Kể không hết món ngon Hội An, một lần nếm, cả đời không quên
Về với Hội An, về với những bức tường vàng trầm mặc màu thời gian, những giàn hoa giấy hồng rực mát rượi lòa xòa mà không ghé chân thưởng thức những món ăn này thì thật là thiếu sót lớn.
Đặc sản Hội An phong phú, đa dạng, vừa thể hiện sự tinh tế, hoài hòa trong cách chế biến, vừa mang đậm tính dân dã, mộc mạc của người dân thân thiện nơi đây.
Không chỉ có du khách Việt Nam mà ngay cả bạn bè quốc tế cũng phải dành không biết bao nhiêu mỹ từ để ca ngợi độ ngon xuất sắc của những món ngon phố Hội.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta có câu: Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Được mệnh danh là món ăn vạn người mê, từng được báo chí thế giới nhiều lần ngợi khen hết lời, xuất hiện trên thực đơn Việt Nam tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, cơm gà Hội An là một trong những niềm tự hào của người dân nơi đây để giới thiệu với khách quý xa gần.
Đĩa cơm gà Hội An là sự kết hợp hài hòa tinh tế của những hạt cơm gạo vàng óng, mềm thơm, rất đậm vị do được ngâm trong nước nghệ và nấu cùng nước dùng gà, của những sợi thịt gà ta xé nhỏ da giòn, thịt ngọt bóp đẫm muối tiêu chanh, của hành tây, rau răm, ớt và đủ loại rau thơm tươi xanh từ làng rau Trà Quế nổi tiếng.
Thực khách khó tính đến mấy cũng sẽ bị chinh phục bởi món cơm gà béo – món ngon Hội An – mềm, ngọt, thơm và kì lạ thay, ăn xong cảm giác thòm thèm còn đọng lại mãi.
Bánh mì – món ăn đường phố tưởng chừng rất bình dị nơi đây lại khiến rất nhiều blogger, chuyên gia ẩm thực, ngôi sao trên thế giới phải lặn lội cất công tới tận Hội An nếm thử và dành tặng lời khen, bình chọn là món ăn ngon và đáng thưởng thức nhất. Điều gì đã làm nên chất lượng và danh tiếng cho bánh mì Hội An đến như vậy?
(Ảnh Instagram: liboiky)
Tại Hội An, bánh mì luôn phải được giữ nóng, đảm bảo độ giòn nhưng không quá cứng của lớp vỏ và độ mềm, dai của bột bên trong. Điểm nhấn của bánh mì chính là phần nhân với thịt xíu thấm gia vị, chín mềm và pate béo ngậy, dậy mùi thơm đặc trưng chỉ có ở phố Hội.
(Ảnh Instagram: hungry.hippos.eat)
Ngoài ra, nhân bánh còn có bơ và dầu ăn vàng óng tự làm, chả thập cẩm bò heo, xíu mại, giăm bông… rau sống Trà Quế, đu đủ bóp chua thanh mát và nước sốt đậm đà, mang đến sức hấp dẫn không thể chối từ.
Không hề kém cạnh hơn so với cơm gà hay bánh mì về độ nổi tiếng tầm quốc tế, món cao lầu của Hội An cũng từng được tạp chí Mỹ Huffington Post vào năm 2014 khen ngợi là kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam.
Không phải bún, chẳng phải phở, sợi cao lầu gần giống như sợi mì, có độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Đặt trên sợi cao lầu là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ, đậu phộng rang giã nhỏ và rưới trên cùng là nước sốt khi làm xá xíu rất đậm đà. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn. Ăn kèm với cao lầu – món ngon Hội An – có rau cải con, giá trụng, rau thơm, rau quế…
Video đang HOT
(Ảnh Instagram: relishthememory)
Cái tên lạ tai cao lầu có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món cao lương mĩ vị, chuyên dành cho người giàu có và khi ăn họ sẽ ngồi trên lầu. Món ăn vốn được gọi mang lên lầu, dần quen rút lại chỉ còn cao lầu.
Hoành thánh có vỏ bánh làm từ bột mì có trứng gà, nhân đa dạng đủ loại từ thịt xay, tôm tươi quết nhuyễn đến cà rốt, củ đậu thái sợi,… Đến với phố Hội, du khách có cơ hội thưởng thức hoành thánh dưới nhiều hình thức khác nhau như: hoành thánh chiên, hoành thánh nước, hoành thánh mỳ…
Hoành thánh mỳ nóng hổi dai ngon và ngọt thơm. Hoành thánh chiên giòn tan và rất thơm, rất đậm đà cùng nước tương có chút ớt tươi cay nồng, làm vừa lòng những thực khách khó tính nhất.
Đây là món ăn nổi tiếng ngon và lạ của Hội An với hình dáng rất thanh nhã, quyến rũ nho nhỏ, xinh xinh như những bông hồng trắng.
Bánh bao, bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cũng như cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa thì mới đúng điệu, đậm đà.
Cắn miếng bánh trắng mịn, láng mướt, du khách sẽ cảm nhận được hương vị gạo lúa mới thơm dẻo, vị nhân tôm đất giã nhuyễn cùng ít tiêu, tỏi, hành, sả và gia vị bí truyền cực kì hấp dẫn.
Một chén chè bắp thanh ngọt sẽ khiến du khách cảm thấy mát dịu, thư giãn hẳn đi dưới cái nắng cháy oi ả của miền Trung.
Ở Hội An có vô số hàng chè được bày bán ở khắp các con phố nhưng có lẽ món chè nổi tiếng nhất là chè bắp Cẩm Nam vừa thơm, vừa ngọt, vừa béo. Hương vị ngọt ngào của bắp non, cay cay của gừng pha lẫn hương thanh nhẹ của đường sẽ làm du khách lưu luyến mãi.
Món ăn này là sự tổng hòa tinh tế của bánh ướt trắng phau mềm mịn, bánh tráng nướng giòn tan quyện trong mùi thơm hấp dẫn của hến xào đậm đà. Điểm nhấn khiến du khách ăn rồi lại muốn ăn hoài, ăn mãi là thứ nước chấm đặc biệt từ nước mắm cái, loại mắm chế biến từ cá cơm ướp muối, thêm vài thìa đường, thơm (dứa) băm nhuyễn, dầu và hành phi vừa tới.
Ai đã từng một lần ghé làng Cẩm Nam ăn bánh tráng đập hến xào ở những quán tranh ven sông Hoài Hội An sẽ không thể quên hương vị hấp dẫn này.
Bánh đập hến xào (Ảnh: VNE)
Về với Hội An, về với những bức tường vàng trầm mặc màu thời gian, những giàn hoa giấy hồng rực mát rượi lòa xòa mà không ghé chân làm chén bánh bèo thì quả là một thiếu sót lớn.
(Ảnh Instagram: fionaluc)
Đĩa bánh bèo – món ngon Hội An – mềm mại nóng hổi, tôm chấy thơm lựng, thêm miếng ram cao lầu giòn rụm hòa với vị mắm chua ngọt thanh thanh, đảm bảo ăn một lần là ghiền.
(Ảnh Instagram: foodyhoian)
Theo Khám Phá
[Chế biến] - Cách nấu chè bắp thơm ngon, thanh mát giải khát ngày hè
Mùa hè mà được thưởng thức cốc chè bắp thơm phức, thanh mát thì còn gì bằng nhỉ. Cách nấu chè bắp không khó, chị em hãy thử nhé!
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 2 bắp ngô ngọt
- 50gr đậu xanh cà vỏ
- 1 bó lá nếp
- 500ml nước lạnh
- 100gr chân trâu
- 300gr đường trắng
- Nước cốt dừa (1 gói bột cốt dừa)
- 2 thìa bột năng
- 1 gói rau câu dẻo
PHẦN 2: CÁCH NẤU CHÈ BẮP
Bước 1: Ngô tách lớp vỏ ngoài, dùng dao tách lấy phần hạt theo chiều dọc. Phần lõi ngô để lại sau đó rửa sạch phần hạt và lõi ngô để ráo.
Bước 2: Cho lõi ngô vào nồi cùng 3 cái lá nếp và 500ml nước đun sôi. Sau đó vớt lá nếp, lõi ngô bỏ đi.
Bước 3: Đặt một nồi nước lên bếp đun sôi, thả hạt trân châu vào luộc tới khi hạt trân châu chín nổi lên và thấy trong thì vớt hạt chân trâu ngâm vào âu nước lạnh.
B ước 4: Hòa 1 gói bột rau câu với 200gr đường và 1,5 lít nước sau đó đun sôi. Trong khi đợi rau câu sôi thì cho phần lá nếp đã rửa sạch, cắt nhỏ vào máy xay xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Khi rau câu sôi khoảng 2-3 phút thì cho phần nước cốt lá dứa vào khuấy đều và đổ thạch rau câu lá dứa ra âu đợi nguội.
Bước 5: Đậu xanh vo sạch ngâm mềm trong khoảng 2 giờ. Sau đó thả vào nồi nước ngô cùng ngô hạt. Đun khoảng 10-15 phút hoặc khi thấy hạt đậu xanh nở mềm, hạt ngô chín thì hạ bớt lửa đun liu riu.
Bước 6: Hòa tan 2 thìa bột năng với chút xíu nước sau đó đổ vào nồi chè ngô khuấy nhẹ. Khi thấy chè ngô sền sệt là được.
Hòa tiếp 2 thìa bột năng với 50ml nước cốt dừa với 500ml nước đun sôi.
Cho chè bắp ra cốc hoặc bát sau đó thêm thạch, nước cốt dừa cùng chút đá vào và thưởng thức.
Cách nấu chè bắp không khó, chị em hãy thử nhé!
Chúc bạn thành công với cách nấu chè bắp lá dứa thơm ngon cho cả nhà thưởng thức!
Theo Hương Quý
Khám phá
[Chế biến] - Thưởng thức chè ngô bột báng ngon ngọt, dẻo thơm thật đã Chè ngô bột báng ăn nóng hay lạnh đều ngon vô cùng. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - 120gr bột báng - 3 trái bắp - 1 lá nếp (lá dứa) - 800ml - 1 lít nước - 90-100gr đường - Phần nước cốt dừa: 200ml nước cốt dừa; 15gr đường; 1 muỗng cà phê tinh bột bắp 30ml nước hòa sẵn...