Kế hoạch làm mát Trái đất bằng… địa nhiệt
Một công ty có kế hoạch làm mát hành tinh bằng cách sử dụng… sức nóng của chính Trái đất.
Thế giới cần ngăn không cho nhiệt độ tăng lên thêm 1,5 độ để ngăn những tác động xấu nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo trang interestingengineering, công ty Fervo Energy ở Mỹ đang phát triển năng lượng địa nhiệt kết hợp và phương pháp thu giữ không khí trực tiếp (DAC) để giúp loại bỏ carbon dioxide (CO2) khỏi khí quyển, giúp làm mát Trái đất của chúng ta.
Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng Fervo Energy đang có kế hoạch sử dụng nhiệt của Trái đất (địa nhiệt) để giúp làm mát hành tinh bằng cách loại bỏ lượng khí thải carbon ra khỏi khí quyển nhờ sử dụng một loại cơ sở năng lượng địa nhiệt mới với công nghệ thu giữ không khí trực tiếp.
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, việc thu giữ carbon trực tiếp trong không khí sẽ là một thành phần thiết yếu của bất kỳ chiến lược nào nhằm giữ cho hành tinh không nóng lên thêm 1,5 độ C, điều mà các nhà khoa học cho là cần thiết để ngăn chặn những tác động xấu nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Video đang HOT
Thu giữ carbon có nghĩa là hút lượng khí thải carbon từ trong không khí bằng cách sử dụng một số dạng bể chứa carbon và sau đó cô lập carbon được chiết xuất xuống dưới lòng đất. Hội đồng Liên chính phủ về biến đổi khí hậu cảnh báo rằng việc hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ sẽ đòi hỏi thế giới phải thu giữ ròng từ 100 đến 1.000 gigaton CO2 từ bầu khí quyển cho tới năm 2100.
Một trong những thách thức lớn của việc thu giữ carbon là quá trình này đòi hỏi năng lượng, có thể góp phần gây ra nhiều lượng khí thải carbon hơn và do đó không đạt được mục đích thu hồi carbon ngay từ đầu. Đây là điều mà Fervo Energy hy vọng sẽ giải quyết được với cơ sở địa nhiệt mới của mình, nơi sẽ cung cấp tất cả năng lượng cần thiết bằng cách sử dụng năng lượng địa nhiệt không thải carbon.
Địa nhiệt sẽ được sử dụng phục vụ cho quy trình thu giữ carbon từ không khí. Ảnh: I.E
Tim Latimer, Giám đốc điều hành của Fervo Energy, cho biết: “Địa nhiệt có thể cung cấp năng lượng và nhiệt lượng không có carbon cần thiết để biến DAC (thu giữ không khí trực tiếp) trở thành một phương tiện khả thi để loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển”. Ông nói thêm: “Với chuyên môn vững chắc về khoa học địa chất và sự hỗ trợ mới từ Sáng kiến Chan Zuckerberg, Fervo có vị trí thuận lợi để thúc đẩy sự đổi mới trong việc loại bỏ carbon và chứng minh sự liên kết tự nhiên giữa địa nhiệt và DAC”.
Cơ sở mới sẽ được hỗ trợ bởi Sáng kiến Chan Zuckerberg – tổ chức từ thiện được thành lập bởi Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và vợ ông Priscilla Chan, nhằm hỗ trợ chống lại các thách thức toàn cầu khác nha,u từ biến đổi khí hậu đến ngăn chặn dịch bệnh.
Caitlyn Fox, Phó Chủ tịch phụ trách Sáng kiến Chiến lược của “Sáng kiến Chan Zuckerberg” cho biết: “Các công nghệ loại bỏ carbon là một công cụ quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Để mở rộng quy mô loại bỏ carbon, chi phí cần phải giảm đáng kể. Sự tích hợp độc đáo của Fervo với công nghệ địa nhiệt thế hệ tiếp theo với khả năng thu giữ không khí trực tiếp tạo ra những cơ hội thú vị để phát triển công nghệ loại bỏ carbon nghiêm ngặt với chi phí thấp hơn đồng thời cung cấp nguồn năng lượng và nhiệt đáng tin cậy, dồi dào, không thải carbon.”
Đại Hội đồng IPU-144 thúc đẩy hành động chống biến đổi khí hậu
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong bối cảnh Trái Đất vẫn đang ngày một ấm lên, kéo theo các nguy cơ về biến đổi khí hậu.
Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 144 và các cuộc họp liên quan, do Quốc hội Indonesia đăng cai tổ chức từ ngày 20 - 24/3 sẽ tập trung thảo luận chủ đề "Hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 - Vận động Nghị viện hành động chống biến đổi khí hậu".
Khói bốc lên từ một nhà máy ở Queensland, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông cáo trước thềm sự kiện này, IPU cho biết tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang ảnh hưởng đến mọi khu vực trên thế giới và tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Những phát hiện mới đây của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho thấy nếu không tiến hành ngay các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 - 2 độ C vào cuối thế kỷ này sẽ không thể đạt được.
Trong bối cảnh đó, IPU-144 sẽ xem xét các hành động cần thiết của nghị viện nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng khẩn cấp về khí hậu và thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; tận dụng giai đoạn phục hồi sau COVID-19 để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh; đồng thời đảm bảo giải quyết nhu cầu của các nhóm dân cư có nguy cơ cao như phụ nữ và thanh niên.
IPU-144 sẽ lắng nghe ý kiến của các nhà hoạt động khí hậu và đại diện các quốc gia đang ở tuyến đầu chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ đang phát triển. Trong bối cảnh xung đột Ukraine hiện nay, các thành viên IPU dự kiến sẽ thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về chủ đề "Suy nghĩ lại và tái điều chỉnh cách tiếp cận các tiến trình hòa bình nhằm thúc đẩy hòa bình lâu dài", trong đó tái khẳng định nguyên tắc đối thoại cốt lõi của IPU nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nhu cầu thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế cũng sẽ là cơ sở cho các cuộc thảo luận trong suốt kỳ Đại hội đồng lần này.
IPU sẽ ra mắt hai công cụ mới dành cho các nghị sĩ trong Đại Hội đồng, bao gồm Sổ tay Tăng cường khả năng chuẩn bị an ninh y tế và Báo cáo Nghị viện toàn cầu lần thứ ba về sự tham gia của cộng đồng vào các công việc của quốc hội, được soạn thảo với sự hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
Được thành lập năm 1889 với trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ, IPU là một trong những tổ chức đa phương lâu đời nhất thế giới. Hiện IPU quy tụ 178 quốc hội thành viên và 14 tổ chức nghị viện khu vực với sứ mệnh thúc đẩy dân chủ và giúp các nghị viện trở nên mạnh mẽ hơn, trẻ hơn, cân bằng giới tính và đa dạng hơn.
Mỹ công bố hướng dẫn ban đầu về triển khai các chương trình chống biến đổi khí hậu Ngày 14/2, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã công bố hướng dẫn ban đầu về triển khai các chương trình nằm trong gói ngân sách về chống biến đổi khí hậu trị giá 27 tỷ USD trong khuôn khổ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã được Tổng thống Joe Biden ký thông qua hồi tháng 8/2022. Ảnh minh họa:...