016 tại UBND huyện Nam Trà My, khi Phó Thủ tướng về tiếp xúc cử tri tại đây
Sau gần hai tiếng băng rừng, Hoàng, Hiếu gặp nhau và đưa cháu bé về Trung tâm y tế huyện nhờ các y, bác sỹ cứu giúp. Lúc này, cơ thể cháu bé tím tái, rốn vẫn chưa được cắt... Sau khi được chăm sóc y tế đầy đủ, cháu bé tươi tỉnh trở lại và chị Hiếu nhận bé làm con, đặt tên là Hồ Quốc Khánh. Dù lúc đó chỉ mới 25 tuổi và chưa có chồng nhưng chị Hiếu vẫn quyết nhận cháu bé làm con nuôi, chị bảo cái tên chị đặt là để nhớ về ngày 2/9, ngày đứa trẻ suýt bị chôn sống theo tục lệ của làng.
Cảm kích tấm lòng của nữ y tá Hiếu, anh Zơ Râm Phượng - chàng trai người dân tộc Cơtu ở huyện Nam Giang vượt đường xa qua thăm, rồi hai người nảy sinh tình cảm và nên nghĩa vợ chồng. Hằng ngày, chị vừa lo toan công việc ở trạm y tế xã Trà Cang vừa chạy vạy kiếm tiền mua sữa nuôi Khánh lớn khôn đến ngày hôm nay. Chị Hiếu lại vừa được giao giữ chức Trưởng trạm y tế xã Trà Cang và chị cũng vừa hạ sinh được một cháu bé.
Chị kể, khi "cướp" đứa bé, chị bị dân làng xem như "tội đồ" vì dám chống lại tập tục của dân làng. "Nhưng giờ đây dân làng đã hiểu, họ không còn gét bỏ mình nữa. Hủ tục trẻ sơ sinh phải chôn sống theo mẹ cũng đã được loại bỏ", chị Hiếu chia sẻ.
Theo chị Hiếu, người Xê Đăng ở Nam Trà My quan niệm nếu sinh con xong mẹ qua đời thì phải chôn sống đứa trẻ theo bởi nếu để lại không có ai chăm sóc, em bé còn quá yếu ớt nên cũng khó vượt qua. Theo tục lệ, nếu đứa trẻ đã cứng cáp, khoảng 10 ngày tuổi mà mẹ mất thì người bố có thể quyết định số phận của con. Trường hợp của bố Quốc Khánh, anh phải nghe theo dân làng dù có muốn hay không.
Chị Hiếu tâm sự, cuộc sống sau đó của hai mẹ con chị tưởng sẽ yên ổn nhưng phải đối mặt với nhiều áp lực sau đó. Chị nói lúc đó phải ở nhờ nhà người quen tại trung tâm huyện chứ không dám về làng; đứa em gái cũng ở đây một thời gian rồi mới dám về vì làng sợ "con ma xấu" đeo bám. Hơn nữa, một thiếu nữ chưa chồng như chị Hiếu lại có con, mà đó là đứa con của người khác, đứa con "cướp" được... đó là điều cấm kỵ với dân làng đồng bào Xê Đăng.
Để cho mọi sự nguôi ngoai theo thời gian, chị Hiếu đưa Quốc Khánh đến gặp già làng, gặp những người vẫn còn tin vào cái hủ tục đó để giải thích không có "con ma" nào cả và với sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, cuối cùng người dân cũng hiểu.
"Giờ đây dân làng đã hiểu, họ không những tha thứ cho việc làm của mình ngày đó mà còn hứa xóa bỏ hủ tục nữa", chị Hiếu nói. Và đến nay, hủ tục này đã không còn tồn tại ở huyện miền núi Nam Trà My nữa.
Theo Công Bính (Dân trí)
Gặp lại nữ y tá "cướp" cháu bé sắp bị chôn sống theo mẹ Vì dám vượt qua hủ tục lệ làng, nữ y tá sau đó phải đối mặt với những lời buộc tội của dân làng. Nay chị đã có một gia đình hạnh phúc với đứa con chị đã cứu được và một đứa con ruột. Đó là nữ y tá người Xê Đăng - chị Hồ Thị Hiếu. Nhắn đến chị Hồ Thị...