Kê khai phải công khai
Từ ngày 5-9-2013, Nghị định 78/CP về minh bạch tài sản, thu nhập vừa được Chính phủ ban hành sẽ chính thức có hiệu lực. Nghị định kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự chậm trễ của nhiều bộ, ngành, địa phương trong việc kê khai tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn. Từ năm 2007 đến nay đã có tới ba nghị định cùng nhiều thông tư về vấn đề này, song dường như chưa phải là “phương thuốc” đặc trị tình trạng minh bạch hóa tài sản, thu nhập để phòng chống tham nhũng.
Báo cáo mới nhất của Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2012 đã có báo cáo kê khai tài sản, thu nhập của 17 bộ, 7 cơ quan Chính phủ, 8 cơ quan, tổ chức thuộc Trung ương, 56 tỉnh, thành phố và 14 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Đến nay vẫn còn 13 bộ, ngành ở Trung ương, địa phương chưa gửi báo cáo kết quả kê khai theo quy định. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhận xét, các cấp các ngành đã tích cực thực hiện các quy định của pháp luật và bước đầu đã hình thành tài liệu về kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, việc thống kê, báo cáo còn tình trạng số liệu trùng lặp, chưa chính xác.
Thanh tra Chính phủ cũng thừa nhận việc kê khai còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp. Mục tiêu chính của kê khai là để loại trừ tài sản bất minh. Nghị định 78/CP đã có quy định chặt chẽ hơn Nghị định 68/CP về minh bạch tài sản, thu nhập. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định cần có thêm quy định những tài sản, thu nhập không nằm trong bản kê khai thì phải bị thu hồi, sung công quỹ. Nghị định cũng “vô tình” tạo ra những “kẽ hở” khi quy định những tài sản, khoản tiền mặt giá trị từ trên 50 triệu đồng mới phải kê khai sẽ dễ bị chia nhỏ để lách. Giá trị tài sản còn được xác định bằng tiền phải trả khi mua cũng là một “kẽ hở”, bởi thực tế hiện nay, các giao dịch bất động sản vẫn được ghi giá rất thấp so với giá thực phải trả giữa bên mua và bên bán để giảm thuế. Bàn về việc công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai, nhiều ý kiến lo ngại việc Nghị định 78 quy định công khai trong cơ quan, hội nghị cử tri, không nâng cao được vai trò giám sát của người dân. Họ không thể “tự nhiên” vào cơ quan người kê khai để xem bản xác minh tài sản, thu nhập có chính xác hay không. Mặt khác, những quy định mới đã “bỏ rơi” một đối tượng giám sát quan trọng là người dân khi mục đích kê khai không hướng tới việc minh bạch hóa với người dân.
Nhìn nhận về những khó khăn trong việc công khai tài sản, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, càng công khai, người dân càng tin tưởng vào sự công minh của chính quyền, tin tưởng vào phẩm chất những người được bầu ra. Kê khai phải công khai thì mới đánh mạnh vào nạn tham nhũng, củng cố lòng tin của người dân.
Đan Thanh
Theo ANTD
2.1.2013: Lấy ý kiến toàn dân về việc sửa đổi Hiến pháp 1992
Văn phòng Chủ tịch Nước vừa công bố lệnh của Chủ tịch Nước: Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
ÐBQH thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 16.11.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực Luật HTX Luật Xuất bản Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo đó, từ 2.1.2013-31.3.2013 sẽ lấy ý kiến toàn dân về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.
Kê khai và công khai tài sản của lãnh đạo tại nơi làm việc
Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực từ 1.2.2013, đang rất được đông đảo người dân quan tâm bởi những quy định mới của nó. Theo đó, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định trong các văn kiện của Đảng. Luật mới cũng quy định về hình thức công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Nếu không có quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan tổ chức phải lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai bắt buộc gồm: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan tổ chức, đơn vị thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan phát hành ấn phẩm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và đưa lên trang thông tin điện tử.
Luật cũng quy định về việc công khai minh bạch về việc đấu thầu, chỉ định thầu, quản lý dự án đầu tư xây dựng quản lý sử dụng đất đai tài sản doanh nghiệp, vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, ngoài ngành nghề kinh doanh, vốn ưu đãi, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, lương và các khoản thu nhập khác của người trong HĐTV, HĐQT, TGĐ, Phó TGĐ, KSV, kế toán trưởng...
Đối với tài sản, thu nhập, luật cũng quy định: Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Trong bản kê khai tài sản, người có nghĩa vụ phải kê khai phải liên tục cập nhật và giải trình về nguồn gốc phần tài sản tăng thêm.
Lấy phiếu tín nhiệm vào năm 2013
Nghị quyết của QH về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đã xác định đối với QH, tổng số người lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là 49 người gồm: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước chủ tịch QH, phó chủ tịch QH, chủ tịch HĐDT, chủ nhiệm UB của QH, các thành viên khác của UBTVQH thủ tướng chính phủ, phó thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, các thành viên khác của chính phủ chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC, tổng Kiểm toán Nhà nước.
Nghị quyết cũng quy định việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ hằng năm kể từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ được bầu hoặc phê chuẩn. Riêng nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu sẽ tiến hành tại kỳ họp QH, HĐND đầu năm 2013. Tại cuộc họp báo, ông Ngô Tự Nam - Phó ban Công tác ĐB của QH - cũng cho biết, UBTVQH cũng đang xây dựng cơ chế để có thể bổ sung nhân sự khi một nhân sự nào đó bị bỏ phiếu không tín nhiệm và buộc phải thay thế để kịp đưa vào xem xét tại kỳ họp QH, HĐND tới.
Cũng tại buổi công bố, ông Ngô Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Pháp luật VPQH - đã giới thiệu nghị quyết của QH về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo đó, từ 2.1.2013 đến 31.3.2013 sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân về toàn bộ dự thảo Hiến pháp 1992, trong đó có những nội dung như chế độ chính trị quyền con người quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân.
5 nhóm đối tượng được xét tặng, truy tặng danh hiệu BMVNAH
Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" có hiệu lực từ 1.1.2013 đã mở rộng tới 5 nhóm đối tượng được tặng, truy tặng danh hiệu này, gồm: Có 2 con trở lên là liệt sĩ chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh 81% trở lên chỉ có 1 con mà người đó là liệt sĩ có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh 81% trở lên.
Theo laodong
Quy định kê khai tài sản chưa chặt chẽ Liên quan đến các quy định về kê khai tài sản trong dự luật Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Trường Thành - Đoàn luật sư TP.Cần Thơ. Tiếp xúc cử tri tại quận 1, TPHCM ngày 26.11, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định: "Không ai có...