Kế hoạch phát tiền số của Ukraine bị lợi dụng để lừa đảo
Lợi dụng kế hoạch phát tiền cho những người đã ủng hộ của Ukraine, một token được tạo ra để lừa đảo.
Ngay sau khi Ukraine công bố kế hoạch tặng tiền mã hóa miễn phí ( airdrop) cho những ví đã ủng hộ nước này, một token lừa đảo đã được tạo ra để lợi dụng.
Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi giao dịch Etherscan, hôm 2/3, 7 tỷ token Peaceful World (WORLD) được tạo ra. Địa chỉ ví tạo token WORLD bắt đầu bằng chuỗi ký tự “0xed”. Ngay sau đó, chủ sở hữu chuyển token đến ví nhận ủng hộ của chính phủ Ukraine.
Dữ liệu giao dịch trên EtherScan hiển thị các lệnh chuyển đồng WORLD từ ví nhận ủng hộ của Ukraine.
1 triệu token WORLD sau đó được chuyển từ ví của Ukraine sang một địa chỉ ví khác để tạo thanh khoản trên sàn giao dịch phi tập trung Uniswap. Nhiều nhà đầu tư đã mua WORLD sau khi đồng tiền số này được niêm yết trên sàn giao dịch phi tập trung, do nhầm tưởng đây chính là token được Ukraine dùng trong đợt airdrop.
Các nhà phân tích chuỗi khối cho biết giao dịch nói trên có thể do bên thứ ba thực hiện, chính phủ Ukraine không tương tác với đồng WORLD.
Video đang HOT
Trước giờ phát token, một địa chỉ ví khác, bắt đầu bằng các ký tự “0xF1″ đã sử dụng hợp đồng thông minh để phân phối token WORLD sang 30 ví hoạt động trên nền tảng Ethereum. Vì việc này xảy ra trước lịch trình airdrop, nhiều người dùng bắt đầu lên tiếng cảnh báo đây là một trò lừa đảo.
Ngay sau đó, ông Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine thông báo hủy đợt phát tiền mã hóa miễn phí cho những người đã góp tiền ủng hộ.
“Sau khi cân nhắc cẩn trọng, chúng tôi quyết định dừng sự kiện airdrop. Chúng tôi không có kế hoạch phát hành bất kỳ token nào”, ông Mykhailo chia sẻ trên Twitter.
Ông cho biết thêm rằng chính phủ Ukraine sẽ phát hành NFT trong thời gian tới để cộng đồng khắp thế giới tiếp tục ủng hộ.
Giá của đồng WORLD liên quan đến địa chỉ ví của Ukraine giảm mạnh sau thông báo hủy airdrop.
Sau thông báo của Phó thủ tướng Mykhailo Fedorov, giá đồng WORLD giảm gần 20 lần so với mức đỉnh.
Nhiều người bực tức cho rằng chính phủ Ukraine đã thực hiện một vụ “rút thảm”, chỉ hành vi lừa đảo, làm sập giá token của chủ dự án. Trên Twitter, nhiều người dùng đã đề cập đến dự án Peaceful World kèm hashtag #rugpull sau khi đồng WORLD sập giá.
“Ukraine đã ‘rút’ một tấm thảm chưa từng có trong lịch sử của thị trường tiền số”, tài khoản có tên @ch0nkyC bình luận.
Hiện danh tính của người dùng đã tạo ra 7 tỷ token WORLD vẫn còn là một ẩn số.
Dưới bối cảnh xung đột căng thẳng, chính phủ Ukraine đã chấp nhận các khoản đóng góp bằng tiền số từ hôm 26/2. Ban đầu họ chỉ chấp nhận khoản đóng góp bằng Bitcoin, Ethereum và đồng tiền ổn định USDT. Sau đó, chính phủ Ukraine đã mở thêm ví tiền số trên mạng lưới blockchain Polkadot.
Tổng số tiền huy động được tính đến chiều ngày 5/3 dao động ở mức 50 triệu USD, theo CoinDesk.
Trong giới tiền mã hóa, airdrop là một hình thức quảng cáo về dự án khi đội ngũ phát triển sẽ tặng miễn phí tiền số cho nhà đầu tư có hứng thú với dự án. Để nhận phần thưởng, người dùng chỉ cần thực hiện một số hoạt động đơn giản như tương tác với trang mạng xã hội của dự án hoặc tham gia các hội nhóm.
Ukraine tặng tiền mã hóa cho người dân
Chính phủ Ukraine sẽ tặng lượng tiền mã hóa mà họ kêu gọi được cho người dân bằng hình thức airdrop.
Ngay sau khi nhận được khoản hỗ trợ từ cộng đồng tiền số khắp thế giới, trang Twitter chính thức của chính phủ Ukraine thông báo họ sẽ phát miễn phí (airdrop) lượng tiền này đến người dân. Thời gian diễn ra dự kiến vào 6 giờ tối tính theo giờ Kyiv, ngày 3/3 (tức 11 giờ đêm cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Vào năm 2021, chính phủ El Salvador, quốc gia duy nhất tính đến hiện tại chấp nhận Bitcoin (BTC) là tiền tệ đã tặng 30 USD dưới dạng BTC cho người dân của mình. Tuy nhiên, sự kiện ngày 3/3 là lần đầu tiên một quốc gia tiến hành airdrop cho người dân bằng tiền mà chính phủ quyên góp được. Hôm 1/3, trang Twitter của Ukraine đã báo trước về đợt tặng coin này.
Dưới bối cảnh giao tranh căng thẳng, chính phủ Ukraine đã chấp nhận các khoản đóng góp bằng tiền số từ hôm 26/2. Ban đầu họ chỉ chấp nhận khoản đóng góp bằng Bitcoin, Ethereum và đồng tiền ổn định USDT.
Loạt bài đăng thông báo về sự kiện tăng coin cho người dân và khoản tiền đóng góp của nhà sáng lập dự án Polkadot.
Ngày 1/3, chính phủ Ukraine đã đăng tải thêm địa chỉ ví của nền tảng blockchain Polkadot (DOT). Đồng sáng lập dự án Polkadot và Ethereum, ông Gavin Wood đã đóng góp 5 triệu USD dưới dạng DOT. Tổng số tiền kêu gọi được tính đến tối ngày 2/3 vào khoảng 33 triệu USD, theo CoinDesk.
Bên cạnh Gavin Wood, sàn giao dịch Binance tham gia trước đó với khoản đóng góp 10 triệu USD. Bức ảnh bằng token không thể thay thế (NFT) trong bộ sưu tập NFT Bored Ape Yacht Club được định giá 200.000 USD cũng được quyên góp.
Chia sẻ với CoinDesk, Michael Chobanian, người hỗ trợ Bộ Chuyển đổi Số của Ukraine quản lý quỹ nhận hỗ trợ cho biết ít nhất 14 triệu USD đã được dùng để mua sắm các thiết bị quân sự và lương thực cho người dân. "Hầu hết khoản chi được thanh toán trực tiếp bằng tiền mã hóa", ông Chobanian bình luận.
Trong giới tiền mã hóa, airdrop là một hình thức quảng cáo về dự án khi đội ngũ phát triển sẽ tặng miễn phí tiền số cho nhà đầu tư có hứng thú với dự án. Để nhận phần thưởng, người dùng chỉ cần thực hiện một số hoạt động đơn giản như tương tác với trang mạng xã hội của dự án hoặc tham gia các hội nhóm.
Mất trắng tài sản vì tin trò lừa đảo tặng coin miễn phí Airdrop (tặng coin, token miễn phí) là hình thức quen thuộc để quảng bá các dự án tiền số. Tuy vậy, kẻ gian đã dùng cách này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nửa cuối năm 2021, lĩnh vực tiền mã hóa xuất hiện hình thức lừa đảo qua airdrop (tặng coin miễn phí). Nhiều người dùng đột nhiên nhận được số...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Lịch sử hẹn hò rối rắm của Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: Xuất hiện 2 nhân vật "trên trời rơi xuống"
Sao châu á
13:11:55 10/04/2025
Hot boy sở hữu visual cực phẩm gây sốt: Em trai ca sĩ đình đám showbiz, nhan sắc chiều cao như tài tử!
Tv show
13:03:19 10/04/2025
Nga trục xuất hai tùy viên quân sự Romania
Thế giới
12:55:03 10/04/2025
Năm không khi ăn ổi
Sức khỏe
12:47:30 10/04/2025
6 mẹo tiết kiệm tiền này sẽ giúp bạn có cuộc sống không phải lo lắng khi về già!
Sáng tạo
12:11:11 10/04/2025
Quang Hải gia nhập đường đua pickleball
Sao thể thao
12:07:06 10/04/2025
Váy họa tiết hoa nữ tính, nhẹ nhàng mà đẹp hút mắt
Thời trang
11:27:42 10/04/2025
Không phải "bạn gái 8 năm", đây mới chính là nàng thơ mới của bạn thân HIEUTHUHAI
Nhạc việt
11:25:07 10/04/2025
Bí quyết làm pizza xúc xích phô mai ngon như nhà hàng
Ẩm thực
11:17:41 10/04/2025
Cuối tháng 4: 4 con giáp từ vận xui hóa vận may, tài lộc bùng nổ, có bạn không?
Trắc nghiệm
11:06:28 10/04/2025