Kế hoạch tự trị của Kiev đối với Donbass vi phạm các thỏa thuận Minsk
Ngày 31-7, Tòa án Hiến pháp Ukraine đã thông qua những thay đổi hiến pháp nhằm trao thêm quyền lực và chức năng cho các chính quyền khu vực và địa phương, đồng thời trao quyền tự trị hạn chế cho các khu vực Donetsk và Lugansk ở miền đông.
Dự luật này đã được Tổng thống Petro Poroshenko đệ trình lên quốc hội hôm 15-7 dưới áp lực của các nhà lãnh đạo phương Tây, nhằm trao cho các khu vực này một số quyền tự trị như đã hứa trong thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 2-2015 tại Minsk.
Tuy nhiên, những sửa đổi hiến pháp trên hoàn toàn trái với tinh thần của các thỏa thuận Minsk vì chúng không quy định bất kỳ quy chế đặc biệt đối với khu vực Donbass.
Một phiên họp của Quốc hội Ukraine
Hiện tại, Verhovna Rada (tức Quốc hội Ukraine) cần phải thông qua được những sửa đổi hiến pháp này trước khi Tổng thống Poroshenko ký ban hành thành luật.
Dự luật cần phải nhận được số phiếu ủng hộ của 226 nghị sĩ trong phiên họp đầu tiên, và phiếu bầu của ít nhất 300 nghị sĩ trong phiên tiếp theo để những sửa đổi hiến pháp này được thông qua.
Video đang HOT
Theo dự thảo sửa đổi, “một đạo luật đặc biệt sẽ quy định đặc điểm của chính quyền tự trị địa phương” tại các khu vực hiện do lực lượng ủng hộ độc lập tại các khu vực Donetsk và Lugansk kiểm soát.
Tuy nhiên, Tổng thống hiện giờ có thể đình chỉ công việc của các chính quyền tự trị bất cứ khi nào ông cảm thấy cần thiết. Hơn nữa, Tổng thông Poroshenko đã nói rõ rằng không có quy chế đặc biệt nào sẽ được trao cho các khu vực này.
Trong khi đó, những người ủng hộ độc lập tại Donbass khẳng định rằng một quy chế đặc biệt đối với các khu vực mà họ đang kiểm soát cần phải được đề cập trong bản hiến pháp này.
Theo_An ninh thủ đô
Khủng hoảng Ukraina: Lửa đã được dập
Cuộc đàm phán 4 bên nhằm tìm giải pháp hòa bình cho Ukraina đã kết thúc sau 16 giờ đồng hồ nhưng không cho kết quả như mong đợi. Các bên mới chỉ nhấn mạnh tới một lệnh ngừng bắn nhưng gốc rễ của sự xung đột lại bị xem nhẹ.
Từ trái: Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Hollande, Tổng thống Ukraina Poroshenko và Thủ tướng Đức Merkel tại Minsk, ngày 11/2/2015
Ngày 12/2, sau 16 giờ thương lượng liên tục, kéo dài thâu đêm, lãnh đạo bốn nước Nga, Ukraina, Pháp và Đức đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc về việc ngừng bắn tại miền đông Ukraina. Chính quyền Kiev và lực lượng ly khai đã ký vào lộ trình thực thi thỏa thuận nhằm mở đường cho một giải pháp hòa bình tại miền đông Ukraina.
Cuộc họp thượng đỉnh 4 nước đã được giàn xếp một cách vội vã hồi cuối tuần qua, sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đích thân trình bày với Tổng thống Putin tại Moskva một kế hoạch hòa bình cho Ukraina.
Thông báo sau cuộc họp, Tổng thống Nga Putin nói, điểm đầu tiên của thỏa thuận là ngừng bắn sẽ chính thức có hiệu lực vào nửa đêm ngày 15/2 (4 giờ ngày 16/2 theo giờ Hà Nội).
Điểm chủ yếu thứ hai của thỏa thuận là hai bên buộc phải rút khỏi đường chiến tuyến hiện nay, để tạo thành một vùng đệm, có chiều rộng từ 50 km đến 70 km, thay vì 30 km theo thỏa thuận tại Minsk hồi tháng 9/2014. Phe ly khai sẽ phải rút về phía sau đường chiến tuyến được xác định hồi tháng 9/2014. Sở dĩ chiều dài của vùng đệm được tăng lên là do phe ly khai đã giành thêm nhiều đất đai kể từ đó. Tổng thống Ukraina Porochenko nói thêm, phe nổi dậy sẽ phải rời khỏi vùng đệm phi quân sự và rút hết các vũ khí hạng nặng trong vòng 14 ngày.
Về mặt chính thức, Tổng thống Nga không ký vào văn bản thỏa thuận. Ông Putin và các lãnh đạo châu Âu chỉ ký vào một "tuyên bố ủng hộ" thỏa thuận ngừng bắn, mà những người trực tiếp ký là phe ly khai và đại diện của chính quyền Kiev, dưới sự bảo trợ của Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Tổng thống Putin cũng thông báo các bên tại Minsk đã đưa ra giải pháp chính trị tổng thể dài hạn cho Ukraina, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là cải cách hiến pháp, tính tới quyền của người dân vùng Donbass. Tiếp theo là vấn đề biên giới có sự thống nhất với lực lượng ly khai Donbass, vấn đề nhân đạo, thực thi luật quy chế đặc biệt cho Donetsk và Lugansk.
Theo Tổng thống Nga, các bên đã "thành công để đạt được một thỏa thuận về phần cơ bản". Tổng thống Pháp Franois Hollande ghi nhận thỏa thuận này mang lại "một giải pháp chính trị tổng thể cho xung đột tại Ukraina", cho dù "còn nhiều việc phải làm", thỏa thuận cũng là "một hy vọng thực sự cho Ukraina, một sự nhẹ gánh đối với châu Âu".
Tuy nhiên, tất cả những điều phía sau của lệnh ngừng bắn đều không được nhắc nhiều, trong khi đây mới là những điều tiên quyết để một lệnh ngừng bắn không tiếp tục bị phá vỡ. Thực tế cho thấy, thỏa thuận Minsk ngày 5/9/2014 đã liên tục bị phá vỡ trên thực tế vì các bên đã không giải quyết được mấu chốt của vấn đề: quyền và nghĩa vụ của người nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina.
Việc cải cách hiến pháp Ukraina theo như ghi trong thỏa thuận Minsk hôm 12/2/2015 sẽ được tiến hành từ nay đến cuối năm 2015 đưa vào hiệu lực bản hiến pháp mới với trọng tâm là phi tập trung hóa quyền lực. Tuy nhiên, từ nay đến lúc đó còn rất nhiều khó khăn trở ngại. Quốc hội Ukraina sửa đổi hiến pháp sẽ coi các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk như thế nào, quy chế cho các vùng ở miền đông ra sao...? Nếu như những sửa đổi đó không được chính quyền phe ly khai chấp thuận thì sao?
Nhìn chung, các giải pháp cho những vấn đề mấu chốt của cuộc xung đột tại Ukraina không được ghi một cách cụ thể và chi tiết.
Phát biểu sau cuộc gạp 4 bên, Thủ tướng Đức Merkel nhấn mạnh nhiều hơn đến "các trở lực lớn" phải vượt qua để đến được một giải pháp thực sự và không nên "ảo tưởng" về thỏa thuận vừa đạt được. Ngoại trưởng Đức còn tỏ ra bi quan hơn, với nhận định thỏa thuận hôm 12/2 tại Minsk "không mang lại một giải pháp tổng thể", cũng "không phải là một đột phá".
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho hay thỏa thuận đạt được ngày 12/2 giữa các nhà lãnh đạo của Nga, Ukraina, Đức và Pháp về cuộc khủng hoảng ở Ukraina không phải là tất cả những gì Berlin mong đợi, song đó là bước đi cần cần thiết để thoát khỏi bạo lực và tiến tới động lực chính trị mới. Theo ông Steinmeier, cuộc đàm phán 4 bên diễn ra cực kỳ khó khăn này khiến ông càng thêm hy vọng rằng cả hai bên đã đàm phán với sự tin tưởng cao và sẽ giảm mọi hành động (bạo lực) trong mấy ngày tới - điều có thể đe dọa vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
Ấn Độ lo Trung Quốc muốn xây đảo nhân tạo ở Ấn Độ Dương Có những lo ngại ngày càng gia tăng, đặc biệt tại Ấn Độ, rằng Trung Quốc có thể sớm khởi động một dự án xây dựng đảo nhân tạo ở Ấn Độ Dương. Một hòn đảo của Maldives (Ảnh: Selectvacations) Các lo ngại đó xuất phát từ một sửa đổi hiến pháp được đảo quốc Maldives thông qua hồi tuần trước, vốn lần...