Kế hoạch tuyệt mật thời Chiến tranh lạnh
Những tài liệu “rùng rợn nhất lịch sử Anh” tái hiện tình huống giả định nước này bị Liên Xô tấn công hạt nhân trong Chiến tranh lạnh.
Hình ảnh mô phỏng London bị tấn công hạt nhân
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Cục Lưu trữ quốc gia Anh ngày 4.4 khai mạc triển lãm “Protect and Survive” (tạm dịch: Bảo vệ và Sống còn) lần đầu giới thiệu các tài liệu, phim ảnh và hiện vật liên quan đến giai đoạn nước này chuẩn bị đối phó Thế chiến 3 – tình huống giả định về cuộc tấn công hạt nhân Liên Xô nhằm vào các nước phương Tây. Trang The Day dẫn lời ông Mark Dunton, người phụ trách triển lãm trên chia sẻ: “Chúng tôi muốn mọi người mường tượng họ sẽ phải đối phó như thế nào nếu tình huống tồi tệ nhất xảy đến”.
Theo Daily Mail, một trong những tài liệu đáng chú ý nhất là kế hoạch tập trận Wintex-Cimex 81 từng được xem là tối mật nhằm thử nghiệm khả năng sẵn sàng cho Thế chiến 3 của Anh. Tài liệu đưa ra tình huống giả định Anh bị tấn công hạt nhân, nhiều thành phố bị san bằng, hàng triệu người thiệt mạng và nền văn minh sụp đổ. Ngoài đường, nhiều người đói rách lang thang tìm thức ăn, trong khi tại các cơ sở của chính phủ, cảnh sát vũ trang sẵn sàng bắn hạ kẻ cướp bóc. Trên cả nước, nhiều gia đình trú trong các hầm trú phóng xạ với nguồn thực phẩm dự trữ cạn dần.
Kế hoạch mô tả tình huống giả định bắt đầu vào tháng 3.1981 khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm trong cuộc đối đầu giữa Anh, Mỹ với Liên Xô. Moscow tăng quân đến vùng Balkan và muốn tận dụng sự yếu thế của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi đó do kinh tế suy thoái.
Trong bối cảnh đó, nạn cướp phá xảy ra tại các thành phố và hàng ngàn sinh viên biểu tình, còn London đã điều binh lính đến củng cố lực lượng của NATO ở Tây Đức. Chính phủ Anh buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trong khi các cửa hàng không còn than, dầu và nến để bán, nhà thuốc “cháy hàng” thuốc và dụng cụ cấp cứu. Tình trạng hỗn loạn ngày càng trầm trọng và đến ngày 15.3.1981, London tuyên bố phương Tây có thể bị tấn công “chỉ trong vài giờ chứ không phải vài ngày”.
Tiếp theo trong giả định, Liên Xô điều hàng loạt oanh tạc cơ ném bom các căn cứ của Anh vào ngày 16.3.1981. Bốn ngày sau, nội các của Thủ tướng Thatcher họp khẩn để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất sau khi Liên Xô tấn công Tây Đức và phương Tây sắp thất bại hoàn toàn. Khi đó, các chỉ huy NATO đề xuất tấn công hạt nhân vào các căn cứ của đối phương ở Đông Đức, Nam Tư, Ba Lan, Hungary và Bulgaria. Tờ mờ sáng hôm sau, các tên lửa đồng loạt khai hỏa và sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân bắt đầu lan rộng.
Video đang HOT
Theo Daily Mail, kế hoạch nghe có vẻ viển vông nhưng ở thời Chiến tranh lạnh, hầu như mọi người đều nghĩ nó hoàn toàn có thể xảy ra. Vào năm 1983, Hiệp hội Y khoa Anh ước tính một vụ tấn công hạt nhân tại nước này có thể khiến 33 triệu người thiệt mạng, chưa kể số người chết dần trong đau đớn vì nhiễm phóng xạ.
Bài phát biểu của nữ hoàng
Trong số các tài liệu được trưng bày có bài diễn văn giả định vào năm 1983 để Nữ hoàng Elizabeth II phát đi trong trường hợp nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu. Theo đó, nữ hoàng hồi tưởng bài diễn văn năm 1939 của cha bà là vua George VI khi tuyên chiến với Đức Quốc xã.
“Tôi chưa từng quên nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào mà tôi cảm nhận khi cùng em gái ngồi quanh máy thu thanh để lắng nghe phát biểu truyền cảm của vua cha trong ngày định mệnh năm 1939. Chưa giây phút nào tôi lại tưởng tượng đến một ngày mình sẽ phải gánh vác nghĩa vụ khủng khiếp này. Chúng ta đều biết những nguy cơ đang chờ đợi ngày hôm nay lớn hơn nhiều so với bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Kẻ thù không phải là một người lính với khẩu súng trường hay một phi công lảng vảng trên bầu trời của chúng ta, mà là sức mạnh chết chóc của thứ công nghệ bị lạm dụng. Nhưng bất kể nỗi kinh hoàng nào chờ đón chúng ta phía trước, mọi phẩm chất từng hai lần giúp chúng ta duy trì nguyên vẹn sự tự do sẽ lại một lần nữa là sức mạnh”, theo bài diễn văn may mắn chưa từng được sử dụng.
Theo ANTD
Kịch bản chiến tranh hạt nhân với Liên Xô khiến Anh chìm trong đống đổ nát
Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân Liên Xô từng là nỗi ám ảnh của người Anh trong Chiến tranh Lạnh.
Bóng ma hạt nhân từng khiến người Anh lo sợ.
Theo Daily Mail, viễn cảnh chiến tranh hạt nhân là một điều tồi tệ. Nhưng nó đã từng trở nên rất thực tế ở Anh vào năm 1981.
Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh ở London ngày nay vẫn còn giữ tài liệu về một trong những giai đoạn đáng sợ của lịch sử. Tài liệu này mới được đem trưng bày cùng nhiều hiện vật, hé lộ nước Anh thời Chiến tranh Lạnh.
Tài liệu mô tả sự kiện giả định vào tháng 3.1981, ngày cao trào của Chiến tranh Lạnh. Chính phủ Anh của bà Margaret Thatcher cùng với Tổng thống Ronald Reagan ở Mỹ đối đầu với lãnh đạo Liên Xô Stalin.
Nguy cơ chiến tranh cận kề khi Nga không ngừng tập trung sức mạnh ở vùng Balkan, sẵn sàng tiến sâu vào Tây Âu một khi phương Tây sơ hở.
Bảo tàng ở Anh mới mở cửa trừng bày các hiện vật thời Chiến tranh Lạnh.
Theo tài liệu giả định, người dân Anh khi đó hết sức lo lắng, làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh leo thang. Nhiều người đưa gia đình sơ tán về nơi hẻo lánh.
Ngày 14.3, giao tranh ở vùng Balkan và Trung Đông nổ ra, trong khi các cuộc biểu tình ở Anh biến thành bạo động.
Ngay trong tối hôm đó, chiến tranh gần như khó tránh khỏi. Khối quân sự phía đông do Liên Xô dẫn đầu đã chiếm Yugoslavia và đợt tấn công vào lãnh thổ phương Tây "chỉ còn tính bằng giờ".
Các tờ báo Anh khi đó đăng tải hàng loạt thông tin, khuyến cáo người dân gia cố nhà cửa làm nơi trú ẩn và tránh ra đường cho đến khi tình hình ổn định.
Ngày 16.3, đợt tấn công của Liên Xô bắt đầu, các máy bay Nga rải bom nhiều căn cứ Anh. Nước Anh chính thức bước vào cuộc chiến.
Tài liệu được trưng bày phác họa viễn cảnh chiến tranh hạt nhân thảm khốc.
Các đợt tấn công giả định phá hủy hệ thống phòng không Anh, biến đường phố thành đống đổ nát "như chiến tranh Việt Nam", theo Daily Mail.
Đến ngày 20.3, chính quyền Thatcher họp khẩn cấp, đề cập đến viễn cảnh tồi tệ nhất. Đó là khi Liên Xô vượt qua phòng tuyến ở Tây Đức.
Các chỉ huy NATO đề xuất khai hỏa vũ khí hạt nhân vào căn cứ đối phương ở Đông Đức, Czech, Ba Lan, Hungary và Bulgaria.
"Chưa bao giờ nội các Anh phải đối mặt với những quyết định khó khăn như vậy, với kết cục có thể là sự hủy diệt toàn diện", tài liệu viết.
Bà Thatcher ra lệnh tấn công. Sáng sớm hôm sau, các tên lửa hạt nhân khai hỏa từ Anh bay vút lên bầu trời. Khi người Anh tỉnh dậy, bóng ma hạt nhân đã lan tỏa khắp đất nước.
Tài liệu kết thúc với dòng mô tả rằng nền văn minh phương Tây khi đó đối mặt với sự hủy diệt.
Ngày nay, những nội dung viết trong tài liệu giống như câu chuyện viễn tưởng, nhưng nó từng được coi là rất thực tế trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ, người Anh mới thực sự thoát khỏi nỗi ám ảnh về chiến tranh hạt nhân.
Theo Danviet
Tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang bất đồng do thương vụ hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích F-35. Washington thậm chí cảnh báo Ankara có thể mất tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí quan trọng chiến lược đối với NATO. Căn...