Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.
Tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt “Ứng phó sự cố hạt nhân” (Responding to a Nuclear Emergency) do Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản (NISA) xuất bản. (Hoahocngaynay.com)
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm thiết lập hệ thống tổ chức, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó với sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sự cố); bảo đảm việc chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực cần thiết nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại về con người, môi trường và tài sản khi xảy ra sự cố; bảo đảm việc chỉ đạo, điều hành và chỉ huy ứng phó sự cố tuân theo nguyên tắc thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế của sự cố.
Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố cấp quốc gia bao gồm: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Sở chỉ huy hiện trường; các tổ chức tham gia ứng phó sự cố cấp quốc gia; các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan phối hợp liên ngành, có chức năng chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Sở chỉ huy hiện trường và các tổ chức tham gia ứng phó sự cố.
Phương án ứng phó sự cố cấp quốc gia
Theo quy định, thông tin sự cố xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận qua hệ thống tiếp nhận thông tin 24/7 đặt tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tin sự cố xảy ra bên ngoài biên giới Việt Nam có nguy cơ tác động ảnh hưởng đến an toàn đối với con người, môi trường của Việt Nam sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận thông qua Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), kênh trao đổi song phương giữa các quốc gia hoặc từ hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi tiếp nhận thông tin sự cố sẽ triển khai xác minh tính chính xác của thông tin; đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố, làm căn cứ đề xuất triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia và yêu cầu trợ giúp quốc tế.
Trường hợp cần thiết triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia hoặc yêu cầu trợ giúp quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ phải báo cáo ngay Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để quyết định.
Điều kiện chấm dứt ứng phó sự cố
Video đang HOT
Hoạt động ứng phó sự cố cấp quốc gia được chấm dứt và công bố chính thức cho công chúng khi bảo đảm được các điều kiện sau:
1- Tình trạng phóng xạ đã được kiểm soát và các dữ liệu đặc trưng cho tình trạng phóng xạ của sự cố đã được thu thập đầy đủ;
2- Khả năng chiếu xạ hoặc gây nhiễm bẩn phóng xạ, khả năng phát triển của sự cố được đánh giá và khẳng định là ổn định;
3- Mức liều chiếu xạ đối với các nhóm công chúng có nguy cơ bị tác động được đánh giá và bảo đảm liều hiệu dụng không vượt quá mức liều quy định;
4- Kiểm soát được liều chiếu xạ nghề nghiệp đối với nhân viên khắc phục hậu quả sự cố giai đoạn sau đó trong giới hạn an toàn;
5- Các yếu tố phi phóng xạ khác như khía cạnh về tâm lý, kinh tế, công nghệ, tái định cư, khả năng nguồn lực đã được xem xét;
6- Chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động ứng phó sự cố đã có giải pháp xử lý và quản lý;
7- Đã có các giải pháp bảo đảm an toàn cho công chúng sau khi chấm dứt hoạt động ứng phó sự cố.
TTXVN
Hãy là vị bộ trưởng biết lắng nghe, thưa ông Trương Quang Nghĩa!
Đáng lý ra, chính ngành giao thông phải là ngành nóng ruột nhất, dằn vặt nhất, bức xúc nhất việc sân bay Tân Sơn Nhất bị một sân golf với diện tích 157 ha "chặn họng" nhưng phát biểu của Bộ trưởng Bộ này Trương Quang Nghĩa không cho thấy điều đó.
Tại phiên thảo luận chiều 8.6 tại Quốc hội, liên quan tới việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa phát biểu: "Bộ Giao thông vận tải đã tìm hiểu kỹ càng và dù Bộ Quốc phòng rất ủng hộ nhưng việc mở rộng sân bay lên phía Bắc là hoàn toàn không khả thi".
Giữa chảo lửa phản đối sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất nóng bỏng như thế, giữa lúc tình hình quá tải hiện hữu tại sân bay rõ ràng như thế, giữa lúc cả cửa ngõ vào sân bay giờ cao điểm kẹt cứng như thế, thì Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa với câu phát biểu ngược đời khiến nhiều người dân thất vọng.
Rất may tại cuộc họp vào chiều 12.6, liên quan tới vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ GTVT chủ trì, thuê tư vấn nước ngoài tiến hành làm việc độc lập để nghiên cứu, đánh giá, khảo sát theo hướng mở rộng sân bay với cách làm phải khách quan, trung thực nhất về hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất...; báo cáo kết quả cho Thường trực Chính phủ vào cuối năm nay.
Cảnh kẹt cứng ở cửa ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất
Và quá trình nghiên cứu nêu trên sẽ xem xét đường cất hạ cánh thứ 3.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê... để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định.
Không phải bây giờ, mà cách đây 4 năm báo chí và dư luận xã hội đã bùng lên thông tin về việc cần phải thu hồi sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Các chuyên gia, các nhà quản lý ngày đó đã có nhiều ý kiến rất xác đáng.
Nhưng rồi câu chuyện đã lắng xuống và ai đó đã khéo léo chồng lên nỗi lo bấn loạn của xã hội về một sân golf mọc lên vô lý trong sân bay Tân Sơn Nhất bằng một dự án hoành tráng, vĩ đại khi hướng mọi người hăm hở vào kế hoạch xây dựng sân bay Long Thành.
Sân golf với công trình nguy nga, tráng lệ, rộng thênh thang
Trong cái rủi lại có cái may, vấn đề "trong sân bay có một sân golf" lại được xới lại trong thời gian qua với nhiều tiếng nói quyết liệt và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tiếng nói của báo chí, dư luận xã hội, của các chuyên gia, của đại biểu quốc hội, và gần như đều chung một đề nghị nóng: Hãy thu hồi ngay và vô điều kiện sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất.
"May" là vì chưa bao giờ nạn kẹt xe ở cửa ngõ sân bay này lại khủng khiếp, lại thê thảm, lại gây bức bối đến như thế, bức bối tới mức phẫn nộ.
"May" nữa là vì do ngân sách nhà nước đang khó khăn nên hàng chục ngàn tỉ giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thanh đã rơi vào bế tắc.
Rất, và rất nhiều những ý kiến đàng hoàng phân tích sự vô lý, sự bất lợi của sân golf nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất đã được lần lượt công bố.
Các nhà quản lý bay có kinh nghiệm thì đều cho rằng hoạt động của sân golf đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn bay của sân bay Tân Sơn Nhất với những lý lẽ đầy thuyết phục.
Các đại biểu quốc hội thì cho rằng, việc Bộ Quốc phòng ký với nhà đầu tư sử dụng cái gọi là đất "nhàn rỗi" cạnh sân bay tới 50 năm là đã mặc nhiên tự thừa nhận khu đất 157 hecta này nhàn rỗi tới mức...vĩnh viễn.
Việc nhà đầu tư sau đó tự ý xây dựng thêm hàng loạt công trình lớn trong khu vực sân golf với nhà hàng, khách sạn, trường học, căn hộ là trái khoáy, mặc nhiên biến đất công quan trọng thành như đất của doanh nghiệp mình, nhóm mình.
Dư luận xã hội bất bình, các nhà khoa học ngơ ngác, các nhà quản lý có đạo đức phẫn nộ, các đại biểu quốc hội gay gắt...Tất cả là để gửi một thông điệp mạnh mẽ nhất, dứt khoát nhất lên Chính phủ: Phải thu hồi ngay sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Trương Quang Nghĩa viện lý do kinh phí đền bù, gây tiếng ồn cho khu dân cư và nhiều những lý do khác cho lập luận của mình.
Thế nhưng, lý do khác đó là những lí do gì, thưa Bộ trưởng Nghĩa?
Những lí do gì mà các nhà khoa học đã chứng minh, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc không những là khả thi mà vô cùng cần thiết, không phải cho bây giờ mà cho những năm tới, vậy, ông Bộ trưởng đang thấy lí do gì nữa?
Hay như nhiều ý kiến phản ánh và dư luận xã hội đang cho rằng phát biểu của Bộ trưởng Nghĩa như là cách nào đó để "cố sống cố chết" bảo vệ cho được sân golf?
Tư duy của Bộ trưởng Nghĩa trước đó mấy tháng từng dấy lên sóng dư luận khi cho rằng, không đồng ý các hãng bay nội địa tăng chuyến để dành khách cho ngành...đường sắt (!?).
Bây giờ, đáng ra, chính ngành giao thông phải là ngành nóng ruột nhất, dằn vặt nhất, bức xúc nhất việc quá tải và tắc nghẽn giao thông ở sân bay Tân Sơn Nhất khi cạnh đó một sân golf với diện tích 157 ha chặn họng, và chính ngành giao thông chứ không phải ai khác, đáng ra phải tiên phong trong việc quyết liệt đề nghị Chính phủ thu hồi sân golf để tạo cơ hội cho sân bay phát triển, thì đáng buồn biết chừng nào, Bộ trưởng Bộ GTVT lại cổ súy, bảo vệ việc giữ nguyên sân bay, có nghĩa là không cần thu hồi sân golf.
Thưa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông không muốn mở rộng sân bay, thu hồi sân golf nhưng cử tri muốn.
Vì thế, nếu thực sự ông là bộ trưởng biết lắng nghe dân, ông đã không có những phát biểu ngược chiều và gây bất bình dư luận tới thế, thưa ông!
Theo Danviet
Thêm một tâm thư về Sơn Trà được gửi lên Thủ tướng Phát triển du lịch bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) không nhất thiết phải xây dựng khu nghỉ dưỡng, khách sạn. Đà Nẵng nên tập trung xây dựng hình ảnh vooc chà vá chân nâu và phát triển du lịch tham quan ở Sơn Trà... Đo la một số ý kiến của vị Chủ tịch Hội Bảo tồn sinh vật đa dạng thế...