‘Kế Hoàng hậu’ Đới Xuân Vinh bị con gái xa lánh, chịu tiếng ác 20 năm
Cùng với độ nổi tiếng nhờ hiệu ứng bộ phim “ Hoàn Châu cách cách”, Đới Xuân Vinh với vai Kế Hoàng hậu bị không ít khán giả ghét bỏ suốt 20 năm cho đến khi được giải oan thời gian gần đây.
Thành công với vai Hoàng hậu trong “Hoàn châu cách cách”
Đới Xuân Vinh sinh năm 1961 tại Thiểm Tây, Trung Quốc. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nhiều đời làm giáo dục, nữ diễn viên từ nhỏ được bố mẹ định hướng làm giáo viên. Tuy nhiên, cô gái trẻ sớm bộc lộ năng khiếu diễn xuất khi chỉ mới 11 tuổi.
Để chiều lòng gia đình, Xuân Vinh dù say mê đóng kịch nhưng cũng không bỏ bê việc học. Bà thỏa thuận với bố mẹ rằng nếu kết quả tốt nghiệp câp 3 được loại ưu thì gia đình sẽ đồng ý để mình theo đuổi nghiệp diễn.
Kết quả, Đới Xuân Vinh đã nỗ lực hoàn thành mục tiêu của mình. Bà bắt đầu dấn thân vào diễn xuất chuyên nghiệp ở tuổi 19. Thời trẻ, Đới Xuân Vinh sở hữu nét đài các, sắc sảo, phù hợp với các vai quý tộc, quyền lực. Bà thường đóng đinh tên tuổi mình ở cả lĩnh vực sân khấu lẫn phim truyền hình qua các vai mệnh phụ phu nhân, hoàng hậu, thái hậu…
Trong sự nghiệp, Xuân Vinh kinh qua các vai hoàng hậu tiêu biểu như Hứa Hoàng hậu trong Hán cung Phi Yến, Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu phim Nhất sinh vi nô, Lữ hậu trong Mỹ nhân tâm kế, đặc biệt là vai Kế Hoàng hậu trong Hoàn Châu cách cách(1998). Theo nữ sĩ Quỳnh Dao, đích thân bà đã nhiều lần gọi điện trao đổi với Đới Xuân Vinh thuyết phục bởi tin rằng ngoại trừ nữ diễn viên, không ai có thể đảm đương vai diễn này tốt hơn.
Vai diễn Kế Hoàng hậu với dáng vẻ đầy uy quyền nhưng đằng sau là sự mưu mô, độc ác, vì suy tính cho con trai mà không từ thủ đoạn được Xuân Vinh lột tả trọn vẹn. Thành công từ vai diễn giúp nữ diễn viên có được danh tiếng tỏa sáng trong lần bén duyên hiếm hoi ở lĩnh vực truyền hình.
Tuy nhiên, bên cạnh sự nổi tiếng, Đới Xuân Vinh cũng bị khán giả “ghét cay ghét đắng” suốt hàng chục năm. Theo Sina, trong khi các nhân vật khác ít nhiều được ưa thích, thì chỉ duy nhất 2 vai diễn “Kế Hoàng Hậu” của Xuân Vinh và “Dung ma ma” của Lý Minh Khải lại không may nhận nhiều ý kiến tiêu cực.
“Quả thật quá trình quay phim và phát sóng vài tập đầu khiến tôi chán nản. Khi ấy, tôi ít nhiều là một diễn viên tên tuổi, có sự nghiệp riêng, vậy mà chịu số phận bị ghẻ lạnh. Nhưng vì nguyên tắc nghề nghiệp cùng sự động viên của đạo diễn, tôi đã cố gắng đến cùng”, bà kể.
Video đang HOT
Cũng theo Đới Xuân Vinh, bà từng ám ảnh vai diễn đến mức phải thuê vệ sĩ riêng tháp tùng mỗi lần dự sự kiện hay xuất hiện nơi đông người. Nếu đồng nghiệp Lý Minh Khải bị ném trứng thì bà cũng từng phải nhận những đoạn tin nhắn, cuộc gọi với những lời hăm dọa.
Dẫu vậy, điều khiến Đới Xuân Vinh buồn nhất là cô con gái của mình cũng tỏ ra xa lánh mẹ. Cũng như nhiều khán giả, trong khi các vai diễn Tiểu Yến Tử, Hạ Tử Vy, Ngũ A Ca… được cô bé ưa thích thì với vai diễn của chính mẹ, cô lại tỏ rõ sự chán ghét.
Cũng vì vai diễn phản diện của mẹ, cô bé bị bạn bè ở trường chê cười, giễu cợt. “Con gái tôi thường khóc và hỏi: Tại sao mẹ hiền thế lại đóng nhân vật ác như vậy. Con ghét mẹ lắm. Tôi chẳng biết nói sao cho con hiểu, chỉ im lặng lắng nghe con khóc”, bà nhớ lại.
Đây cũng là khoảng thời gian khó khăn với Đới Xuân Vinh. Bởi bao nhiêu năm làm diễn viên, chưa bao giờ bà chịu nhiều đả kích từ chính khán giả lẫn người thân của mình. Rất may sau này khi con trưởng thành, nhận biết nhiều hơn, cô bé tỏ ra cảm thông nghề nghiệp của mẹ. Cô cũng bày tỏ ước muốn trở thành diễn viên chuyên nghiệp như bà.
Hác Hạc Phàm không chỉ thừa hưởng nhan sắc giống mẹ, mà còn được di truyền luôn cả sự đam mê ca hát và diễn xuất. Cô đã bén duyên màn ảnh với vai diễn a hoàn trong Khuynh thế hoàng phi (hợp tác cùng Lâm Tâm Như). Tuy nhiên, sự nghiệp cô không mấy thành công. Cách đây 3 năm, cô chính thức kết hôn cùng bạn trai và lẳng lặng rời làng giải trí.
Được khán giả giải oan và tổ ấm hạnh phúc bên ông xã
20 năm kể từ khi được phát sóng, “Hoàn Châu cách cách” được chiếu lại trên các kênh truyền hình Trung Quốc. Điều bất ngờ là khán giả thay vì căm ghét lại trở nên đặc biệt yêu thích vai diễn Kế Hoàng hậu. Theo 163, hàng chục nghìn ý kiến đánh giá nhân vật là người thẳng thắn, có sao nói vậy và ở vị trí bất đắc dĩ để giúp con trai nên mới thâm độc.
Trước sự thay đổi gu thưởng thức từ khán giả, Đới Xuân Vinh tỏ ra hài hước rằng cuối cùng mình đã được “giải oan”. “Ngay từ đầu, tôi đã nghĩ hoàng hậu là người không có tâm cơ, thẳng thắn. Nhưng năm đó, phim ra mắt, ý kiến của tôi không có ai đồng tình. Nhân vật hoàng hậu đã phải mất 20 năm mới được minh oan. Tôi rất mừng và thích thú khi nhân vật được khán giả yêu quý”, bà nói.
Ở tuổi 59, Đới Xuân Vinh vẫn miệt mài hoạt động nghệ thuật. Cuối năm 2018, bà từng góp mặt trong bom tấn truyền hình “Diên Hi công lược” với vai mẹ của Kế Hoàng hậu (Xa Thi Mạn). Bên cạnh công việc diễn xuất, ngôi sao U60 còn đảm nhận vị trí Giám đốc nhà hát kịch Thiểm Tây và có nhiều đóng góp cho sân khấu Trung Quốc.
Theo Sina, diễn viên gạo cội dành cả đời mình cho sân khấu kinh kịch. Một đại diện của chính quyền Thiểm Tây cho biết: “Nói đến ngành kịch, không ai có thể không nhắc đến Đới Xuân Vinh. Là một giám đốc mẫn cán, cô chưa bao giờ khiến nhân viên trong đoàn khó chịu hay sợ sệt. Một điều khác hẳn với nhân vật của cô thường đóng trong phim”.
Đới Xuân Vinh có cuộc hôn nhân bình yên với chồng – thầy giáo dạy nhạc Hác Kiệt. Cả 2 gặp gỡ ở độ tuổi thanh xuân, sau đó kết hôn và có với nhau một cô con gái.
2 vợ chồng dù đã kết hôn nhiều năm nhưng vẫn giữ tình cảm thắm thiết không đổi. Khi bà bận rộn ở phim trường, ông xã thường mang cơm canh đến thăm. Ngược lại, những ngày chồng bận rộn bài vở ở trường, bà thức đợi cửa đến tận khuya.
'Người phụ nữ trong tranh': Góc nhìn khác về Kế Hoàng hậu trong mắt người phương Tây
Khác với những phiên bản truyền hình của Trung Quốc, điện ảnh Pháp đã sản xuất một bộ phim về Kế Hoàng hậu được trình chiếu tại LHP Cannes 2017 với góc nhìn mới lạ hơn.
Trước nay vẫn luôn quan tâm đến câu chuyện của Kế Hậu, bà là Hoàng hậu nhưng đột nhiên thất sủng, lại lựa chọn một hành động thất thường đó là cắt tóc đoạn tuyệt nhưng lại không có một lời giải thích nào thoả đáng. Ngoài tuyệt vọng, cắt tóc đoạn tuyệt có thể còn bao gồm cả sự thức tỉnh và thù hận.
Rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình cũng được xây dựng dựa trên bí ẩn này. Theo đó, các câu chuyện được phát triển theo hướng giải thích cho hành động khó hiểu này. Đa số cho rằng vì cung đấu thất bại, cũng có lý do do rằng đó là sự tuyệt vọng đối với Hoàng thượng.
Poster Người phụ nữ trong tranh.
Đạo diễn Người phụ nữ trong tranh đã nhìn thấy một bức chân dung của Hoàng hậu thời nhà Thanh trong viện bảo tàng tạo nên chính giai thoại lịch sử bí ẩn này. Bộ phim điện ảnh cung đình này không hề có bất kỳ yếu tố cung đấu nào, con người Kế hậu vô cùng lương thiện đơn giản, bà đối xử với hạ nhân cũng rất hoà nhã, bà là người yêu ghét vui buồn rõ ràng, không hề có tâm địa ác độc nào. Không chỉ có thế, bà còn là một người phụ nữ có nội tâm vừa mềm yếu vừa nhạy cảm. Kỳ thực thì đây giống như một bộ phim phản ánh tâm lý của Kế hậu ( Phạm Băng Băng thủ vai) khi nội tâm dần dần sụp đổ.
Từ hư không ban đầu, đến kiệt sức, đau khổ rồi những ghen tuông liên tiếp, sự giận giữ và phẫn nộ, khi nội tâm sắp sụp đổ chỉ còn một tia hi vọng mong manh đó là dựa vào bức chân dung trong khung để giành lại sự sủng ái. Dùng cách này thực sự rất khó có thể tranh sủng, nhưng bà lại không hiểu cảm xúc đó và cũng không biết sử dụng sự quyến rũ của phụ nữ. Bà cố chấp cho rằng mình có thể thay thế Tiên Hoàng hậu, giành được tình yêu mà Tiên Hoàng hậu đã từng có được, thế nên bà đã bắt chước Tiên Hoàng hậu, bao gồm cả bức chân dung này cũng vậy.
Nhưng có một điều ngoài ý muốn đã xảy ra trong quá trình vẽ tranh. Lần đầu tiên bà được người khác ngưỡng mộ, vẻ đẹp của bà, vẻ đáng yêu của bà, cả sự tò mò và sùng bái của bà. Người hoạ sĩ (Melvil Poupaud thủ vai) vẽ tranh ngưỡng mộ bà từ nội tâm đến ngoại hình. Sự tương tác giữa họ vô cùng đáng yêu, có thể nói người hoạ sĩ đã mở được rất nhiều nút thắt trong lòng bà (chẳng hạn như thay vì đi ghen tuông với các phi tần khác chi bằng thưởng thức cái đẹp, và như thế bà cũng không cần phải đau đáu trong lòng nữa).
Trong cuộc nói chuyện, họ nhắc đến sự khác biệt giữa văn hoá phương tây và Trung Quốc, nhắc đến sự khác nhau giữa quyền uy của Thiên tử và Thiên chủ, sự khác nhau giữa mỹ thuật phương Đông và phương Tây, bọn họ còn nhắc về "yêu". Một Hoàng hậu nương nương sống trong hậu cung quá lâu, lúc này thế giới của bà như được mở ra. Hơn nữa, giữa họ còn nảy sinh một kiểu giao lưu vô cùng kỳ lạ, vị Hoàng hậu đáng thương khi gặp người khiến mình rung động nhưng lại không hiểu được đó chính là tình yêu, bà chỉ có thể đó là một thứ cảm xúc vô cùng "kỳ lạ". Vốn dĩ là một người đàn bà u sầu đau khổ, bà cảm thấy mình như sống lại một lần nữa và có một sự trải nghiệm vô cùng dịu dàng đối với tất cả vạn vật trên thế giới.
Có một cuộc đối thoại bằng tiếng Pháp trong giáo đường, người hoạ sĩ đã nói với Linh mục rằng ông cảm thấy mình giống như bị tra tấn sâu sắc, ông quá si mê với bức chân dung ấy và cũng vô cùng nhạy cảm với nó. Ông cảm thấy mình giống như đang lạc lối, nhưng không biết rằng bản thân mình đang lạc lối với người phụ nữ này hay với bức chân dung kia.
Tôi nhớ lại những lời thánh Augustino đã từng nói, trái tim tôi sẽ luôn đau khổ cho tới khi nó được yên nghỉ trước Thượng đế.
Đáng tiếc quãng thời gian tươi đẹp lại quá ngắn ngủi. Họ không ngừng bị hấp dẫn bởi đối phương, dần dần mất kiểm soát và bối rối với nhau. Thứ tình cảm vừa mới chớm nở còn chưa có chỗ cho nó phát triển thì tình hình lại ngay lập tức quay trở lại như cũ, mọi thứ lại trở nên ảm đạm và bí ẩn. Tấm ảnh bìa là một cảnh mà tôi vô cùng thích, nó giống như một cơn ác mộng, hoa văn trên cổ tay có một chút giống với phong cách của Keith Haring, đôi mắt sau khi trang điểm trông giống như đang rơi lệ.
Cuối cùng thì bức chân dung này đã làm cho Hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, ánh mắt dịu dàng như nước đó có lẽ bản thân Hoàng đế cũng chưa từng thấy bao giờ. Ông không có tình cảm với Kế hậu, Kế hậu đối với ông cũng luôn căng thẳng, dè dặt và sợ hãi. Với Kế hậu mà nói, bức chân dung ấy không đạt được hiệu quả như kỳ vọng ban đầu, ngược lại nó khiến cho Hoàng thượng (Hoàng Giác thủ vai) càng căm ghét mình hơn, người hoạ sĩ cũng bị bắt ra chiến trường, thế giới của bà hoàn toàn không còn ánh sáng nữa. Cuối cùng bà đến Viên Minh Viên, trong sự thức tỉnh và tuyệt vọng, bà đã tự cắt tóc của chính mình.
Trailer phim
Phượng Nguyễn
Phận là nữ phụ đam mỹ nhưng thần thái Xa Thi Mạn ở Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng ăn đứt Nhàn Phi năm nào Xét cả về nhan sắc lẫn thần thái, hình ảnh của nàng Phạm Tương Nhi (Xa Thi Mạn) trong Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng đều được giới chuyên môn lẫn khán giả đánh giá cao. Sau thành công của Diên Hi Công Lược, Xa Thi Mạn đã trở lại màn ảnh nhỏ trong tác phẩm mới nhất do nhà biên...