Kế hoạch ứng phó Triều Tiên của bà Hillary Clinton
Nếu đắc cử tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton sẽ sử dụng những phương án tương tự với Iran để áp dụng cho Triều Tiên, theo Bloomberg.
Nếu đắc cử tổng thống Mỹ, bà Clinton nhiều khả năng sẽ áp dụng “chiến thuật đàm phán kiểu Iran” đối với Triều Tiên. REUTERS
Một trong những ưu tiên của bà Clinton là sử dụng các biện pháp trừng phạt để gây áp lực buộc Triều Tiên phải đàm phán và hạn chế các chương trình hạt nhân của nước này, ông Jake Sullivan, cố vấn cấp cao về đối ngoại của bà Hillary cho hay.
“Đây là một thách thức an ninh quan trọng của nước Mỹ. Nó phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của tổng thống tiếp theo. Thật khó để mô tả tầm quan trọng của vấn đề đang được đặt ở tình trạng khẩn cấp này”, Bloomberg dẫn lời ông Sullivan nói với tổ chức phi lợi nhuận Asia Society tại New York hôm 16.5.
Ông Sullivan đang ở trong đội ngũ tham vấn chính sách đối ngoại của bà Clinton, và cũng từng là một trong hai nhân vật khởi đầu cuộc đàm phán bí mật với Iran năm 2012, góp phần dẫn tới hoàn tất đàm phán hạt nhân Iran năm 2015, theo Bloomberg.
Video đang HOT
Ông Ri Yong-ho, người sẽ là ngoại trưởng Triều Tiên thay thế người ông Ri Su-yong, được xem là có kinh nghiệm đàm phán với nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Hàn Quốc, theo Reuters.
Cách duy nhất để buộc Triều Tiên đàm phán là gia tăng các biện pháp trừng phạt lên nước này, việc làm tương tự với Iran trước đây có thể là hình mẫu thích hợp. Cũng như Iran, các nước phải cho Triều Tiên thấy “sự thấu hiểu và kỳ vọng dành cho lựa chọn của họ cần phải được tái định hình”.
“Những cuộc đàm phán (với Iran) đã được thực hiện bằng những nỗ lực toàn diện, phù hợp, các nguồn lực bao gồm sự tham gia của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới”, ông Sullivan nói tiếp.
Ông Sullivan (trái) và bà Clinton, ảnh chụp năm 2012. NHÀ TRẮNG
Trên thực tế, trước đây khi còn là ngoại trưởng, bà Hillary Clinton từng nhiều lần phản đối các lệnh trừng phạt Iran do Quốc hội Mỹ thông qua, bao gồm việc trừng phạt lên ngân hàng trung ương Iran. Tuy nhiên bà ủng hộ cách làm của Liên Hiệp Quốc, và ghi dấu ấn trong việc xây dựng các biện pháp trừng phạt đủ để buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán.
Bà Clinton và ông Sullivan cho rằng Triều Tiên sẽ không hoàn toàn từ bỏ chương trình hạt nhân. Bình Nhưỡng đã tiến hành 4 cuộc thử hạt nhân từ năm 2006 tới nay, ngoài ra cũng đang tích trữ vũ khí hạt nhân và có thể sở hữu 79 quả bom hạt nhân tính tới năm 2020, theo các chuyên gia hàng đầu về hạt nhân.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc quở chính sách của Kim Jong-un 'chắc chắn thất bại'
Báo Trung Quốc cho rằng tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của ông Kim sẽ khiến Triều Tiên cạn kiệt nguồn lực và bị cô lập.
Ông Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh: Reuters
Chính sách phát triển kinh tế song song với theo đuổi vũ khí hạt nhân của ông Kim Jong-un chắc chắn sẽ thất bại, tờ China Daily hôm nay nhận định. Báo này cũng nói tham vọng hạt nhân sẽ đầu độc nền kinh tế Triều Tiên.
Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần đầu tiên được tổ chức sau 36 năm kết thúc hôm 10/5, khẳng định nước này sẽ theo đuổi chính sách "byeongjin". Theo đó, Bình Nhưỡng phát triển kinh tế song song cùng vũ khí hạt nhân và sẽ dùng vũ khí này khi đất nước bị tấn công. Báo Trung Quốc cho rằng chính sách của ông Kim là bước chuyển tiếp từ thời ông Kim Jong-il, khi quân đội được ưu tiên hàng đầu.
"Việc theo đuổi hai mục tiêu cùng lúc vượt quá khả năng của Triều Tiên. Nguồn lực hạn chế của Triều Tiên không cho phép nước này đạt được mục tiêu. Cộng đồng quốc tế cũng sẽ không chấp nhận chính sách hạt nhân".
Báo Trung Quốc khẳng định chính sách mới sẽ làm cạn kiệt nguồn lực của Triều Tiên và khiến nước này tiếp tục bị cô lập với phần còn lại của thế giới.
Triều Tiên đã 4 lần thử hạt nhân từ năm 2006. Vụ thử gần đây nhất vào tháng 1 khiến Trung Quốc ủng hộ lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Liên Hợp Quốc áp lên Triều Tiên.
Văn Việt
Theo VNE
Kim Jong-un đề xuất tầm nhìn 5 năm thúc đẩy kinh tế quốc gia Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước 5 năm tới, tập trung vào việc cải thiện sinh kế cho người dân và khắc phục tình trạng thiếu điện. Lãnh đạo Triều Tiên Km Jong-un trong Đại hội Đảng. Ảnh: AFP Ông Kim không nêu chi tiết về kế hoạch nhưng nhấn mạnh,...