Kế hoạch tàu chiến kỳ dị của Mỹ
Quân đội Mỹ vừa công bố những ý tưởng vô cùng độc đáo cho kế hoạch biến mọi tàu chiến thành “hàng không mẫu hạm mini”.
Ảnh ý tưởng của hệ thống TALONS và SideArm – Ảnh: DARPA
Cơ quan Các dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc là nơi ra lò các chương trình cải tiến và chế tạo vũ khí chủ lực cho quân đội Mỹ. Các chuyên gia của cơ quan này luôn tìm kiếm những phương hướng sáng tạo mới để giúp hệ thống khí tài quân sự Mỹ có thể thích ứng với sứ mệnh chiến đấu tương lai.
Mới đây, DARPA đã công bố những ý tưởng mới nhất cho chương trình Điểm do thám khai thác chiến thuật (TERN). Đây là chương trình nghiên cứu chung giữa DARPA với Văn phòng nghiên cứu hải quân nhằm phát triển một hệ thống cho phép cải biến các tàu chiến nhỏ thành khí tài đa nhiệm, có thể đảm trách các sứ mệnh chiến đấu, tình báo và vận hành máy bay không người lái (UAV).
Kế hoạch cải biến tàu chiến thành tàu sân bay cỡ nhỏ cho UAV được đưa ra trong bối cảnh có ý kiến nhận định rằng vai trò chiến lược của tàu sân bay Mỹ không còn thích hợp với chiến tranh tương lai do chi phí đắt đỏ và dễ trở thành “mồi ngon” cho các tên lửa chống hạm tầm xa. Với chương trình TERN, Lầu Năm Góc hy vọng giảm thiểu chi phí phát triển lẫn vận hành mà vẫn có được các loại tàu khu trục hay hộ tống hiện đại với tính linh hoạt và phạm vi hoạt động cao hơn, đồng thời có thể chở UAV để trở thành “hàng không mẫu hạm mini”.
Từ “thả diều”…
Hiện nay, chương trình TERN đã qua giai đoạn thiết kế sơ bộ để chuyển sang giai đoạn R&D (Nghiên cứu và phát triển) với chủ lực là 2 tập đoàn công nghệ quốc phòng Northrop Grumman và AeroVironment. Trên website Darpa.mil đã xuất hiện thông tin về 2 công nghệ mới vô cùng độc đáo, thậm chí có phần kỳ quặc, để cải tiến tàu chiến thành tàu sân bay mini.
Video đang HOT
Nhằm khắc phục điểm yếu tàu không đủ chỗ để chứa UAV, các chuyên gia thuộc chương trình TERN đã nêu ý tưởng cất máy bay vào một khoang chứa lớn lơ lửng trên không và nối vào đuôi tàu chiến bằng một sợi cáp dài. Các lãnh đạo DARPA tỏ ra rất hào hứng và gọi đây là TALONS (Các hệ thống hải quân kéo lên không trung).
Ngoài vai trò như khoang chứa UAV, hệ thống TALONS còn có thể mang theo các thiết bị do thám, radar hiện đại bay trên trời và được tàu kéo đi. Ý tưởng này có thể trang bị cho tàu chiến một “cột ăng ten” cao chót vót, từ đó mở rộng tầm quan sát và hiệu quả của các cảm biến thám báo.
Hiện nay, thiết bị quan sát trên tàu chiến thường được gắn vào đỉnh của đài chỉ huy và không thể nhìn xa quá đường chân trời. Nếu hệ thống TALONS bay cao hơn 457 m thì tầm quan sát sẽ trải rộng hơn trước rất nhiều, giúp tàu chiến nhanh chóng phát hiện mục tiêu từ rất xa.
… đến cánh tay máy
Ảnh ý tưởng của hệ thống TALONS và SideArm – Ảnh: DARPA
Một công nghệ khác mà DARPA cho rằng có thể áp dụng được cho chương trình TERN là SideArm (cánh tay máy bên hông). Theo trang The Motley Fool, SideArm bao gồm các cần cẩu gắn trên boong tàu vươn ra hai bên hông tàu, ở đầu mút gắn gọng kìm để kẹp UAV. Khi cần cất cánh, cần cẩu sẽ xoay nhanh quanh trục để tạo lực ly tâm “ném” máy bay ra xa, giúp UAV nhanh chóng đạt được tốc độ và khoảng cách cần thiết.
Ngược lại, sau khi máy bay hoàn thành nhiệm vụ và trở về tàu, cần cẩu sẽ “tóm” lấy UAV rồi xoay từ từ để giảm tốc độ và đưa thiết bị trở lại khoang chứa. Các chuyên gia đánh giá SideArm sẽ cực kỳ hữu dụng trên các tàu khu trục hay hộ tống không đủ chỗ trên boong để lắp đặt đường băng.
Tất nhiên, phải còn mất rất nhiều thời gian để biến các ý tưởng trên thành hiện thực, nhưng TALONS và SideArm đang thu hút rất nhiều chú ý của các chuyên gia công nghệ lẫn quân sự và đầy tiềm năng giúp DARPA hoàn thành mục tiêu xây dựng một hệ thống TERN hoàn chỉnh với ít nhất 237 “tàu sân bay mini”.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Ý tưởng nuôi cây xanh bằng kén mai táng thay thế quan tài người chết
Thay vì sử dụng những chiếc quan tài theo phong tục, các nhà sáng tạo đã thiết kế một vỏ bọc hình kén có kích thước đủ chứa xác của một người quá cố. Từ đó, họ sử dụng dinh dưỡng lấy từ quá trình phân hủy xác để nuôi dưỡng cây.
Nhằm mục đích hướng về cội nguồn đất mẹ nơi con người sinh ra, hai nhà thiết kế Anna Citelli và Raoul Bretzel đã phát triển công nghệ mai táng "The Capsula Mundi" (tạm dịch: Kén Mai táng). Hiện nay, những chiếc kén mai táng người quá cố đang trong quá trình phát triển tại Ý.
Dự án Kén mai táng thay thế quan tài.
Thay vì sử dụng những chiếc quan tài theo phong tục, các nhà sáng tạo đã thiết kế một vỏ bọc hình kén có kích thước đủ chứa xác của một người quá cố. Từ đó, họ sử dụng dinh dưỡng lấy từ quá trình phân hủy xác để nuôi dưỡng cây. Mỗi một cây xanh sẽ tượng trưng cho một linh hồn đã qua đời.
Xác chết sau khi được đưa vào kén mai táng trong tư thế bào thai sẽ được chôn xuống đất. Trên mỗi chiếc kén sẽ trồng một cây hoặc hạt giống cây.
Các nhà sáng tạo cho biết, kén mai táng không chỉ góp phần giảm tỷ lệ tàn phá rừng để lấy gỗ làm quan tài mà ngược lại còn cung cấp dinh dưỡng cho cây cối. Thêm vào đó, người thân có thể tới thăm, chăm sóc và nghỉ ngơi dưới tán cây mỗi khi tới thăm mộ người quá cố.
Mặc dù mang ý tưởng độc đáo nhưng dự án Kén Mai táng hiện vẫn chỉ là đề xuất chưa được phê duyệt do còn vướng mắc về luật. Nếu dự án thành công, những công viên nghĩa trang với hàng cây xanh thẳng tắp thay vì những bia mộ âm u sẽ xuất hiện ngày một nhiều.
Ý tưởng mỗi kén mai táng sẽ truyền dinh dưỡng cho mỗi cây xanh.
Sơ đồ minh họa quá trình mai táng thân thiện với môi trường.
Mẫu kén mai táng ngoài đời thực.
Công viên nghĩa trang xanh trong tương lai nếu dự án được phê duyệt.
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
Xe tải cũ chạy tốt nhờ bộ phận thay thế bằng... khoai tây Người thợ cơ khí sáng tạo này đã không ngờ rằng, ý tưởng sử dụng khoai tây làm bộ phận thay thế "xuất thần" của mình lại hoạt động hiệu quả tới như vậy. Nhờ khả năng sáng tạo độc đáo, ông Mario Papademetriou, 59 tuổi, thợ cơ khí người Anh đã nảy ra ý tưởng sử dụng một củ khoai tây để...