Kế hoạch tăng lương bị “uy hiếp” vì hụt chỉ tiêu tăng trưởng
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu, việc điều chỉnh lương thấp hơn dự kiến. Lương tối thiểu chỉ đáp ứng gần 40% nhu cầu sống tối thiểu. Trong khi số doanh nghiệp phá sản, giải thể không ngừng tăng, mức chi trả bảo hiểm thất nghiệp tăng vọt…
Đây là những vấn đề mà Ủy ban Các vấn đề xã hội cảnh báo trong báo cáo vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 976 năm 2010 của Ủy ban Thường vụ về việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, kết quả thực hiện lời hứa sau phiên chất vấn về lương thưởng, tạo việc làm, giải quyết bảo hiểm thất nghiệp của Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tại kỳ họp trước cũng được đề cập cụ thể trong báo cáo.
Cụ thể, Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng, lao động – việc làm là một vấn đề xã hội cần quan tâm trong năm 2012, 2013 khi chỉ tiêu tạo việc làm năm vừa qua đã không đạt kế hoạch Quốc hội giao (kế hoạch giao là 1,6 triệu lao động, kết quả thực hiện chỉ đạt 1,52 triệu). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại thành thị là 3,25% và còn tăng trong quý I/2013.
Lương tối thiểu chỉ tăng một nửa so với mức dự kiến trong năm 2012 vì kinh tế khó khăn.
Điểm đáng chú ý, tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước (từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012). Cơ quan giám sát về lĩnh vực này nhận định, sự chuyển dịch người lao động bị thất nghiệp sang khu vực phi chính thức cho thấy, tác động của khoảng 54,2 nghìn doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động trong năm 2012 đến vấn đề việc làm trong khu vực chính thức.
Lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng “điểm tên” nguyên nhân, năm 2012, do tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt hơn 5%, trong khi mức dự kiến tăng trưởng từ 6-6,5% dẫn đến việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho khu vực công chỉ ở mức 1,15 triệu đồng/tháng (dự kiến là 1,3 triệu đồng/tháng). Mức lương này chỉ đạt 38,4% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2013 chỉ điều chỉnh tăng thêm bình quân 17,4%, thấp hơn so với mức dự kiến điều chỉnh là 36,4%.
Video đang HOT
Quý I năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã nhích lên nhưng 4 tháng đầu năm lại có đến 19.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể, tiếp tục tác động đến tình hình việc làm trong khu vực chính thức.
Nhiều con số khác Ủy ban Các vấn đề xã hội đưa ra cũng đáng “giật mình”. Theo đó, số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ 7,9 triệu người năm 2011 lên 8,3 triệu người năm 2012 (tăng 4,2% sau 1 năm). Số người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong 3 năm 2010 – 2012 tăng từ 145.000 lên 410.000, rồi tới 461.000 cuối năm qua.
Cơ quan giám sát đánh giá, tuy số người hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp chỉ tăng khoảng 50.000 người so với năm 2011 nhưng số tiền chi bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng tăng tới 133% (từ 1.126 tỷ đồng lên mức 2.625 tỷ đồng trong cả năm 2012).
Trong khi đó, 3 năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, tỷ lệ người thất nghiệp được đào tạo nghề chỉ đạt 1% (0,5% số người thất nghiệp được đào tạo nghề trong năm 2012). Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng cảnh báo, ở một số địa phương đã có tình trạng lợi dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Số nợ bảo hiểm này đến hết năm 2012 là 4.639 tỷ đồng.
Về kết quả thực hiện lời hứa của Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền sau phiên chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 9/2012), UB Các vấn đề xã hội khái quát, các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách cơ bản đã được ban hành. Bộ cũng ban hành được Bộ quy tắc ứng xử dành cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
Với nỗ lực của ngành, Việt Nam duy trì và mở rộng thêm được một số thị trường có chất lượng như Nhật Bản và Đức.
Tuy nhiên, cơ quan giám sát nhắc về vấn đề đưa lao động Việt đi làm việc tại thị trường Hàn Quốc, Đài Loan khó khăn. Việc dừng chương trình cấp phép mới cho lao động Việt Nam đi Hàn quốc làm cho hơn 12.000 lao động đã hoàn thành xong các chứng chỉ nghề, ngoại ngữ chưa có cơ hội xuất ngoại.
Việc đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cũng nhận “điểm trừ” vì chậm.
Ủy ban Các vấn đề xã hội yêu cầu Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền có giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; hoàn thiện mô hình quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài; đề xuất Chính phủ giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài và có giải pháp tích cực nhằm mở lại thị trường lao động Hàn Quốc.
Theo Dantri
Cần xem xét công nhận hôn nhân đồng giới
Ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã chia sẻ với PV cách nhìn nhận nhân văn về hôn nhân cùng giới.
Pin Okio và Nel Fi (TPHCM) đã quyết định kết hôn sau 4 năm yêu nhau
- Theo tôi, với những người đồng tính, bản thân cấu trúc sinh học tự nhiên của họ như vậy thì nên tạo điều kiện cho họ có cơ hội mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình, đó là quyền con người. Quốc hội nên bỏ điều khoản cấm kết hôn đồng giới trong Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi, tức là không cấm. Một khi đã cho phép họ kết hôn, công nhận họ là vợ chồng trước pháp luật thì cũng cần đảm bảo các quyền khác cho họ. Tuy nhiên, để có căn cứ khoa học và thuyết phục cho việc sửa đổi, hiện nay Uỷ ban các vấn đề xã hội đang tiến hành nghiên cứu lấy ý kiến xã hội xem ý kiến người dân như thế nào, họ có đồng tình với vấn đề này hay không, trên cơ sở đó sẽ thẩm tra dự thảo sửa đổi và trình Quốc hội quyết định.
Theo ông, những trường hợp sau khi làm đám cưới và được chính quyền địa phương "nhắc nhở", họ phải đi biệt xứ. Đó có phải là điều đáng tiếc?
- Về phía chính quyền địa phương, họ làm điều đó theo cách họ hiểu [sai] Luật. Luật hiện tại cấm kết hôn đồng tính chứ không cấm làm đám cưới, đây là hai vấn đề khác nhau. Cấm kết hôn, có nghĩa là cấm chính quyền cho đăng ký chứ không phải cấm tổ chức tiệc gia đình. Bộ Tư pháp cũng đang đề nghị bỏ điều khoản phạt kết hôn cùng giới. Cá nhân tôi cũng thấy như vậy thiệt thòi cho họ quá, bởi bản thân trời sinh ra họ như vậy chứ có phải họ a dua đua đòi gì đâu, việc họ làm không phải là điều xấu.
Thế giới đã có những quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới và quyền thay đổi giới tính cho người chuyển giới, khi nào VN có thể cho phép?
- Khi thế giới đã mở với vấn đề hôn nhân cùng giới thì VN cũng cần sớm xem xét để có cách ứng xử phù hợp với quy luật chung. Về vấn đề chuyển giới, tới đây, khi Bộ Y tế công nhận 3 cơ sở y tế là BV Nhi T.Ư, BV Việt Đức và BV Nhi đồng 2 được thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính với những người giới tính không rõ ràng và cấp giấy chứng nhận xác định giới tính cho những người như vậy. Bằng chứng sinh học xác định rõ ràng họ là những người có nhu cầu thay đổi thật sự, thì việc cho phép họ thay đổi giới tính sẽ chính xác hơn.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói rõ, là chỉ nên ủng hộ những người có cấu trúc sinh học tự nhiên như vậy, chứ không ủng hộ những cá nhân tự dưng a dua, đua đòi đang là nam lại muốn biến thành nữ hoặc ngược lại theo trào lưu chưa chuẩn mực phát sinh ở 1 số nơi.
- Xin cảm ơn ông!
Cho phép kết hôn đồng giới không trái luật
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều cặp đôi như vậy. Vì luật chưa cho phép, khi phát sinh mâu thuẫn giữa hai người và yêu cầu phân chia tài sản thì khó có căn cứ để chia. Toà không có căn cứ để thụ lý vụ việc, luật sư thì chỉ biết tư vấn tự thoả thuận phân chia tài sản là chủ yếu.
Cho phép kết hôn đồng giới cũng hoàn toàn đúng với nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình: "Hôn nhân là sự kết hợp giữa hai cá nhân với nhau dựa trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau để xây dựng một "tế bào" xã hội ổn định... Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới".
Đồng tính đã tồn tại từ lâu, khoa học cũng đã khẳng định đây không phải là bệnh. Vì thế, chúng ta cũng cần phải thừa nhận người đồng tính và quan hệ của họ trong hệ thống pháp luật. Việc bỏ quy định phạt hành vi kết hôn cùng giới sẽ tạo điều kiện cho họ công khai giới tính, sống thật với chính bản thân mình. Điều này sẽ tạo hiệu ứng tốt với xã hội và với ngay cả gia đình của họ, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, bạo lực với người đồng tính, song tính và chuyển giới. Đó cũng chính là chứng minh cho việc VN thực hiện cam kết quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người. (Luật sư Võ Vương Quân - Đoàn Luật sư TPHCM).
Muốn được xã hội công nhận
Ngay từ lúc học hết cấp 2, tôi đã ý thức về giới tính của mình, nhưng không dám nói ra. Từ Cần Thơ lên TPHCM học xong đại học, tôi mới nói cho bố mẹ biết. Từ lúc đó, bố mẹ từ tôi. Cuối năm 2011, tôi quen Nam ở TPHCM và sống cùng nhau tại một căn hộ ở quận 2. Cả hai chúng tôi đều thành đạt, có vị trí trong xã hội. Sống chung với nhau hơn 1 năm rồi, nhưng cả hai đều không dám công khai cuộc sống thật với những người xung quanh. Trong thâm tâm, chúng tôi muốn là chính mình và được xã hội công nhận. Giấy chứng nhận kết hôn là một sự ràng buộc và pháp luật công nhận thì những cặp đồng tính như chúng tôi cũng cần được như vậy - quyền được kết hôn. (Nguyễn Văn Hải - Thành viên nhóm tư vấn sức khoẻ MSM TPHCM).
Theo xahoi
Đề nghị mở rộng bảo hiểm thất nghiệp Ngày 11-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến dự án Luật Việc làm. Theo đó, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi áp dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Cần cân nhắc kỹ đề xuất mở rộng bảo hiểm thất nghiệp (Ảnh minh họa) Xung quanh Luật Việc làm, Ủy ban Về các vấn đề...