Kế hoạch sử dụng băng tần 6 GHz cho Wi-Fi của FCC gây tranh cãi
Trong khi đề xuất của FCC về việc sử dụng băng tần 6 GHz cho Wi-Fi được các công ty công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google, Qualcomm và các Hiệp hội ủng hộ thì ngược lại các nhà khai thác di động lại phản đối động thái này.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) hiện đang chuẩn bị bỏ phiếu cho một đề xuất trong đó sẽ mở toàn bộ băng tần 6GHz cho người dùng mà không cần giấy phép. Các quan chức cho rằng động thái này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ Wi-Fi. Kế hoạch này được đề xuất lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2018 nhằm đưa vào sử dụng lượng phổ tần 1200 MHz trong băng tần 6 GHz cho các hoạt động không cần cấp phép. Dự kiến, phổ tần số này sẽ dành cho mục đích sử dụng các chủng loại thiết bị có công suất thấp, đối với các loại thiết bị có công suất cao sẽ sử dụng băng tần 850 MHz.
Kế hoạch sử dụng băng tần 6 GHz cho Wi-Fi của FCC gây tranh cãi
Video đang HOT
Chủ tịch của FCC, ông Ajit Pai nhận định rằng, vào năm 2022, gần 60% lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ được truyền qua mạng Wi-Fi. Ông nói thêm rằng: “Việc áp dụng đề xuất này sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng phổ tần Wi-Fi lên gần gấp năm lần. Cuối cùng, tôi hy vọng các thiết bị không có giấy phép hoạt động trong băng tần 6GHz sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dùng”.
Động thái này của FCC đã nhận được sự ủng hộ của các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Facebook, Google và Qualcomm. Bên cạnh đó, các hiệp hội như Liên minh Wi-Fi và Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet không dây cũng ủng hộ động thái này của FCC. Các công ty công nghệ và các Hiệp hội này tin rằng động thái này sẽ kích thích sự đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thời gian tới. Theo họ, nó cũng sẽ cung cấp thêm phổ tần quan trọng cho băng tần Wi-Fi ngày càng trở nên chật chội.
Tuy nhiên, trái ngược với sự ủng hộ của các công ty công nghệ và các Hiệp hội thì các nhà khai thác di động lại phản đối động thái này của FCC. Bên cạnh đó, tổ chức thương mại đại diện cho ngành công nghiệp truyền thông vô tuyến Mỹ (CTIA) cho rằng kế hoạch này đã làm mất cơ hội để cung cấp giấy phép băng tần trung cho các dịch vụ 5G, đây cũng được xem là băng tần chính cho 5G. Phó Chủ tịch điều hành của CTIA – Brad Gillen trong một phát biểu của mình đã chỉ ra rằng, phổ tần số trong băng tần trung của Mỹ đang thiếu và ông kêu gọi FCC lên kế hoạch để bù đắp sự thiếu hụt này đồng thời hủy bỏ kế hoạch dành lượng phổ tần 1200 MHz trong băng tần 6GHz cho Wi-Fi.
Phan Văn Hòa
Thiết bị giúp tăng tốc Wi-Fi bán chạy
Cho rằng Internet chậm là do thiết bị, nhiều người đã mua thêm các bộ hỗ trợ Wi-Fi tại nhà, khiến các mặt hàng này bỗng dưng bán tốt.
Theo chủ một cửa hàng thiết bị máy tính tại quận Đống Đa (Hà Nội), nhu cầu mua các thiết bị Wi-Fi như cục phát, bộ khuếch đại tín hiệu tăng cao hơn trong giai đoạn người dân ở nhà cách ly xã hội. Dù cửa hàng đã đóng cửa và chuyển sang hình thức bán hàng online, lượng sản phẩm bán được vẫn cao hơn vài lần so với trước đây.
Anh Tiến Đức, chủ cửa hàng, cho biết, mặt hàng được nhiều người tìm mua nhất là các bộ phát Wi-Fi nhằm thay thế hoặc bổ sung cho thiết bị có sẵn của nhà mạng, đồng thời giúp mở rộng phạm vi phủ sóng Wi-Fi trong nhà. Những mẫu router có mức giá từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng của Asus, TP Link, Tenda... có kết nối Wi-Fi chuẩn "ac" hoặc một số mẫu có sẵn tính năng của bộ lặp (repeater), giúp mở rộng phạm vi kết nối được nhiều người tìm mua.
"Thậm chí trong giai đoạn này, có người sắm cả thiết bị cân bằng tải để dùng trong nhà", anh Đức nói. Thiết bị cân bằng tải vốn được dùng nhiều trong doanh nghiệp hoặc các nhà hàng, khách sạn, giúp kết nối nhiều đường mạng vào một router, sau đó có thể cài đặt để phân phối đều cho các thiết bị trong hệ thống, nhằm giảm tối đa việc nghẽn mạng hoặc "mất mạng" do một nhà cung cấp dịch vụ Internet nào đó gặp sự cố. "Những mẫu router dạng này của hãng Aruba, Draytek, có giá 5 đến 7 triệu đồng, vốn kén người mua, vậy mà dạo này lại bán tốt", anh nói.
Các thiết bị mạng trở thành hàng 'hot' trong mùa dịch.
Một đơn vị bán lẻ chuyên về smartphone TP HCM cũng chuyển sang bán các bộ kích sóng Wi-Fi. Chủ cửa hàng cho hay, giai đoạn này, thiết bị hỗ trợ Wi-Fi gia đình bán tốt hơn cả điện thoại.
Nguyễn Việt (Hà Nội) cho biết anh đã phải sắm thêm một bộ phát Wi-Fi mới vì nhu cầu sử dụng cao khi cả gia đình phải làm việc tại nhà. "Do mỗi người đều cần không gian riêng để học tập và làm việc, tôi phải tìm cách mở rộng phạm vi của mạng. Thấy các thiết bị kích sóng Wi-Fi này có giá không cao nên tôi mua về dùng thử", anh nói. Theo anh, từ ngày mua thêm "bộ kích Wi-Fi" về, ở đâu trong nhà cũng có "đủ 3 vạch sóng", tuy nhiên, tốc độ mạng không khá hơn nhiều. Ngoài ra, anh phải làm thao tác chuyển đổi điểm truy cập liên tục nếu di chuyển.
Nhu cầu sử dụng Internet của người Việt tăng cao trong thời gian qua. Theo thống kê của trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX, lưu lượng Internet của người dùng trong nước đã tăng 40%, tập trung vào các nhu cầu họp hội nghị, học tập và giải trí trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều người cho biết họ liên tục gặp phải tình trạng mạng chậm, đặc biệt là vào buổi tối.
Lưu Quý
Tối ưu Internet khi làm việc tại nhà thế nào Không xem video trực tuyến, bật tối ưu cho stream video nếu sử dụng nhiều công cụ họp trực tuyến... là những cách tăng tốc Internet đơn giản nhưng hiệu quả. Nhu cầu về tốc độ, băng thông hay thời gian kết nối tăng gấp nhiều lần là lý do khiến kết nối mạng tại gia đình không ổn định và nhanh. Dưới...