Kê khai tài sản, thu nhập xong trước 31-12
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Giám đốc các sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc TP triển khai công tác kê khai tài sản, thu nhập năm 2012.
Việc kê khai bản khai tài sản, thu nhập năm 2012 phải hoàn thành trước ngày 31-12-2012. TP cũng yêu cầu, thời gian báo cáo tổng hợp kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2012 đối với xã, phường, thị trấn và đơn vị trực thuộc quận, huyện, thị xã gửi báo cáo trước ngày 31-1-2013 theo quy định. Đối với quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành và các đơn vị trực thuộc phải xong trước ngày 1-3-2013. TP giao Sở Nội vụ rà soát, thống kê đầy đủ danh sách các sở, ban, ngành, tổ chức, đơn vị trực thuộc; báo cáo UBND TP để làm cơ sở theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng nói chung trong đó có công tác kê khai tài sản, thu nhập nói riêng.
Theo ANTD
Quy định kê khai tài sản chưa chặt chẽ
Liên quan đến các quy định về kê khai tài sản trong dự luật Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Trường Thành - Đoàn luật sư TP.Cần Thơ.
Tiếp xúc cử tri tại quận 1, TPHCM ngày 26.11, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định: "Không ai có quyền cấm báo chí chống tham nhũng". Ảnh: TTXVN
Luật sư Thành cho rằng:
- Về mặt pháp lý, các quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng về kê khai tài sản từ góc nhìn thực tiễn, tôi thấy quy định chưa được chặt chẽ. Thứ nhất, tại Điều 46a về công khai bản kê khai tài sản, thì giữa quy định ở khoản 1 và khoản 2 đều không có sự đồng nhất, khoản 1 quy định rằng "Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc", khoản 2 lại quy định "Bản kê khai tài sản của người ứng cử đại biểu Quốc hội (QH), đại biểu HĐND phải được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác của người đó".
Thực tiễn cho ,hơn 70% số đại biểu QH và đại biểu HĐND hiện nay đều là cán bộ công chức, viên chức nhà nước, nên khi thực hiện điều luật sẽ dẫn đến trùng lặp, mất thời gian. Mặt khác, thực tiễn đấu tranh tham nhũng cho thấy, hầu hết việc phát hiện tham nhũng đều từ những tố cáo của công dân hoặc sự phát hiện của cơ quan báo chí. Trong khi đó, việc công khai tài sản lại chỉ bó hẹp trong cơ quan, đơn vị công tác, nơi làm việc là chưa phát huy hiệu quả của luật.
Thứ 2: Khoản 2, Điều 47 quy định về xác minh tài sản là không đầy đủ đối với tất cả các đối tượng công khai bản kê khai tài sản được quy định tại Điều 46a. Cụ thể, theo quy định tại Điều 46a có 3 đối tượng công khai bản kê khai tài sản gồm: Cán bộ công chức, viên chức nhà nước có nghĩa vụ kê khai; người ứng cử đại biểu QH, HĐND; người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại QH, HĐND.
Khoản 2, Điều 47 chỉ quy định "Người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản ra quyết định xác minh tài sản". Như vậy "người ứng cử đại biểu QH, HĐND, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại QH, HĐND mà không phải là cán bộ công chức, viên chức thì ai là người có quyền ra quyết định xác minh tài sản?".
Thứ 3: Về Điều 47a, thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, điều luật quy định chưa đầy đủ. Cụ thể: UBMTTQ các cấp đã được xác định là tổ chức có thẩm quyền chung phản biện hoạt động của cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp, nhưng luật chỉ quy định UBMTTQ chỉ có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người ứng cử đại biểu QH, HĐND là chưa đầy đủ. UBMTTQ phải được quyền yêu cầu xác minh tài sản của tất cả các đối tượng phải công khai bản kê tài sản theo quy định tại Điều 46a.
Tại cuộc họp tiếp xúc cử tri ngày 26.11.2012 tại quận 1 (TPHCM), Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định "Không ai có quyền cấm báo chí chống tham nhũng", nhưng điều luật lại không quy định "quyền yêu cầu xác minh tài sản của cơ quan báo chí" sẽ hạn chế việc báo chí tham gia tích cực vào đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Để cho việc kê khai tài sản thực sự có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng thì cần phải có những quy định gì? Có cần mở rộng đối tượng kê khai, ngoài cá nhân người có chức vụ không, thưa ông?
- Để việc kê khai tài sản thực sự có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng, phải có 2 điều kiện.
1/ Điều kiện cần là các văn bản hướng dẫn thi hành việc kê khai công khai tài sản phải đảm bảo các yếu tố đầy đủ, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, tuyên truyền.
2/ Điều kiện đủ: Phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Việc mở rộng đối tượng kê khai ngoài phạm vi người có chức vụ, quyền hạn hiện nay là rất cần thiết. Bởi thực tế, người có chức vụ, quyền hạn thường sẽ dùng thủ đoạn để người thân thích không nằm trong đối tượng kê khai đứng tên tài sản, thậm chí còn chuyển dịch tài sản phải kê khai cho vợ bé, con ngoài giá thú...
- Xin cảm ơn ông!
Theo laodong
Tăng gấp đôi phí sử dụng hè, lòng đường trông giữ ô tô Tại kỳ họp lần này, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét việc điều chỉnh tăng mức phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi trông giữ ô tô. Theo đề nghị của UBND TP, mức phí này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, ông Nguyễn Tuấn Thịnh, Phó trưởng Ban Kinh tế ngân sách - HĐND TP đã trao đổi...