“Kẻ khùng” thời lợn ế hay rồng ẩn trong núi
Từ năm 2012 Hùng Đại Sơn sang ngang nuôi lợn, mặc dù hiện nay cả nước đang ra sức giải cứu đàn lợn thì ông lại ung dung ngồi uống rượu và xây thêm gần 1.000m2 chuồng lợn…
Dân làm mỏ ở Yên Bái không ai là không biết Nguyễn Văn Hùng, GĐ Cty Hùng Đại Sơn, trụ sở đóng tại tổ 10, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. Người ta gọi ông là Hùng Đại Sơn để phân biệt với Phạm Mạnh Hùng, GĐ Cty Hùng Đại Dương. Cả hai người đều là chủ mỏ đá trên đất Lục Yên.
Ông Hùng Đại Sơn giới thiệu con lợn đực giống lấy từ Sơn La về
Đặt chén rượu xuống bàn ông cười khơ khơ: Người ta bảo tôi là thằng điên, khi khắp nơi đang kêu la vì không bán được lợn, thì tôi lại xây thêm chuồng lợn. Tức là tự chui đầu vào chỗ chết. Tôi bỏ ngoài ta tất cả, bởi tôi nuôi lợn không giống ai. Vì thế, lợn của tôi vẫn xuất bán bình thường, mặc dù giá có giảm chút ít…
Quyết làm giàu vị bị nghi ăn trộm
Ông sinh năm 1964, tuổi rồng, thầy số bảo ông là con rồng ẩn trong núi. Nhưng ông tự nhận là con rồng đất, suốt ngày vật lộn với đất đá, cỏ cây chả sung sướng gì. Sinh ra và lớn lên tại thôn Làng Mường, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên một vùng đất xa xôi và hẻo lánh của tỉnh Yên Bái. Là vùng quê thuần nông, ngay từ thuở nhỏ ông sống trong sự nghèo túng, bữa đói bữa no. Mặc dù học hết phổ thông và được gọi vào một trường chuyên nghiệp, nhưng thương cha mẹ già yếu, nghèo khổ nên ông đành bỏ dở ước mơ học hành ở lại quê để đỡ đần cha mẹ.
Một tai họa ập xuống đầu ông khi chưa làm được việc gì giúp đỡ cha mẹ, đó là chuyện một gia đình ở Vĩnh Lạc mất chiếc máy khâu. Mấy chục năm trước gia đình nông dân nào có máy khâu thì được xếp vào diện khá giả, bởi máy khâu là một tài sản rất có giá trị lúc bấy giờ. Người ta nghi cho ông lấy trộm, trưởng công an xã gọi ông lên thẩm vấn.
Nỗi uất nghẹn chất chứa trong lòng trước những lời dị nghị của dân làng khiến ông không thể kìm nén được sự tức giận. Ông nắm tay đập xuống bàn hét lớn: Các ông căn cứ vào đâu mà nghi cho tôi lấy trộn máy khâu của người ta. Cú đấm mạnh đến nỗi khiến mặt bàn bằng gỗ vỡ làm đôi. Sau một thời gian điều tra kết luận ông không dính dáng trong vụ mất trộm đó. Ông uống ực chén rượu như uống nỗi đắng cay vào lòng: Anh ạ, từ hôm đó tôi nghĩ mình phải làm giàu để không ai có thể coi khinh mình được…
Con đường để trở thành chủ mỏ lừng lẫy như ngày hôm nay trên đất Lục Yên dài lắm, ông bảo không thể kể hết trong một ngày được. Vào năm 2001 ông thành lập HTX khai thác và vận chuyển vật liệu xây dựng, thời gian đó đoàn xe tải của tỉnh Phú Thọ chuyên chở cho các mỏ than ở Quảng Ninh thất nghiệp, ông đã nhập vào HTX của mình 35 đầu xe lên Lào Cai chở thuê quặng và đất đá cho Công ty Apatit Việt Nam. Sau khi đã có lưng vốn, năm 2003 ông thành lập Cty TNHH Xây dựng sản xuất & Thương mại dịch vụ Hùng Đại Dương khai thác đá trắng xuất khẩu.
Cơ duyên không ngờ
Từ chủ mỏ ông bước sang lĩnh vực chăn nuôi lợn như cơ duyên mà ông chẳng ngờ tới. Đó là năm 2012 khi ông sang thành phố Sơn La thăm gia đình ông Tòng Bình là em bà Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hội, hôm ấy bà cũng về thăm nhà.
Video đang HOT
Cha ông Tòng Bình là cụ Tòng Sương trong những năm chạy loạn thời chống Pháp đã dẫn bầu đoàn thê tử vượt sông Đà qua đất Phù Yên chạy qua Văn Chấn rồi lên Lục Yên vào tận Vĩnh Lạc. Gia đình cụ Tòng Sương một thời tá túc trong ngôi nhà của gia đình ông Hùng Đại Dương. Sau khi hòa bình lập lại, gia đình cụ Tòng Sương cùng những gia đình khác hồi hương về Sơn La. Chính vì thế hàng năm hai gia đình vẫn qua lại thăm thân.
Hôm ấy, ông Tòng Bình bắt con lợn rừng mổ đãi khách, nhìn thấy con lợn đực dáng đẹp, lông cứng dày gần gang tay ông Hùng thích quá bảo: Bác Tòng Bình ơi, em muốn xin bác con lợn này mang về Lục Yên làm giống, con lợn đẹp thế này mà giết thịt thì tiếc lắm… Ông Tòng Bình chưa biết xử trí thế nào thì bà Tòng Thị Phóng bảo: Thôi, chú Hùng thích con lợn ấy thì cho chú ấy về làm giống, bắt con khác mổ cũng được…
Những con lợn lai lợn rừng khi nhỏ đều có sọc dưa
Khi mang con lợn đó về ông mới xây chuồng trại tìm những con lợn đen giống địa phương cho phối với con lợn kia, rồi ông mua giống lợn Móng Cái, lợn Mường Khương, lợn ỉ, lợn ngoại… Bây giờ đàn lợn của gia đình nhà ông có hơn 350 đầu lợn, trong đó có 3 con đực giống, 30 lợn nái, 167 lợn choai, 150 con lợn thịt. Có thể gọi “tập đoàn” lợn của gia đình ông Hùng Đại Dương có 50% máu lợn rừng.
Ông Hùng dẫn tôi đi xem chuồng trại chăn nuôi lợn rừng, chúng được nuôi bằng thức ăn truyền thống: Ngô khoai, cám bã, rau lang, rau muống, thân cây chuối chặt trên rừng. Tôi thấy một thứ rau rất lạ, lá to như lá bàng có lông, thân thảo nhưng rất mềm ông trồng xung quanh bờ ao, bờ ruộng.
Tôi hỏi đây là loại rau gì, đông đáp: Tiếng địa phương là Co bơ nhưỡng, đây là một cây thuốc mọc ở trên rừng, bà con người Dao lấy về cho lợn ăn sống hoặc nấu cùng với cám cũng được. Lợn ăn lá cây này cùng một số lá cây rừng khác thì giun sán đều bị tẩy hết, lợn lớn nhanh, thịt săn chắc và có mùi thơm như được ướp thảo dược. Vì thế, những người bạn của tôi tận Hà Nội đã đánh xe lên đây mua lợn về ăn. Mỗi năm tôi bán trên 200 con lợn choai choai 25-30 kg để làm lợn quay, vài chục tấn lợn thịt không quá vất vả như các trang trại khác. Năm ngoái khi lợn chưa bị rớt giá như hiện nay, lợn của gia đình tôi đều bán với giá 110.000 – 120.000đ/kg mà vẫn không đủ bán. Nay lợn rớt giá thì tôi vẫn bán được 90.000 -100.000đ/kg.
Ông Hùng Đại Sơn giới thiệu cây Co bơ nhưỡng
Tin vào sản phẩm lợn sạch của mình, mặc dù thị trường lợn thịt đang khủng hoảng thừa thì ông lại mở rộng hệ thống chuồng trại lên gần 1.000m2 cho đủ nuôi 1.500-2.000 con, ông bảo: Nhiều người nói tôi là điên rồ, lợn thịt đang ế ẩm ông lại mở rộng chăn nuôi để mà chui đầu vào chỗ chết à? Tôi nghĩ, sản phẩm chất lượng cao thì không bao giờ sợ ế. Sau khi kiểm tra các tiêu chuẩn của cơ sở chăn nuôi của gia đình tôi, ngày 26/5 Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái đã cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho HTX Đại Sơn do con trai tôi làm GĐ chuyên SX kinh doanh nông lâm sản và thủy sản sạch. Ngày 22.6 chính thức khai trương cửa hàng thịt lợn sạch đầu tiên trên đất Lục Yên.
Tiếng lành đồn xa, GĐ Cty CP Đầu tư thương mại phát triển Ánh Dương là bà Dương Thanh Mỹ Hà có chuỗi cửa hàng nông sản thực phẩm sạch ở Hà Nội đã lên tận Lục Yên thăm cơ sở chăn nuôi lợn sạch của HTX Đại Sơn tính chuyện ký kết mua bán sản phẩm.
Đàn lợn rừng
Ông Hùng Đại Sơn có ba người vợ, người vợ đầu làm ruộng sinh cho ông 4 người con, bà đã qua đời vì một tai nạn, người vợ thứ hai quê ở Sơn La xinh như mộng giúp ông cai quản những mỏ đá mà ông vừa mới chia tay được ít năm. Bây giờ thì ông lấy một cô gái kém con út ông đến mấy tuổi, ông cười bảo: Cô vợ này sẽ giúp tôi cai quản đàn lợn lai lợn rừng. Mệt đấy chứ không đùa!
Tôi nghĩ cô bé này chưa chắc là người vợ cuối cùng của ông, bởi ông còn cường tráng lắm. Bởi rồng ẩn sẽ có nhiều điều bất ngờ trong chuyện làm ăn và cả chuyện tình duyên…
Theo Thái Sinh (Nông nghiệp Việt Nam)
"Giải phóng" nông sản: Bộ NNPTNT sẽ mở hàng loạt thị trường mới
"Ngành nông nghiệp cần giải quyết 2 nút thắt là tổ chức sản xuất theo quy mô lớn tập trung và mở rộng thị trường xuất khẩu" - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (ảnh) cho biết khi trả lời phòng vấn của NTNN/Dân Việt ngày 30.6.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trong năm 2017, ngành nông nghiệp phải đối mặt với 2 thách thức lớn nhất. Thứ nhất là tiếp tục phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp; thứ hai là thị trường ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, qua quá trình tổ chức thực hiện với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của bà con nông dân trong việc triển khai quyết liệt cơ cấu lại nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực nên những thách thức đã dần được tháo gỡ.
Trong tình hình đó, Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả nổi bật gì?
- 6 tháng đầu năm, ngành đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Về tốc độ tăng trưởng, Chính phủ giao chỉ tiêu 3,05%/năm thì qua 6 tháng đã đạt 2,65%. Về mục tiêu xuất khẩu (XK), qua 6 tháng kim ngạch XK đã đạt 17,1 tỷ USD, trong đó toàn bộ các ngành hàng lớn đều đảm bảo chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, về số xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, theo chỉ tiêu Chính phủ đề ra chúng ta phải đạt 30% số xã thì đến thời điểm này cả nước đã có 30,76% số xã đạt chuẩn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, công tác chế biến sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. (ảnh: Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty CP XNK thủy sản Cần Thơ (TP Cần Thơ). Ảnh: Q.T
Trong 6 tháng còn lại của năm 2017, Bộ NNPTNT có những giải pháp gì nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 3,05%, thưa Bộ trưởng?
- Từ những kết quả đạt được của 6 tháng đầu năm, trên cơ sở đánh giá những khó khăn và thuận lợi đối với lĩnh vực NNPTNT cho thấy những nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm là rất lớn, vì vậy toàn ngành phải tập trung cao nhất, nỗ lực thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra.
Cho dù chúng ta đã đạt được những kết quả khả quan trong nửa đầu năm, nhưng để đạt con số tăng trưởng 3,05% GDP của toàn ngành trong cả năm, đòi hòi sự chỉ đạo quyết liệt, trong đó phải gỡ được 2 nút thắt. Một là phải tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, tập trung, thứ hai là khâu mở rộng thị trường. Ngành cũng nhận thức rất rõ về vấn đề này, hiện nay trong nhóm giải pháp từ nay đến cuối năm, ngành đang phối hợp với Trung ương, địa phương, các tổ chức hiệp hội ngành hàng để giải quyết các nút thắt.
Cụ thể, Bộ NNPTNT sẽ "gỡ" như thế nào, thưa Bộ trưởng?
- Công tác chế biến sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, Bộ đã và đang tập trung phối hợp cùng Bộ KHĐT sớm hoàn thiện, chỉnh sửa Nghị định 210, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, làm hạt nhân liên kết sản xuất với bà con nông dân và đẩy mạnh chế biến. Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng đang phối hợp các hiệp hội địa phương để tập trung phát triển thị trường trong nước và XK, nhằm không chỉ đạt mục tiêu 33 tỷ USD XK nông sản mà quan trọng hơn là chấm dứt được tình trạng được mùa rớt giá, tăng giá trị và thu nhập cho bà con nông dân.
Công tác phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Nhật Bản, EU, châu Âu, Trung Quốc...) sẽ được chú trọng nhằm kịp thời cảnh báo và tập trung tháo gỡ các rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp khi XK nông sản. Tiếp tục đàm phán để có các thỏa thuận song phương với các nước tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm thủy sản như thỏa thuận liên quan đến NK tôm chưa nấu chín vào Úc, XK trứng gia cầm vào Myanmar; thịt lợn, sữa và sản phẩm sữa, cá rô đồng, nghêu... vào Trung Quốc, rau quả sang Đài Loan...
Bên cạnh đó, Bộ cũng đẩy mạnh thực hiện "Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030", hoàn thiện "Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chủ lực Việt Nam đến năm 2020" đối với một số sản phẩm chè, cà phê, xoài, thanh long, cá tra... gắn với chỉ dẫn địa lý. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm quảng bá sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm sạch, an toàn, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, thủy sản an toàn tại thị trường trong nước.
"Chúng ta không chỉ nhắm đến thị trường Trung Quốc mà cả các thị trường khác với các sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn mảnh, riêng thịt lợn nhỡ chúng ta xuất khẩu nguyên con. Ngành chăn nuôi cũng đang chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như phương tiện để tiến tới XK thịt lợn mảnh, nhằm giúp ngành chăn nuôi sớm phục hồi và quan trọng hơn là tạo đà để phát triển bền vững". Bộ trưởng Nguyễn XuânCường
Hiện bà con nông dân rất trông đợi vào thị trường XK thịt, Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
- XK thịt là bài toán khó không phải trong mấy tháng mà có thể giải quyết được, tuy nhiên hiện nay ngành đang nỗ lực. Ngày 1.7, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị với các nhà XK cũng như nhà phân phối, doanh nghiệp lớn triển khai tổ chức sản xuất chuỗi với bà con nông dân để chúng ta sớm có lô hàng XK thịt gà đầu tiên đi các thị trường lớn, trong đó có thị trường Nhật Bản.
Tiếp sau hội nghị này, chúng tôi sẽ tổ chức một hội nghị ở phía Bắc về XK thịt lợn. Chúng ta không chỉ nhắm đến thị trường Trung Quốc mà cả các thị trường khác với các sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn mảnh, riêng thịt lợn nhỡ chúng ta XK nguyên con. Hiện nay ngành chăn nuôi cũng đang chuẩn bị tích cực cơ sở vật chất cũng như phương tiện để tiến tới XK thịt lợn mảnh, nhằm giúp ngành chăn nuôi sớm phục hồi và quan trọng hơn là tạo đà để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo danviet
Nông dân gặp khó, có cán bộ Hội Trước những khó khăn của người chăn nuôi lợn về tình trạng lợn ế và giá bán tại chuồng giảm mạnh, Hội Nông dân (ND) các tỉnh, thành phố đã lập tức vào cuộc, nỗ lực đưa ra những phương án hỗ trợ người chăn nuôi, đặc biệt là tổ chức các điểm bán thịt lợn sạch... "Cầu nối" nông dân với người...