Kế hoạch “trói” Trung Quốc trên Biển Đông của Mỹ
Mạng tin Đa Chiều của Trung Quốc ngày 14/6 đã đăng bài bình luận về kế hoạch “ trói” Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông trong thời gian tới.
Mẫu phi cơ P-3 Orion của Mỹ. (Ảnh: RT)
Theo Đa Chiều, Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng một chuỗi các căn cứ quân sự cùng với việc tăng tần suất hoạt động của máy bay do thám P-3 Orion để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hiện các quốc gia đang sở hữu mẫu máy bay P-3 Orion là Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan. Hải quân Mỹ cũng có một hạm đội P-3 được bố trí trên khắp thế giới.
Giới phân tích cho rằng việc triển khai các mẫu P-3 sẽ giúp quân đội nước này dễ dàng theo dõi các hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như các hoạt động cải tạo đất đá tại khu vực biển này.
Chính phủ Úc mới đây đã thông báo đang cân nhắc phối hợp với Mỹ để đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông, nơi căng thẳng gia tăng sau những hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại các khu vực mà nước này ngang ngược tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Đa số các mẫu P-3 của Úc và Mỹ đều đã được trang bị hệ thống radar do thám chuyên cho vùng duyên hải là AN/APS-14. Đây là mẫu radar được đánh giá có khả năng thu thập thông tin tình báo hiệu quả và nhanh chóng nhận diện tính năng của các loại vũ khí đối phương.
Theo tờ The Australian, Canberra đang đánh giá các lựa chọn tại Biển Đông, với phương án được ưu tiên nhiều nhất là triển khai mẫu P-3 từ căn cứ Butterworth tại Malaysia.
Mạng tin Đa Chiều đánh giá Úc sẽ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết căng thẳng tại Biển Đông khi tiềm lực quân sự của nước này không chỉ giới hạn ở những mẫu P-3 Orion.
Hiện Hải quân Úc còn sở hữu 6 tàu ngầm lớp Collins, 4 tàu khu trục lớp Adelaide, 8 tàu khu trục lớp Anzac, 8 tàu đổ bộ và 8 tàu dò mìn. Ngoài ra, Úc cũng đang đàm phán với Nhật Bản về việc mua tàu ngầm lớp Soryu.
Theo mạng tin Đa Chiều, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ đang tìm cách thuyết phục các quốc gia không có lợi ích trực tiếp tại Biển Đông, ví dụ như Úc, tham gia kế hoạch “trói” Trung Quốc để cân bằng lại cán cân sức mạnh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ WantChinaTimes
Mỹ muốn lập chuỗi máy bay P-3 Orion khống chế TQ trên Biển Đông
Mỹ có kế hoạch thiết lập hệ thống các căn cứ quân sự với máy bay trinh sát săn ngầm P-3 Orion để giám sát các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, Đa Chiều nhận định.
Đa Chiều cho rằng, các quốc gia có sở hữu P-3 Orion như Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan hay Việt Nam trong tương lai có thể tham gia tuần tra cùng Mỹ.
"Sát thủ săn ngầm" P-3C Orion của Mỹ.
Hải quân Mỹ cũng có các phi đội máy bay P-3 đóng tại các căn cứ quân sự ở khắp nơi trên thế giới. Mặc dù vậy, trong thời gian tới, Mỹ sẽ dần thay thế bằng máy bay trinh sát P-8A Poseidon hiện đại hơn.
Máy bay tuần tra P-3 của Australia và Mỹ cũng được trang bị hệ thống radar tối tân AN/APS-14 với khả năng thu thập thông tin tình báo, trinh sát và khả năng nhận dạng mục tiêu hiệu quả.
Chính phủ Australia mới đây thừa nhận, nước này đang cân nhắc khả năng tiến hành tuần tra cùng Mỹ nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế khi tăng cường xây dựng đảo nhân tạo phi pháp với tổng diện tích hơn 2.000 hécta chỉ trong vòng 18 tháng.
Theo truyền thông Australia, Canberra hiện đang đánh giá khả năng triển khai máy bay P-3 từ căn cứ không quân Butterworth ở Malaysia. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc từng nhận định, Không quân Hoàng gia Australia có một phi đội máy bay P-3 với những phi công giàu kinh nghiệm
.
P-3C Orion của Không quân Hoàng gia Australia.
Đa Chiều cho rằng Washington muốn thành lập chuỗi các máy bay trinh sát P-3 của lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản, Không quân Phòng vệ Nhật Bản, Không quân Hoàng gia Australia hay thậm chí là Không quân Đài Loan.
Mục đích của việc liên kết các máy bay P-3 Orion này nhằm khống chế các tàu Trung Quốc vào và ra khỏi hòn đảo đầu tiên trong chuỗi đảo thứ nhất ở khu vực ngoài khơi Đông Á cũng như giám sát hoạt động cải tạo đảo trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Đa Chiều dẫn lời các chuyên gia Trung quốc cho rằng, Mỹ đang cố gắng muốn liên kết với các quốc gia không chia sẻ lợi ích trực tiếp ở Biển Đông như Australia để cân bằng áp lực mà Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Bên cạnh đó, Australia hoàn toàn có khả năng đóng vai trò lớn hơn ở Biển Đông mà không chỉ giới hạn bởi các máy bay P-3 Orion. Đa Chiều nói rằng Canberra sở hữu 6 tàu ngầm thông thường lớp Collins, 4 tàu chiến lớp Adelaide, 8 tàu chiến lớp Anzac, 8 tàu đổ bộ và 8 tàu rải mìn. Australia hiện cũng đang đàm phán với Nhật Bản để các mua tàu ngầm tàng hình lớp Soryu.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
3 điều Trung Quốc có thể làm để giảm căng thẳng ở Biển Đông Trong bối cảnh đối đầu Trung - Mỹ đang ngày càng gay gắt, Trung Quốc cần làm an lòng Mỹ và các quốc gia Châu Á, đồng thời cần minh bạch hơn về tham vọng của mình. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Washington Post) Khi chiếc may bay giám sát P8-A của Mỹ bay...