Kế hoạch đón khách quốc tế của Khánh Hòa
Khánh Hoà tiếp tục ưu tiên khách nội địa, còn thị trường quốc tế được dự báo phục hồi sớm trong năm 2021.
Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đón 350.000 lượt khách trong quý IV/2020, trong đó có 10.000 lượt khách quốc tế. Ngoài ra, địa phương sẽ phục hồi 100% hệ thống dịch vụ du lịch cơ bản như lưu trú, nhà hàng, lữ hành, khu vui chơi giải trí và các hoạt động dịch vụ tiện ích đô thị để tạo đà phục hồi trong năm 2021.
Ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, địa phương đã giới thiệu hàng loạt chương trình kích cầu và ban hành kế hoạch phục hồi từng bước hoạt động du lịch hậu Covid-19. Cụ thể, thị trường khách nội địa vẫn là ưu tiên lớn nhất trong quý IV/2020 và năm 2021. Tiếp đến là khách quốc tế – những lao động nước ngoài, chuyên gia, cán bộ ngoại giao đang ở Việt Nam; đặc biệt trong kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhóm thứ 3 là thị trường khách quốc tế dự báo phục hồi sớm trong năm 2021 như Hàn Quốc, Nga.
Khánh Hòa đặt mục tiêu, quý IV/2020 sẽ đón được khoảng 10.000 lượt khách quốc tế. Trong ảnh, khách Hàn Quốc trên đường phố Nha Trang trước dịch bệnh. Ảnh: Xuân Ngọc
Video đang HOT
“Để thu hút khách nội địa và nhóm du khách nước ngoài đang có mặt ở Việt Nam, thời gian tới, ngành du lịch Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh phối hợp quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch thông qua chương trình Kết nối doanh nghiệp“, ông Trung nói.
Trong đó, tỉnh ưu tiên duy trì hoạt động kích cầu du lịch địa phương với chủ đề “Người Khánh Hòa đi du lịch Khánh Hòa”. Xây dựng một số gói sản phẩm du lịch kích cầu có lợi thế cao như du lịch MICE; du lịch nghỉ dưỡng cho gia đình, nhóm bạn; du lịch thể thao với dịch vụ golf… để thu hút khách từ các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP HCM, Tây Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên giáp ranh Khánh Hòa.
Năm 2019, Khánh Hòa đón hơn 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt. Doanh thu du lịch ước đạt 27.100 tỷ đồng. Covid-19 khiến lượng khách đến địa phương sụt giảm nghiêm trọng. Tính chung 8 tháng, Khánh Hòa chỉ đón được gần 986.000 lượt khách du lịch, bằng 19,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế chỉ đạt gần 426.000 lượt. Tổng doanh thu du lịch 8 tháng ước được 6.028 tỷ đồng, bằng 24,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, khu du lịch phải đóng cửa. Hơn 15.000 nhân sự trong ngành phải tạm thời nghỉ việc hoặc chuyển sang công việc khác. Một số khách sạn không thể trụ vững phải rao bán.
Danh mục Tundra Frontier Fund tăng mạnh trong tháng đầu tiên sau sáp nhập, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam chiếm 20%
Tại Việt Nam, Tundra Sustainable Frontier Fund có sự quan tâm mạnh mẽ tới KDF, công ty đang có kế hoạch sáp nhập vào KDC cũng như kế hoạch liên doanh với "gã khổng lồ" VNM.
Tundra Sustainable Frontier Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 8, tháng đầu tiên sau khi sáp nhập 3 quỹ thành viên Tundra Vietnam Fund, Tundra Pakistan và Tundra Frontier Africa vào danh mục với nhiều điểm đáng chú ý.
Theo đó trong tháng 8, hiệu suất danh mục Tundra Sustainable Frontier Fund là 8,4%, tích cực hơn mức tăng 7,3% của chỉ số MSCI FMxGCC Net TR (benchmark) và 2,2% của MSCI EM Net TR.
Tundra Sustainable Frontier Fund cho biết việc lựa chọn các cổ phiếu tốt ở Việt Nam và Bangladesh đã góp phần tích cực vào hiệu suất hoạt động trong tháng. Quỹ cũng ghi nhận sự tham gia mua tích cực của các nhà đầu tư địa phương tại các thị trường đầu tư.
Vào cuối tháng 8, quy mô danh mục quỹ đạt 123,2 triệu USD, trong đó Pakistan là thị trường lớn nhất chiếm tỷ trọng 26%, trong khi Việt Nam xếp ngay sau với 20%. Quỹ hiện dành 95% danh mục đầu tư cổ phiếu và còn 5% tiền mặt.
Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục Tundra Sustainable Frontier Fund hiện có 2 cổ phiếu đến từ Việt Nam là FPT (6,8%) và LPB (3,5%).
Trong tháng 8, Tundra Sustainable Frontier Fund đã thực hiện việc sáp nhập một số quỹ thành viên do không còn đủ năng lực tài chính để quản lý sau ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Như tại thị trường Việt Nam, từ mức đỉnh cao danh mục hơn 200 triệu USD vào quý 1/2018, quy mô danh mục Tundra Vietnam Fund chỉ còn hơn 20 triệu USD tại thời điểm tiến hành sáp nhập.
Tundra Sustainable Frontier Fund cho biết quỹ tập trung vào các thị trường có khả năng nâng hạng Emerging markets như Việt Nam, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Ai Cập, Nigeria. Tundra Sustainable Frontier Fund cho rằng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ cùng quá trình đô thị hóa nhanh chóng, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu cũng như môi trường chính trị ổn định, đây là những thị trường tiềm năng mà nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn chưa "khám phá" ra.
Theo đánh giá của Tundra, các thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục quỹ như Việt Nam, Srilanka, Pakistan đều có giá trị sổ sách trên cổ phần (Book value per share) hấp dẫn hơn so với tương quan S&P500, tuy nhiên chỉ số P/B lại thấp hơn nhiều.
HDBank khóa room ngoại, phát hành riêng lẻ 160 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - HoSE: HDB) vừa công bố các quyết định điều chỉnh giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn 21,5% và nghị quyết của HĐQT về phát hành riêng lẻ 160 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế. Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) cho biết,...