Kế hoạch hành động của Bộ GTVT về sự phát triển bền vững
Triên khai Kế hoạch hanh đông quốc gia thưc hiên Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Quyêt đinh sô 622/QĐ-TTg ngay 10/5/2017 cua Thu tương Chinh phu, Bô GTVT đa ban hanh Quyêt đinh sô 2707 ngay 17/12/2018 vê Kê hoach hanh đông cua Bô GTVT thưc hiên Chương trinh nghi sư 2030 vê sư phat triên bên vưng.
Muc tiêu của Chương trình
- Muc tiêu tổng quat: Hướng tới phát triển hệ thống GTVT an toan, thuận tiện, hiệu quả và bên vưng.
- Muc tiêu cu thê đên năm 2030:
Hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm TNGT từ 5 – 10% trên cả ba tiêu chi: Sô vu, sô ngươi chêt va sô ngươi bi thương;
Ưu tiên nguồn lực để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng kết nối giữa các phương thức vận tải và trung tâm logistics; đảm bảo đáp ứng nguồn vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTVT;
Đảm bảo 100% các xã được tiếp cận với đường giao thông nông thôn; nâng cao chất lượng mạng lưới đường nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số;
Phát triển vận tải hành khách công cộng với tỷ lệ đảm nhận từ 35 – 40% tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội; 70 – 100% nhà ga, bến tàu, bến xe, điểm dừng, đón, trả khách đáp ứng quy chuẩn xây dựng về điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật và người cao tuổi; 100% tuyến vận tải hành khách công cộng có chỉ dẫn, hỗ trợ hoặc đầu tư phương tiện đáp ứng quy chuẩn về giao thông tiếp cận để người khuyết tật, người cao tuổi tiếp cận sử dụng;
Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật thiết kế công trình đảm bảo 100% công trình giao thông xây dựng mới có lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Các nhiệm vụ chủ yếu
* Các nhiệm vụ nhằm kiềm chế và giảm TNGT trên cả ba tiêu chí:
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn cho công tác bảo trì, cải tạo “điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;
- Tập trung nguồn lực hoàn thành các cầu dân sinh, cầu yếu, cầu hạn chế tải trọng trên hệ thống đường bộ và các cầu không bảo đảm khổ thông thuyền trên hệ thống đường thủy nội địa; huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ các địa phương phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
- Tổ chức, rà soát xây dựng mới, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông;
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giám sát hành trình phương tiện đường bộ, đường thủy nội địa; từng bước triển khai áp dụng hệ thống giao thông thông minh trên đường cao tốc và giao thông đô thị;
- Nâng cao năng lực công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, hàng không đáp ứng theo yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO); tăng cường chất lượng dịch vụ, công tác cứu hộ, cứu nạn trên các tuyến GTVT đường bộ, đường sắt, đặc biệt trên các tuyến đường bộ cao tốc.
* Các nhiệm vụ về xây dưng hê thông kêt câu ha tâng giao thông đông bô, chât lương, đang tin cây, co kha năng chông chiu va bên vưng, bao gôm ca cơ sơ ha tâng liên vung va biên giơi đê hô trơ phat triên kinh tê va chât lương cuôc sông cua ngươi dân vơi muc tiêu tiêp cân công băng va trong kha năng chi tra cua moi ngươi:
- Rà soát, cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch chú trọng đến các mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo mọi người được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, đặc biệt chú ý tới nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi;
- Ưu tiên nguồn lực để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng kết nối giữa các phương thức vận tải và các trung tâm logictics; đảm bảo đủ nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông;
- Tập trung mọi nguồn lực đảm bảo 100% các xã được tiếp cận với đường giao thông nông thôn; hoàn thành chương trình cầu dân sinh nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới đường giao thông nông thôn vùng dân tộc thiểu số;
- Rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, bảo trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo hiệu quả, bền vững.
* Các nhiệm vụ đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững; cải thiện ATGT, mở rộng giao thông công cộng với chú ý đặc biệt tới nhu cầu của người khuyết tật, người cao tuổi:
- Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và khu vực từ bờ ra đảo; nghiên cứu xây dựng, nâng cấp các cảng hàng không tại các đảo, khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo;
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách phát triển vận tải đến các vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trên phạm vi cả nước và đảm bảo giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em;
- Giám sát đảm bảo thực hiện các quy chuẩn xây dựng về điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật, người cao tuổi đối với các công trình nhà ga, bến xe, trạm dừng nghỉ đón, trả khách; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng đầu tư phương tiện đáp ứng tỷ lệ về giao thông tiếp cận theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi giá vé vận tải hành khách cho các đối tượng hành khách ưu tiên (người khuyết tật, người cao tuổi…) theo quy định của Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế.
* Các nhiệm vụ lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển:
- Xem xét lồng ghép các tác động biến đổi khí hậu, thiên tai trong giai đoạn lập chiến lược, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, lập dự án, thiết kế các công trình GTVT, giai đoạn đầu tập trung thực hiện cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Thực hiện thiết kế các công trình giao thông có lồng ghép tác động biến đổi khí hậu, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền núi, ven biển miền Trung;
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các khu vực dễ xảy ra sạt lở nhằm kiểm soát rủi ro và thảm họa thiên tai trong lĩnh vực GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khu vực cảng biển;
- Ưu tiên đầu tư các dự án áp dụng giải pháp sử dụng vật liệu nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa quốc gia nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Theo Tạp chí GTVT
Hà Tĩnh dự kiến đầu tư 12 tỷ đồng làm mới cầu Bãi Hát
Cầu Bãi Hát bắc qua Rào Hào ở thôn 12, xã Hòa Hải, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) từ lâu đã xuống cấp khiến việc lưu thông của bà con địa phương hết sức khó khăn.
Đây là tuyến đường độc đạo nối trung tâm xã với vùng sản xuất của 180 hộ dân thôn 12. Thế nhưng, nhiều năm gần đây, cầu Bãi Hát xuống cấp, việc đi giao thương đi lại của người dân khó khăn. Mùa mưa đến, người, xe cộ hay trâu bò của người dân rơi xuống rào khi đi qua cầu không còn là chuyện lạ
Trước thực trạng này và xét đề nghị của UBND huyện Hương Khê, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu Bãi Hát và đường hai đầu cầu nhằm tạo điều kiện cho người dân trong vùng đi lại thuận lợi, góp phần phát triển KT-XH, phục vụ công tác cứu hộ - cứu nạn, đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông.
Theo đó, dự án sẽ xây dựng mới cầu Bãi Hát với quy mô cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực có tổng chiều dài khoảng 45m, tải trọng thiết kế HL93, bề rộng cầu 6m.
Cùng đó là xây dựng đường hai đầu cầu với tổng chiều dài khoảng 750m (bao gồm cả vuốt nối); vuốt nối êm thuận từ bề rộng cầu về các đường hiện trạng, quy mô đường GTNT loại B, bề rộng nền đường 5m, bề rộng mặt đường 3,5m.
Công trình do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư với tổng mức dự kiến 12.000 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ khoảng 10.800 triệu đồng, ngân sách huyện Hương Khê bố trí 1.200 triệu đồng.
Theo Baohatinh
Chủ đầu tư lý giải việc điều chỉnh giá vé hầm Đèo Cả Việc điều chỉnh mức thu phí của hầm Đèo Cả theo Thông tư 60/2018 và phụ lục hợp đồng Bộ GTVT ký với nhà đầu tư. Khi qua hầm, các phương tiện tham gia giao thông chỉ mất 10 phút thay vì 45 phút đường đèo Ngày 26/3, Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cho biết, thực hiện quyết định của Bộ...