Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu châu Phi

Theo dõi VGT trên

Trong lúc châu Âu lâm vào cơn khủng hoảng sau Thế chiến thứ nhất, kiến trúc sư người Đức Herman Srgel đã đề xuất xây dựng một hệ thống đập thủy điện nhằm hạ thấp mực nước biển Địa Trung Hải để sáp nhập châu Âu với châu Phi tạo thành một siêu lục địa mới có tên Atlanropa.

Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi - Hình 1

Hệ thống đập thủy điện nhằm hạ thấp mực nước Địa Trung Hải và sáp nhập châu Âu với châu Phi. Ảnh: Wikimedia Commons

Thập niên 1920 đã sản sinh ra những sáng tạo tuyệt vời như thuốc penicillin và đèn giao thông, nhưng đây cũng là lúc xuất hiện một số dự án kỹ thuật tham vọng đáng lo ngại. Lớn nhất và kỳ lạ nhất là Atlantropa – kế hoạch xây dựng một hệ thống đập thủy điện ngang qua eo biển Gibraltar, sản xuất đủ điện để cung cấp năng lượng cho một nửa châu Âu và rút cạn Địa Trung Hải để mở đường cho con người định cư tại một siêu lục địa Âu – Phi mới.

Mặc dù nghe có vẻ như một câu chuyện khoa học viễn tưởng kỳ quái, kế hoạch này đã thực sự tồn tại. Thậm chí một số chính phủ còn nghiêm túc xem xét nó cho đến tận những năm 1950.

Sau Thế chiến thứ nhất, các nhà khoa học, triết gia và kỹ sư tin rằng có thể giải quyết những gì họ cho là căn bệnh nan y với xã hội châu Âu bằng những đại dự án. Trong số họ có kỹ sư người Đức Herman Srgel.

Vào năm 1927, ở tuổi 42, Srgel đã lần đầu tiên xây dựng kế hoạch thành lập siêu lục địa Atlantropa, mà ban đầu ông gọi là Panropa. Được truyền cảm hứng từ những dự án cơ khí khổng lồ như kênh đào Suez, Srgel thậm chí còn đặt ra tham vọng cao hơn.

Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi - Hình 2

Tác giả của dự án Atlantropa, Herman Srgel (1885-1952). Ảnh: Bảo tàng quốc gia Đức

Kế hoạch của Srgel cho Atlantropa là xây dựng một hệ thống những con đập ngang qua eo biển Gibraltar, rút nước ở Địa Trung Hải. Những đập thủy điện cũng được xây dựng qua eo biển Sicily, nối Italy với Tunisia, trong khi những con đập khác bắc qua eo Dardanelles ở Thổ Nhĩ Kỳ, nối Hy Lạp với châu Á.

Video đang HOT

Tất cả những con đập này sẽ tạo nên một loạt cây cầu nối châu Âu và châu Phi thành một mạng lưới đường bộ và đường sắt khổng lồ, “kết dính” hai lục địa với nhau.

Với trên 660.000km2 đất mới được khai hoang và những con đập tạo ra đủ năng lượng cho trên 250 triệu người mỗi ngày, châu Âu sẽ bước vào mọt kỷ nguyên vàng, với nguồn điện dồi dào, không gian rộng rãi và nguồn cung cấp thực phẩm vô tận từ vùng đất nông nghiệp mới. Trong tầm nhìn của Srgel, siêu lục địa mới là cách duy nhất để ngăn chặn một cuộc xung đột toàn cầu khác.

Thời kỳ đó, vẫn quay cuồng với nỗi kinh hoàng của Thế chiến I, châu Âu vật lộn để tìm ra hy vọng cho tương lai. Mặc dù “lục địa già” đã phải chịu tổn thất lớn về sinh mạng trong chiến tranh và đại dịch cúm năm 1918, dân số vẫn tăng từ 488 triệu lên 534 triệu người trong giai đoạn 1920-1930.

Cùng lúc đó, nền chính trị châu Âu đã đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thế kỷ. Các quốc gia như Ba Lan và Nam Tư đã giành được độc lập sau nhiều thập kỷ bị các đế quốc cai trị. Vì thế cư dân của các đế chế cũ lo sợ không còn chỗ cho họ cả về vị trí vật lý, xã hội hay văn hóa. Trong bối cảnh đó, khái niệm về “Lebensraum”, hay “không gian sống”, đã thu hút sự chú ý trong nền chính trị Đức. “Lebensraum” đặt ra niềm tin rằng điều quan trọng nhất để tồn tại và phát triển đối với một xã hội [phân biệt chủng tộc] là lãnh thổ để cung cấp không gian cho các thành viên. Vì thế cam kết của Atlantropa có vẻ giống như “viên đạn bạc”, sẽ giải quyết được những vấn đề của “lục địa già” chật chội.

Điều kỳ lạ nhất về kế hoạch của Herman Srgel là sẽ hút cạn Địa Trung Hải, nhưng thực tế là ý tưởng đó đã được xem xét nghiêm túc. Ông Srgel đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Lowering the Mediterranean, Irrigating the Sahara: The Panropa Project in 1929″ (tạm dịch, Rút nước Địa Trung Hải, tưới tiêu cho Sahara: Dự án Panropa vào năm 1929). Cuốn sách lập tức khiến dư luận khắp châu Âu và Bắc Mỹ xôn xao.

Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi - Hình 3

Minh họa hệ thống thủy điện – cầu ngang qua các eo biển nhằm kết nối châu Âu – châu Phi.

Thời kỳ thập niên 1930, các dự án kỹ thuật khổng lồ đã phát triển mạnh mẽ, như ngăn lũ ở Thung lũng Tennessee, xây dựng đập Hoover hay đào kênh Baltic-Bạch Hải ở Liên Xô. Trong bối cảnh đó, Atlantropa có vẻ hợp lý và thú vị.

Kế hoạch táo bạo của Srgel thậm chí đã truyền cảm hứng cho một cuốn tiểu thuyết có tên là “Panropa” vào năm 1930. Trong đó một nhà khoa học siêu anh hùng người Đức tên là Tiến sĩ Maurus có kế hoạch rút nước khỏi Địa Trung Hải, mang đến sự thịnh vượng tuyệt vời bất chấp âm mưu phá hoại của những nhân vật phản diện người châu Á và Mỹ.

Srgel còn thành lập cả Viện Atlantropa, với thành viên là những người ủng hộ tài chính, các kiến trúc sư, kỹ sư. Trong nhiều năm kế hoạch được hưởng ứng công khai trên các báo và tạp chí. Những câu chuyện về Atlantropa thường có hình minh họa màu sắc sinh động, do chính vợ Srgel, một nhà môi giới nghệ thuật thành công, tài trợ tiền.

Mặc dù giấc mơ của Srgel đã gây chấn động người châu Âu về một xã hội không tưởng vinh quang, nhưng Atlantropa cũng đi kèm một mặt tối hiếm khi được thảo luận trong cuộc đời Srgel.

Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi - Hình 4

Tuy có tầm nhìn xa, Herman Srgel lại giữ một quan điểm bảo thủ đáng sợ về quốc tịch và chủng tộc. Không giống như những người cùng thời Đức Quốc xã, ông tin rằng mối đe dọa chính đối với Đức không nằm ở người Do Thái, mà là ở châu Á.

Trong suy nghĩ của ông ta, thế giới nên được phân chia thành ba khối: châu Mỹ, châu Á và Atlantropa. Tại Atlantropa, người châu Âu da trắng sẽ trở thành chủng tộc thống trị, sử dụng người châu Phi da đen làm nguồn lao động và được tách biệt nghiêm ngặt.

Khi những con đập và cây cầu trong dự án của ông được xây dựng, toàn bộ các khu vực và nền văn hóa vốn bám rễ vào biển trong nhiều thế kỷ sẽ đột ngột bị chặn lại. Ngoài ra, việc chuyển hướng dòng chảy còn đồng nghĩa người dân ở các khu vực khác sẽ mất nhà cửa.

Một phần trong đề xuất của Srgel liên quan đến việc chặn sông Congo ở Trung Phi, mà không xem xét tới cuộc sống của hàng chục triệu người dân sống ở nơi đây. Thay vào đó, nước sẽ được chuyển hướng đến Sahara, tạo thành những hồ nước ngọt rộng lớn và biến sa mạc thiêu đốt thành đất nông nghiệp.

Srgel đã đưa ý tưởng của mình cho Đức quốc xã, tin rằng họ sẽ ủng hộ ông. Nhưng ngay cả với những gì bạo lực mà ông ta dự định mang đến cho các dân tộc châu Phi, kế hoạch của Srgel vẫn còn là “hòa bình” so với những gì Đức quốc xã đã nghĩ đến. ngoài ra, nỗ lực của Srgel hướng sự chú ý tới châu Phi đã không phù hợp với mục tiêu khi đó của Hitler là nghiền nát Liên Xô.

Srgel đã công khai ý tưởng của mình tại Hội chợ Thế giới New York năm 1930, nhưng khi không có sự hỗ trợ chính thức nào, ông ta không thể thực hiện điều gì với kế hoạch của mình.

Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi - Hình 5

Ý tưởng về đập Gibraltar nối giữa Tây Ban Nha và Maroc. Ảnh: Wikimedia Commons

Sau khi khói lửa của Thế chiến II đã lắng xuống, Srgel lại nhen nhóm hy vọng về kế hoạch của mình, ông nhanh chóng bắt tay vào thúc đẩy các ý tưởng về siêu lục địa Âu – Phi một lần nữa.

Atlantropa thu hút sự quan tâm từ nhiều chính trị gia và nhà công nghiệp, nhưng ngay cả khi Đức Quốc xã đã sụp đổ, Srgel vẫn không rút lại các yếu tố phân biệt chủng tộc trong tầm nhìn của mình. Và trên hết, thế giới đang chuyển động theo hướng thiết thực hơn. Cộng đồng Thép và Than châu Âu của Jean Monnet đã ra đời trong thời kỳ này, và sau đó trở thành tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay.

Hơn nữa, các lò phản ứng điện hạt nhân đã báo hiệu dấu chấm hết cho ý tưởng về Atlantropa. Cuối cùng châu Âu đã có thể tiếp cận với nguồn năng lượng dồi dào hơn và thực tế hơn nhiều so với hệ thống đập thủy điện mà Srgel đề ra. Khi thủy điện bị bỏ lại sau lưng, giấc mơ không tưởng của Srgel không bao giờ được xem xét nữa.

Tới cuối đời, Srgel viết thêm 4 cuốn sách, đăng hàng ngàn bài báo và thực hiện vô số bài thuyết trình về giấc mơ của mình, nhưng ý tưởng Atlantropa về cơ bản đã chết theo ông. Đêm 4/12/1952, Srgel đạp xe tới trường Đại học Munich để giảng dạy thì bị xe ô tô đâm chết. Tới năm 1960, Viện Atlantropa do ông thành lập vĩnh viễn đóng cửa.

Cảnh báo tác động của con người đối với Nam cực ngày càng lớn

Các nhà khoa học ngày 15/7 đã đưa ra cảnh báo rằng tác động của con người đối với vùng đất rộng lớn ở Nam cực ngày càng gia tăng cả về phạm vi và cường độ, ngoài hoạt động của các trạm nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái dọc vùng cực Nam của Trái Đất.

Cảnh báo tác động của con người đối với Nam cực ngày càng lớn - Hình 1

Đốm tảo xanh xuất hiện dày đặc tại vùng tuyết trắng Nam Cực. Ảnh: AFP

Theo hầu hết mọi định nghĩa, châu Nam cực đến nay vẫn là lục địa nguyên sơ và ít ô nhiễm nhất trên hành tinh vì không có thành thị, hoạt động nông nghiệp hay công nghiệp.

Ông Steven Chown, Giáo sư tại Đại học Monash ở Melbourne (Australia), đồng thời là tác giả một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, cho biết kể từ khi lần đầu tiên đặt chân đến các bờ biển đóng băng ở Nam cực cách đây 200 năm, các nhà thám hiểm và nhà khoa học đã vượt qua dải băng dày hàng km che khuất địa hình thực sự của nó, và có mặt ở khắp mọi nơi. Những chuyến thám hiểm này thường rất ngắn và đến những nơi được bao phủ trong băng tuyết và tác động gây cho những khu vực này thường là rất nhỏ, không đáng kể. Ngay cả những khu vực chứng kiến hoạt động xây dựng các trạm nghiên cứu và lượng du khách ngày càng tăng, tổn hại cũng chỉ hạn chế ở mức dưới 0,5% lãnh thổ của lục địa.

Theo Nghị định thư 1991 về bảo vệ môi trường gắn liền với Hiệp ước Nam cực, các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đều bị cấm. Tuy nhiên, theo ông Chown, người sử dụng các kỹ thuật về Dữ liệu lớn để phân tích 2,7 triệu hồ sơ ghi chép lại hoạt động của con người tại Nam cực trong hơn 2 thập kỷ, điều này không có nghĩa là không có hoạt động gây tổn hại nào, thậm chí còn gây tác động lớn.

Ông Chown, người cũng là Chủ tịch Ủy ban khoa học về Nghiên cứu Nam cực, lấy dẫn chứng là trong số những khu vực bảo tồn chim quan trọng ở Nam cực, chỉ có 16% loài an toàn trong các khu vực mà ông Chown và các đồng nghiệp xác định là những khu vực chịu tác động không đáng kể.

Theo ông Chown, đa dạng sinh học là nền tảng cho toàn bộ sự sống, đặc biệt đa dạng sinh học ở Nam cực giúp con người hiểu được cuộc sống sẽ như thế nào ở những nơi khác trong vũ trụ. Theo nghiên cứu trước đây, các khu vực bảo vệ đặc biệt chiếm ít hơn 2% diện tích Nam cực nhưng bao gồm 44% các loài đã được xác định như chim biển, các loài thực vật, động vật không xương sống. Hiện có hơn 2.000 loài sinh vật tại Nam cực đã được xác định nhưng danh sách này có thể dài hơn nữa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giớiNhững khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới
12:45:58 21/12/2024
Loài chó duy nhất trên thế giới biết trèo cây như mèoLoài chó duy nhất trên thế giới biết trèo cây như mèo
12:41:11 21/12/2024
Cô dâu hủy hôn khi thấy chú rể ngất đi vì lạnh giữa đám cướiCô dâu hủy hôn khi thấy chú rể ngất đi vì lạnh giữa đám cưới
06:31:33 21/12/2024
Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khácPhát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác
07:09:27 22/12/2024
Từ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất IraqTừ trường tiết lộ tòa nhà gấp đôi Nhà Trắng dưới lòng đất Iraq
11:05:43 22/12/2024
Điều đặc biệt khiến quả trứng gà có giá hơn 6 triệu đồngĐiều đặc biệt khiến quả trứng gà có giá hơn 6 triệu đồng
06:32:09 21/12/2024
2 tiểu hành tinh bay sượt qua Trái Đất vào dịp Noel có gây nguy hiểm?2 tiểu hành tinh bay sượt qua Trái Đất vào dịp Noel có gây nguy hiểm?
12:18:34 21/12/2024
Phát hiện hóa thạch sinh vật ngoại lai đáng kinh ngạc tại MỹPhát hiện hóa thạch sinh vật ngoại lai đáng kinh ngạc tại Mỹ
11:00:41 22/12/2024

Tin đang nóng

Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Hạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điềuHạnh phúc mở tiệc tân gia, tôi sụp đổ khi mẹ chồng tuyên bố một điều
09:20:59 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắngBắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắng
10:06:00 22/12/2024
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấuSao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu
10:57:25 22/12/2024
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'
11:03:27 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024

Tin mới nhất

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Loài hoa lan độc nhất vô nhị trên thế giới, sở hữu 'núi tiền' cũng không mua nổi, chỉ Việt Nam mới có

Loài hoa lan độc nhất vô nhị trên thế giới, sở hữu 'núi tiền' cũng không mua nổi, chỉ Việt Nam mới có

12:29:38 22/12/2024
Lan Hài Việt Nam (Paphiopedilum vietnamense), một loài hoa lan sở hữu vẻ đẹp tinh tế và hiếm có, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Khám phá thú vị về loài chim mòng biển của Việt Nam

Khám phá thú vị về loài chim mòng biển của Việt Nam

13:12:57 20/12/2024
Trong thế giới các loài chim, họ Mòng biển (Laridae) gồm các loài chim có mỏ dài, cánh dài và hình thức cơ thể thích hợp cho việc bay xa và nhanh.
Sự thật thú vị về loài mèo cát - vua của sa mạc

Sự thật thú vị về loài mèo cát - vua của sa mạc

12:44:50 20/12/2024
Dù trông giống mèo nhà, mèo cát có đôi tai lớn giúp nghe được âm thanh tần số thấp và có lông cách nhiệt để sinh tồn trên sa mạc, có thể chịu được nhiệt độ từ 5 C đến 52 C.
Bị con gấu trên cây rơi trúng, người đàn ông tử vong thương tâm

Bị con gấu trên cây rơi trúng, người đàn ông tử vong thương tâm

12:43:00 20/12/2024
Một thợ săn bắn con gấu ở trên cây. Con gấu rơi xuống, trúng vào người bạn đi cùng thợ săn. Dù đã được cứu chữa nhưng người này không thể qua khỏi.
Dùng cả tuổi thơ để đọc Conan nhưng chắc chắn mọi người không biết 5 sự thật này về bộ truyện

Dùng cả tuổi thơ để đọc Conan nhưng chắc chắn mọi người không biết 5 sự thật này về bộ truyện

11:59:33 20/12/2024
Cùng với Doraemon, bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan cũng như phiên bản hoạt hình là người bạn thân đi qua thời thơ ấu của biết bao thế hệ.
Du khách bất ngờ phát hiện ổ trứng khủng long hóa thạch trong công viên

Du khách bất ngờ phát hiện ổ trứng khủng long hóa thạch trong công viên

07:45:46 20/12/2024
TRUNG QUỐC - Một ổ gồm 6 quả trứng khủng long hóa thạch bất ngờ được 2 du khách phát hiện khi đang tham quan một công viên ở thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông.
Điều bí ẩn về giống mèo cam đã được làm sáng tỏ

Điều bí ẩn về giống mèo cam đã được làm sáng tỏ

22:17:43 19/12/2024
Cái gì tạo nên màu sắc khác biệt của mèo cam? Có đúng là mèo cam kém thông minh hơn những giống mèo khác không? Những câu hỏi này đã có lời giải đáp.
Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

19:45:16 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới lại bắt đầu di chuyển

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới lại bắt đầu di chuyển

10:36:29 19/12/2024
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới A23a đã thoát khỏi vị trí mắc kẹt và bắt đầu hành trình mới qua Nam Đại Dương, theo thông tin từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS).
Chú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hôn

Chú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hôn

10:32:44 19/12/2024
Không khí ấm áp của một đám cưới ở huyện Deogarh, bang Jharkhand (Ấn Độ) đã trở nên lạnh lẽo sau khi cô dâu tuyên bố hủy hôn vì chứng kiến chú rể ngất xỉu trong thời tiết lạnh giá.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

06:52:00 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm tỷ quả có một được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng)

Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Sao việt

15:25:17 22/12/2024
Màn lột xác của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Nhiều netizen khen ngợi phong cách mới đã giúp cựu người mẫu trông trẻ trung và cuốn hút hơn.
3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

3 con giáp tài vận hanh thông ngày 22/12

Trắc nghiệm

14:22:55 22/12/2024
Tử vi ngày mới 22/12 dự báo có 3 con giáp gặp nhiều may mắn. Top 4 con giáp có đường tình duyên viên mãn năm Ất Tỵ 2025 Top 5 con giáp có đường tài lộc hanh thông nhất
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Nhạc quốc tế

14:03:39 22/12/2024
Không chỉ học hỏi outfit hay thần thái của ông hoàng Kpop, Mỹ Tâm còn mang vào video của mình chiếc xế hộp tiền tỷ y như bản chính.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Netizen

13:06:50 22/12/2024
Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.