Kế hoạch ‘khéo co’ của vợ chồng lương 21 triệu, chỉ tiêu 5-6 triệu/tháng
Nếu trước đây khi chưa kết hôn vợ chồng trẻ này thường chi tiêu tháng nào hết lương tháng đó, thậm chí còn bị âm tiền thì từ sau khi kết hôn, nhờ chi tiêu có kế hoạch, ho đã tiết kiệm được số tiền kha khá hàng tháng.
Đó chính là cặp vợ chồng trẻ 28 tuổi N.H.A và Đ.M.L ở Hà Đông, Hà Nội. Hiện vợ chồng trẻ này đã kết hôn được 8 tháng và đang làm việc tại Hà Nội. Cùng ngó kế hoạch chi tiêu theo quan điểm “khéo ăn, khéo co” triệt để chỉ từ 5-6 triệu và để dành được số tiền 13 triệu/tháng của vợ chồng bằng tuổi này nhé!
“Trước cưới, lương 10 triệu có tháng vẫn bị âm tiền”
Đó là chia sẻ của chị M.L khi nhắc lại chuyện “thích gì tiêu nấy” của mình.
Theo chị M.L chia sẻ: “Khi chưa kết hôn, do vẫn còn ở với bố mẹ nên mình và chồng khi ấy chi tiêu đều thoáng tay lắm. Mang tiếng lương của mình khá cao, cũng sấp xỉ gần 10 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng hết bay tháng đó. Mà mình chỉ đưa được cho bố mẹ 3 triệu tiền ăn, còn lại cầm gần 7 triệu/tháng mà cứ như cầm cục đá trong tay. Chưa tháng nào mình để dành ra được đồng nào. Mẹ mình cứ kêu ca con gái không biết tiết kiệm”.
Vì là con gái, nên mỗi lần lấy lương cuối tháng là chị M.L lại tung tẩy mua sắm. Thích gì chị thường mua ngay mà chẳng mấy đắn đo. Rồi chị cũng tụ tập bạn bè triền miên. Nếu tháng nào muốn đi du lịch mà không có sự chuẩn bị trước thì lương tháng ấy coi như “bay” hết, thậm chí còn bị “âm” vì phải mượn tạm bạn bè tiêu trước, tháng sau lại còng lưng trả nợ.
Nói về những ngày chi tiêu không kế hoạch trước khi cưới, chị M.L nói thêm: “Khi ấy còn độc thân mà nên chẳng có khái niệm tiết kiệm để phòng thân đâu. Chỉ khi bước vào cuộc sống gia đình, mình mới thấy cách chi tiêu này không ổn vì nếu như vậy thì tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Chính vì thế mình phải lên kế hoạch khéo ăn, khéo co và nỗ lực thực hiện nó. May mắn kế hoạch này của mình đã bước đầu thành công”.
Kế hoạch “khéo ăn khéo co” chỉ từ 5-6 triệu
Theo người phụ nữ này cho biết, sau khi lấy chồng vì phải đối mặt với bao nhiêu khoản tiền như tiền điện nước, tiền sinh hoạt, tiền chi tiêu cưới xin… chị M.L đã dành hẳn một tuần để lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu với mức chỉ từ 5-6 triệu cho vợ chồng mới cưới.
Nhờ có kế hoạch khéo co mà chị M.L đã tiết kiệm được hơn 1 nửa số lương hàng tháng của vợ chồng.
Video đang HOT
Sau cưới, tổng thu nhập của vợ chồng chị được tất thảy khoảng 21 triệu/tháng. Nhưng chị M.L không hoang phí nữa mà bắt đầu cố gắng tiết kiệm từ cái nhỏ nhất. Thế nên trung bình mỗi tháng, 2 vợ chồng chị tiêu chỉ hết hơn nửa lương của chị một chút. Số tiền còn lại, chị dành biếu ông bà nội ngoại mỗi bên 1 ít. Còn tất cả dành cho tiết kiệm để sinh con, xây nhà hoặc đầu tư cho kinh doanh sau này.
Số tiền 21 triệu được vợ chồng trẻ này phân chia chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng như sau.
- Tiền ăn: 100 ngàn đồng mỗi ngày x 30 ngày = 3 triệu đồng
Với số tiền ăn hạn hẹp này, hàng ngày chị nấu ăn đều 3 bữa ở nhà, không đi ăn hàng như trước kia. Chị vẫn mang cơm hàng ngày đến công sở. Chỉ có anh xã chị là ăn trưa bên ngoài. Thứ 7, chủ nhật, chị tranh thủ mua thùng xốp về trồng rau ngắn ngày (rau cải, rau mùng tơi) trên sân thượng ăn vừa đảm bảo an toàn vừa vẫn đầy đủ dưỡng chất.
- Tiền xăng xe: 300 ngàn đồng/tháng
Để tiết kiệm, 2 vợ chồng chị không xe ai người ấy đi như trước cưới nữa. Vì đi làm trên cùng một con đường nên 2 vợ chồng đi chung một xe và đưa đón nhau.
- Tiền điện thoại: 400 ngàn đồng/tháng
Hàng tháng, vợ chồng chị mỗi người cùng nạp thẻ điện thoại 200 ngàn đồng. Để tiết kiệm, anh chị M.L cũng chú ý tới việc nạp tiền vào thời điểm khuyến mãi. Vì thế, tài khoản của mỗi người cũng được thêm ít nhất 100 ngàn đồng. Khi có chuyện liên quan đến công việc thì chị dùng máy công ty.
- Tiền điện nước: 200 ngàn đồng/tháng
Hàng ngày, vợ chồng chị đi làm từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 nên chỉ tối mới về nhà. Ngày nghỉ thì vợ chồng chị lại về nhà ngoại nên tiền điện nước cho máy giặt, tủ lạnh, quạt không tốn là bao vì không dùng nhiều.
- Tiền chi tiêu cho ma chay, cưới xin: 1 triệu đồng/tháng
Về khoản tiền này thì thường không cố định bởi có tháng nhiều đám cưới thì anh chị phải hết hơn số tiền trên. Nhưng bù lại có tháng anh chị lại không tốn đồng nào.
- Tiền ăn uống bên ngoài: 1 triệu/tháng
Thi thoảng vì vẫn là vợ chồng trẻ nên anh chị cũng đi ăn bên ngoài hoặc đi ăn với bạn bè. Khi đi ăn với bạn bè vẫn chủ yếu trên tinh thần “lệ quyên” nên cũng không tốn kém. Hơn nữa, vợ chồng chị thỉnh thoảng mới đi.
- Tiền biếu ông bà nội ngoại: mỗi bên 1 triệu = 2 triệu/tháng
Tổng số tiền hàng tháng chi tiêu: 5.900.000 đồng (không kể khoản tiền biếu nội ngoại)
Trư tiên biêu bô me hai bên, số tiền vơ chông chi tiết kiệm mỗi tháng đươc 12 triệu/tháng
Ngoài ra, chị M.L cũng không dùng mỹ phẩm, hạn chế mua sắm quần áo linh tinh, chồng chị lại không hút thuốc lá, không uống rượu, trà, cà phê nên khoản lặt vặt cũng tiết kiệm được đáng kể.
Thậm chí, chồng chị M.L còn là người thích cây cảnh nên sau cưới vợ chồng chị ra chợ hoa mua mấy chậu lan to về nhà. Cứ thế, chồng chị học kinh nghiệm chăm lan nên tới Tết nhà có lan chơi và mang về quê biếu bố mẹ mà không cần bỏ nhiều tiền mua hoa trang trí nhà cửa Tết đầu tiên.
Theo Phunutoday
3 bí mật phụ nữ nên tiết lộ với chồng càng sớm càng tốt
Phụ nữ đôi khi giấu chồng về mức thu nhập hay chi tiêu thực sự của mình. Nhiều người ngại thu nhập thấp, nói ra sẽ khiến chồng coi thường.
Để tránh rắc rối, phụ nữ nên nói ra tình bạn khác giới của mình với chồng. Ảnh minh họa
1. Tình bạn rất thân với người khác giới
Ngoài các bạn đồng giới, bạn cũng có thể có mối tình tri kỷ với bạn khác giới. Đấy là người thân thiết, hiểu bạn và bạn có thể dốc bầu tâm sự mỗi khi giận chồng hay gặp khó khăn.
Bạn nên nói ra mối quan hệ này để tránh sự hiểu nhầm, vừa giữ được lòng tin của chồng, vừa giữ được mối quan hệ với bạn chí cốt. Nếu bạn không nói ra hậu quả sẽ rất khó lường bởi sự nghi ngờ sẽ gây ảnh hưởng đến gia đình bạn.
2. Mức thu nhập và chi tiêu
. Ngược lại, nhiều người có thu nhập cao lại ngại chồng tự ti.
Tuy nhiên, khi bạn nói thật với bạn đời về mức thu nhập và chi tiêu sẽ làm người bạn đời thấy được chia sẻ, tin tưởng và cùng nhau gánh vác việc gia đình.
3. "Chuyện ấy"
Nhiều phụ nữ dù không đạt khoái cảm khi quan hệ với chồng nhưng vẫn giữ kín. Tuy nhiên, điều này không phải bao giờ cũng tốt.
Trong quan hệ chăn gối nếu bạn chưa thực sự mãn nguyện thì nên nói thật với chồng để cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm. Nói ra được thì đối phương mới biết để giúp đỡ, còn nếu cố tình làm ra vẻ mãn nguyện thì cảm xúc chăn gối ngày càng mất đi, làm tình cảm vợ chồng ngày càng nhạt dần. Điều đó có nguy cơ đe doạ đến hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống vợ chồng càng rõ ràng bao nhiêu thì có thể giữ được hạnh phúc bấy nhiêu. Việc quyết định nói thật hay nói dối là tuỳ vào tình huống và tình cảm vợ chồng, tuy nhiên trong những tình huống trên, bạn nên thành thật.
Nhà tư vấn tâm lý Thu Thảo
Theo Tin Tức
5 lý do nên đi du lịch với người yêu trước khi kết hôn Trước khi đi đến quyết định lớn trong đời, bạn hãy có một chuyến du lịch riêng tư với người ấy. Dưới đây là 5 lý do tại sao bạn phải làm vậy. 1. Khả năng thích nghi Một chuyến du lịch xa và dài hạn là một cách tốt để thử độ thích nghi của một người. Quan trọng nhất là cách...