Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 8)
Cuối cùng, các thành viên của nhóm điều tra kết luận Albert DeSalvo chính là sát thủ họ cần tìm bấy lâu nay.
Luật sư F. Lee Bailey
Lời thú tội bất ngờ và đầy dễ dàng của DeSalvo khiến cảnh sát đặt nhiều nghi vấn. Có 3 trường hợp xảy ra: hoặc DeSalvo có tội thặt, hoặc hắn bị điên và cuối cùng là hắn có động cơ kiếm tiền.
Điều đáng chú ý là trong tù, DeSalvo trở thành bạn thân của George Nassar, một kẻ có chỉ số IQ cao gần tới mức như thiên tài, và có khả năng đặc biệt trong việc điều khiển người khác.
Tháng 3/1965, vợ của DeSalvo nhận được điện thoại của luật sư bào chữa cho chồng là F.Lee Bailey. Anh ta nói: “Trong vòng 24h tới, 1 việc nghiêm trọng sẽ đổ lên đầu chồng cô và tin đó sẽ lên đầu trang của các tờ báo”.
Hôm sau, Beck nhận được tin Albert DeSalvo thú nhận mình là sát thủ bóp cổ. Cô không sao tin được điều đó và tin rằng có kẻ đã trả tiền để xúi giục chồng mình làm như vậy.
Quả thực, trong tù, DeSalvo và George Nassar cùng bàn bạc về số tiền thưởng 110.000 đô la cho ai giúp phá vụ án “sát thủ bóp cổ”. DeSalvo biết rằng nếu nhận tội hắn có thể bị tử hình. Tuy nhiên, vì trong gần 20 năm trước đó, bang Massachusetts chưa hề có ai bị mức án này. Thêm vào đó, cảnh sát đang nghi vấn hắn bị tâm thần nên có thể hắn chỉ phải sống suốt đời ở bệnh viện nào đó chứ không phải chết. Bù lại, DeSalvo có thể kiếm tiền cho vợ con.
F. Lee Bailey, lúc đó là luật sư bào chữa cho George Nassar, biết được quyết định của DeSalvo. Ngày 6/3/1965, ông tới gặp hắn. Trong buổi nói chuyện (được ghi âm), DeSalvo không những khẳng định chính mình giết 11 người mà còn kể chi tiết từng vụ khiến vị luật sư không khỏi băn khoăn. Ông không biết DeSalvo thực sự có tội hay không khi lời khai của hắn quá rõ ràng, kể lại những chi tiết chỉ có người trong cuộc mới biết.
Ví như vụ tấn công bà Ida Irga vào tháng 8/1962, DeSalvo miêu tả chính xác vị trí phòng ngủ của căn hộ so với vị trí cửa vào:
Video đang HOT
“Tôi nhớ là mình đã đi qua phòng khách, phòng bếp rồi tới phòng ngủ. Trước phòng ngủ là bếp, và phòng ngủ ở cuối hành lang. Giường ngủ màu trắng. Giường không gọn gàng, có thể lúc tôi đến bà ấy đang dọn phòng. Có một chạn bát đĩa ở đó và khi tôi mở các ngăn kéo tủ ra thì chẳng thấy có gì ở bên trong, chẳng có gì hết. Rồi khi tôi nắm lấy cổ bà ấy…”.
Bailey hỏi tại sao anh ta lại tấn công một phụ nữ lớn tuổi như vậy?
“Không phải vì bà ta hấp dẫn. Bà ta là một phụ nữ. Thế là quá đủ đối với tôi”.
Về vụ tấn công cô sinh viên 22 tuổi Sophie Clark vào tháng 12/1962, DeSalvo kể:
“Cô ấy rất đẹp, cao, thân hình gợi cảm, mặc cái áo ngủ mỏng dính. Căn hộ có một cái cửa màu vàng nhạt… Sau khi dụ cô ấy làm người mẫu ảnh cho tôi, Sophie cho phép tôi vào nhà. Trong nhà có một chiếc giường tương tự như một chiếc ghế bành lớn, trên có những chiếc gối nhỏ nhiều màu. Phủ trên cùng là một tấm vải màu tím hoặc màu đen gì đó”.
Luật sư F.Lee Bailey ghi âm tất cả lời khai của DeSalvo. Dần dần, ông không còn tin DeSalvo bị ai đó dụ nhận tội nữa hay hắn bị điên mà quả thực đó chính là tên sát thủ bóp cổ hàng loạt.
Ông kể: “…Tôi hầu như chắc chắn người ngồi trước mặt mình trong căn phòng âm u đó là sát thủ hàng loạt. Bất kỳ ai có kinh nghiệm trong điều tra tội phạm đều có thể phân biệt sự khác nhau giữa một người kể về cuộc đời thực của mình và một người thêu dệt một câu chuyện. DeSalvo cho tôi cái cảm giác rằng anh ta đang nói chuyện rất thật vì anh ta không cân nhắc, lựa chọn từ ngữ, mà chỉ vận dụng đầu óc để nhớ lại những khung cảnh bản thân đã thực sự trải qua.”
Để trắc nghiệm lại suy đoán của mình, viên luật sư bật lại băng ghi âm cho 2 nhân viên điều tra là trung sỹ Donovan và Sherry nghe. Tuy nhiên ông bật cuộn băng với nhiều tốc độ khác nhau để họ không nhận ra giọng của DeSalvo.
Khi nghe lời thú nhận về vụ sát hại Sophie Clark với những chi tiết như khi gây án DeSolve có làm rơi một hộp thuốc lá xuống sàn…, Sherry khẳng định kẻ nhận tội miêu tả chính xác.
Những mối nghi ngờ ban đầu rằng DeSalvo chính là sát thủ bóp cổ dần dần được khẳng định là có cơ sở.
Rất nhiều chi tiết do DeSalvo cung cấp miêu tả chính xác các vụ giết người đã xảy ra. Hắn biết rõ có một cuốn sổ ghi chép để ở dưới giường của nạn nhân thứ 8, Beverly Samans. Hắn cũng biết cửa ra vào ở nhà Patricia Bissette có treo một chiếc chuông Giáng sinh. Hắn vẽ rõ ràng từng phần của các căn hộ và cho biết đã lấy một chiếc áo mưa trong căn hộ của Anna Sleser để mặc ra ngoài sơ mi, vì hắn đã cởi bỏ chiếc áo ngoài bị dính máu của mình. Các thám tử phát hiện, bà Sleser mua hai cái áo mưa giống hệt nhau và đã cho đi một chiếc, giữ lại một. Họ đưa ra trước DeSalvo 14 áo mưa khác nhau, và hắn chọn đúng chiếc mà bà Sleser đã mua.
Cuối cùng, sau rất nhiều tranh cãi quyết liệt, các thành viên của ban điều tra kết luận Albert DeSalvo chính là sát thủ họ cần tìm bấy lâu nay.
Theo 24h
Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 7)
Mọi chuyện đã vượt quá sức chịu đựng của lực lượng cảnh sát. Ngày 17/1/1964, quan chức tư pháp cao nhất bang Massachusettes là chưởng lý Edward Brooke đứng ra nhận điều tra vụ này.
Một đội điều tra đặc biệt được thành lập gồm thám tử thuộc lực lượng cảnh sát: Phillip DiNatale (Cảnh sát Boston), James Mellon, Stephen Delaney, Andrew Tuney (cảnh sát liên bang). Ngoài ra, còn có Tiến sĩ Donald Kenefick, cố vấn về y học - tâm lý.
Viên thống đốc bang còn trao thưởng 10.000 USD cho ai cung cấp thông tin giá trị.
Đội điều tra sau khi nghiên cứu 37.000 trang tài liệu liên quan tới vụ án đã kết luận "Hung thủ ít nhất 30 tuổi. Có thể già hơn một chút. Hắn vốn gọn gàng, làm việc có thứ tự và rất đúng giờ. Hắn là người lao động chân tay, hoặc thích làm những công việc lao động chân tay. Nhiều khả năng độc thân, đã ly thân hoặc ly hôn. Hắn không phải là người có vẻ ngoài điên dại. Hắn không có bạn thân, dù là nam hay nữ".
Ngoài ra họ còn mời Peter Hurkos, một chuyên gia về tâm linh nổi tiếng người Hà Lan, tham gia đội điều tra.
Và đây cũng là thời điểm gã thợ may Albert DeSalvo bị bắt vì tội giả danh người của hang thời trang, tới tận nhà các quý bà quý cô để tư vấn và hứa hẹn để họ tưởng bở (như đã trình bày ở kỳ 1). Khi bị bắt, ten này khai đi lừa hàng loạt như thế chỉ để thể hiện mình thông minh hơn mặc dù ít học và nghèo khó. Albert bị phạt 18 tháng tù giam.
Năm 1962, Albert được ra tù và hàng loạt vụ án hiếp, giết tại nhà xảy ra tại Boston.
Đầu tháng 11/1964, tức gần 3 năm sau khi được tự do, DeSalvo bị bắt trở lại vì bị tình nghi tới 1 vụ án đặc biệt.
Albert DeSalvo ki bị bắt
Trước đó, ngày 27/10, một kẻ lạ mặt đột nhập 1 căn hộ, kề dao vào cổ bà chủ và trói nạn nhân vào giường. Hắn cởi quần áo và vuốt ve nạn nhân. Cuối cùng hắn xin lỗi nạn nhân và hỏi cách ra khỏi khu nhà đó. Trước khi tẩu thoát, tên lạ mặt dặn: "Cô phải im lặng trong 10 phút".
Vì bị bịt mặt không nhìn thấy thủ phạm nhưng người phụ nữ nhớ rất rõ giọng hắn. Và lời miêu tả của cô khiến các thám tử điều tra nhớ tới DeSalvo.
DeSalvo được đưa tới một đồn cảnh sát và người phụ nữ nói trên xác nhận đây là người có giọng nói của kẻ đã tấn công cô.
Về phần DeSalvo, anh ta rất sợ hãi và lo sợ bị nhục nhã trước ma
Anh ta tỏ ra rất sợ bị làm nhục khi phải đưa tay cho họ còng trước mặt vợ mình. Tuy nhiên vợ của DeSalvo không tỏ ra ngạc nhiên, vì cô biết rõ chồng mình bị ám ảnh về tình dục. Không phụ nữ nào có thể đáp ứng đủ cho anh ta. Sự thực là, người đàn ông mặc quần xanh đã tấn công 4 phụ nữ chỉ trong một ngày tại các quận khác nhau của bang Connecticut. Cô khuyên anh nên nói sự thật và không che giấu bất kỳ điều gì.
DeSolva thú nhận đã đột nhập vào khoảng 400 căn nhà và thực hiện vài vụ cưỡng hiếp. Anh ta đã tấn công khoảng 300 phụ nữ ở 4 bang nằm gần nhau. Vì biết xu hướng hay phóng đại sự việc của DeSolva, cảnh sát không tin đó là con số chính xác. Hơn nữa, có thể nhiều nạn nhân khác khôngbáo cảnh sát vì xấu hổ.
DeSalvo được gửi tới Bệnh viện Bridewater State để kiểm tra sức khỏe.
Theo 24h
Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 5) Dưới lớp chăn, kẻ giết người buộc rất nhiều tất quanh người cô và thắt lại thành hình nơ bướm. Bissete bị hãm hiếp dù đang mang thai. Phòng của cô cũng bị lục tung. Helen Blake 3 tuần sau, lại thêm một phụ nữ, cũng ở khu Back Bay, bị giết chết. Đó là cô Patricia Bissete, 23 tuổi, thư ký tại...