Kế hoạch lớn của Mark Zuckerberg bị ngăn chặn
Tham vọng kết nối các nền tảng mà Facebook đang sở hữu của Mark Zuckerberg có thể sẽ không thành hiện thực khi bị cơ quan quản lý của Mỹ tìm cách ngăn chặn.
Theo The Verge, đầu năm nay, Mark Zuckerberg tiết lộ một kế hoạch lớn. Đó là hợp nhất tính năng nhắn tin của 3 ứng dụng mà công ty này đang sở hữu gồm Facebook Messenger, Instagram và WhatsApp.
Sau khi ba dịch vụ hợp nhất, một người dùng Facebook có thể gửi tin nhắn đã mã hóa tới một tài khoản WhatsApp, điều không thể thực hiện vào lúc này vì nền tảng khác nhau.
Việc hợp nhất nền tảng nhắn tin của 3 dịch vụ với hàng tỷ người dùng đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Facebook trước những dịch vụ khác như iMessage. Tuy nhiên, kế hoạch của CEO Facebook có thể sẽ không thành sự thật khi Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) dự định can thiệp.
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh muốn hợp nhất cả 3 nền tảng nhắn tin của mình.
Theo Wall Street Journal, các quan chức của FTC đang lo sợ những nỗ lực gắn kết các sản phẩm của Facebook có thể khiến cho cơ quan quản lý như FTC khó can thiệp hoặc tách nhỏ Facebook trong các vụ kiện liên quan đến độc quyền trong tương lai.
Video đang HOT
FTC muốn ngăn chặn việc Facebook kết nối 3 nền tảng nhằm tránh cạnh tranh không lành mạnh. Để ngăn chặn Facebook, FTC sẽ phải bỏ phiếu về ý kiến này và đạt sự đồng thuận của 3/5 ủy viên.
Facebook lần đầu công bố kế hoạch kết nối 3 nền tảng nhắn tin vào tháng 3 năm nay. “Người dùng muốn có thể lựa chọn nền tảng để kết nối với mọi người. Chúng tôi muốn cho họ lựa chọn để họ có thể kết nối với bạn bè trên bất kỳ nền tảng nào họ đang dùng”, CEO Mark Zuckerberg chia sẻ trên blog của công ty.
Vào tháng 7, Facebook tiết lộ họ đang bị FTC điều tra về chống độc quyền. Hiện vẫn chưa có kết luận từ vụ điều tra. Vào đầu tháng 7, FTC công bố mức phạt 5 tỷ USD với Facebook vì không tuân theo các thỏa thuận từ năm 2011.
Ngoài Ủy ban Thương mại, Bộ Tư pháp Mỹ cũng có khả năng phạt Facebook về hành vi độc quyền. Tại một cuộc họp vào đầu tuần này, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết kết luận của Bộ Tư pháp về việc điều tra chống độc quyền Facebook có thể có trong tháng này.
Theo Zing
Mark Zuckerberg tiết lộ kế hoạch để đối phó với sự phát triển của TikTok
CEO của Facebook, Mark Zuckerberg cho rằng công ty của mình có thể đối phó được với sự phát triển như vũ bão của TikTok ở các quốc gia như Mexico.
Trong bản ghi âm bị rò rỉ từ các cuộc họp nội bộ mà The Verge có được, Giám đốc điều hành của Facebook, Mark Zuckerberg đã thảo luận về kế hoạch của mình để đối phó mới "mối đe dọa đến từ" TikTok bằng cách phát hành một ứng dụng tương tự có tên Lasso.
Theo Zuckerberg, kế hoạch của Facebook đó là là thúc đẩy sự phát triển của Lasso ở các quốc gia nơi mà TikTok vẫn chưa thực sự lớn mạnh trước khi đối đầu tại địa bàn trọng điểm của TikTok.
Zuckerberg cho biết Mexico là một trong những quốc gia của thị trường này.
Nhưng trên thực tế, ngay cả khi Lasso đã được ra mắt tại quốc gia này vào tháng 4 năm nay, ứng dụng Lasso vẫn chưa thể vượt mặt và phổ biến như TikTok, theo bảng xếp hạng ứng dụng được ghi nhận bởi Sensor Tower .
Mặt khác, Lasso cũng có thể muốn tránh xa thị trường Ấn Độ và Nhật Bản nếu vì họ không muốn đối đầu trực tiếp với TikTok.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, Ấn Độ hiện chiếm khoảng 50% số người dùng hoạt động hàng ngày của TikTok trên toàn cầu.
Ngoài ra, Lasso có thể gặp sẽ khó khăn khi thâm nhập vào thị trường các quốc gia Đông Nam Á. Theo báo cáo của Tech in Asia vào tháng 9 năm ngoái, TikTok đã vượt qua Instagram trong bảng xếp hạng Google Play ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.
Quốc gia duy nhất mà TikTok vẫn chưa thể vượt mặt Instagram là Indonesia - nơi TikTok đã bị quốc gia này cấm một thời gian ngắn vào tháng 7 năm ngoái.
Hàn Quốc và Châu Âu cũng là những thị trường quan trọng đối với ByteDance, chủ sở hữu của TikTok. Theo báo cáo của Trung Quốc, hai thị trường này cùng với Ấn Độ tạo ra doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) cho TikTok nhiều hơn so với Trung Đông, Đông Âu và Nam Phi.
Zuckerberg cho biết TikTok đang tập trung phát triển tương tự như thẻ Khám phá vào các tin (stories) trên Instagram thay vì các bài đăng. Josh Constine tại TechCrunch cho biết điều này minh họa cho việc CEO của Facebook đang hiểu nhầm về TikTok.
Nhưng Zuckerberg nghĩ rằng có một lý do để lạc quan. Ông lập luận trong cuộc họp rằng TikTok đang tăng trưởng nhưng phải chi số tiền khổng lồ để quảng bá, nhưng nó không thể giữ chân người dùng.
Cũng dễ hiểu vì sao CEO của Facebook rất tự tin: Anh ấy đã làm điều này trước đây.
Sau nỗ lực mua Snapchat không thành công, Facebook đã phát triển mạnh hơn khi sao chép một số tính năng gốc tốt nhất của ứng dụng này, bao gồm tính năng stories xuất hiện trên Facebook và Instagram.
Theo GenK
Tại sao kế hoạch sáp nhập Instagram và Facebook của Mark Zuckerberg lại là một ý tưởng tồi tệ Nói như vậy không có nghĩa là Facebook không biết điều hành Instagram như thế nào. Họ biết rất rõ là đằng khác. Bởi từ khi Facebook mua lại nền tảng này với giá 1 tỷ USD vào năm 2012, nó đã phát triển mạnh mẽ, với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng. Nhưng lãnh đạo công ty dường như chẳng hiểu...