Kế hoạch lập tuyến phòng thủ của EU và phản ứng của Nga
Các nhà lãnh đạo Latvia, Litva, Estonia và Ba Lan đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ toàn diện cho “hệ thống cơ sở hạ tầng phòng thủ”, dự kiến được xây dựng dọc biên giới bên ngoài của khối này với Nga và Belarus.
Binh sĩ Ba Lan dựng rào chắn thép gai tại khu vực biên giới với Belarus tháng 8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài Sputnik (Nga), trong bức thư do nhà lãnh đạo của 4 quốc gia gửi tới giới chức EU, việc xây dựng tuyến phòng thủ này sẽ giải quyết “nhu cầu cấp thiết và cấp bách” nhằm bảo vệ khối này khỏi “mối đe dọa quân sự và hỗn hợp”.
Các mối đe dọa hỗn hợp bao gồm các biện pháp phi quân sự như thông tin sai lệch, tấn công mạng, áp lực kinh tế và đẩy người di cư qua biên giới.
“Quy mô và chi phí của nỗ lực chung này đòi hỏi hành động đặc biệt của EU hỗ trợ cả về mặt chính trị và tài chính”, bức thư viết.
Video đang HOT
Chi phí ước tính cho quá trình xây dựng tuyến phòng thủ dọc biên giới EU dài 700 km với Nga và Belarus là khoảng 2,67 tỷ USD.
Lời kêu gọi này được đưa ra một tháng sau khi Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk công bố kế hoạch hợp tác với Litva, Latvia và Estonia xây dựng “lá chắn Baltic” – một tuyến phòng thủ thống nhất của các quốc gia vùng Baltic trên biên giới của EU với Nga và Belarus.
Bình luận về lời kêu gọi trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh: “Tuyến phòng thủ theo kế hoạch của EU nên được xây dựng với các rào thép gai hướng vào bên trong”.
Moskva đã nhiều lần chỉ trích tuyên bố của Brussels về mối đe dọa từ Nga là vô căn cứ. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng lên án những cáo buộc của phương Tây về kế hoạch cho rằng Moskva sẽ phát động một cuộc chiến với NATO, đặc biệt khi xét đến chi tiêu quân sự của Mỹ và Nga vào năm ngoái, lần lượt là 811 tỷ USD và 72 tỷ USD.
Ông Putin cũng bác bỏ các báo cáo cho rằng Nga có kế hoạch tấn công châu Âu sau khi kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ông cho rằng đây là cáo buộc “hoàn toàn vô nghĩa và đe dọa người châu Âu để lấy tiền cho mục đích liên quan đến quốc phòng”.
Giữa năm 2021, hàng chục nghìn người di cư đã chen chúc tại biên giới giữa Belarus và Ba Lan, cũng như các nước láng giềng Latvia và Litva, trong nỗ lực nhập cảnh vào EU. Chính quyền Ba Lan đã thắt chặt kiểm soát biên giới, triển khai quân đội và cáo buộc Belarus dàn dựng cuộc khủng hoảng di cư. Minsk đã bác bỏ cáo buộc này, cho rằng Warsaw đã làm leo thang cuộc khủng hoảng di cư bằng cách đẩy người di cư vào lãnh thổ Belarus.
Ba Lan và các nước vùng Baltic kêu gọi EU tăng cường phòng thủ biên giới
Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva cho rằng 27 nước thành viên EU cần tăng cường chi tiêu quốc phòng và phối hợp để thiết lập những sáng kiến hạ tầng phòng thủ dọc biên giới của EU.
Binh sỹ tuần tra tại biên giới Ba Lan-Belarus ở làng Tolcze, Podlaskie Voivodeship, đông bắc Ba Lan, ngày 8/6/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ba Lan và các nước vùng Baltic đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phòng thủ ở biên giới của khối.
Trong bức thư chung được tiết lộ ngày 27/6, lãnh đạo 4 nước gồm Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva cho rằng 27 quốc gia thành viên EU cần tăng cường chi tiêu quốc phòng và phối hợp để thiết lập những sáng kiến hạ tầng phòng thủ dọc biên giới của EU.
Ba Lan và các nước vùng Baltic đã bắt đầu tăng cường phòng thủ ở khu vực biên giới phía Đông, cũng là sườn phía Đông của EU. Trong đó, riêng Ba Lan đã phân bổ hơn 2,3 tỷ euro (2,5 tỷ USD) để củng cố biên giới phía Đông của nước này. Biên giới phía Đông của Ba Lan giáp với Ukraine, Belarus và tỉnh Kaliningrad của Nga.
Bức thư được gửi trùng với thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) trong hai ngày 27-28/6 tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Đây là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của Hội đồng châu Âu trong nhiệm kỳ này với chương trình nghị sự quan trọng, trong đó nhiều quyết định có tính chất định hình tương lai của EU sẽ được đưa ra./.
Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU Nhờ đợt mở rộng lịch sử về phía Đông cách đây 2 thập kỷ, Liên minh châu Âu (EU) vươn mình trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị thay đổi đang tạo ra những xáo trộn lớn, đẩy EU vào nguy cơ tuột mất những...