“Kế hoạch của Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng…”
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/6 tuyên bố lo ngại về các kế hoạch xây dựng cơ sở quân sự của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh tuyên bố sắp cải tạo xong các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu hút bùn Trung Quốc hoạt động gần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh:US Navy)
Tờ BI dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/6 cho biết Washington “lưu ý” thông báo của Trung Quốc rằng sẽ sớm hoàn tất hoạt động cải tạo trên Biển Đông trong những ngày tới.
Thông báo của bộ trên nêu rõ Mỹ lo ngại về việc Bắc Kinh dự tính tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm cả phục vụ mục đích quân sự, tại các bãi đá cải tạo phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa. Trước đây, Washington từng nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh ngừng xây đảo trái phép trên Biển Đông.
“Kế hoạch của Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng, không hỗ trợ việc tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình, cũng không củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố.
Bắc Kinh đã “tuyên bố chủ quyền” với gần như với toàn bộ diện tích Biển Đông – nơi có tiềm năng dầu khí và là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất. Mỗi năm có tới 5.000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua khu vực này.
Video đang HOT
Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh chồng lấn lên vùng biển của một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Gần đây, để đẩy mạnh yêu sách vô lý trên Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo đảo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm xây dựng căn cứ quân sự và chiếm quyền kiểm soát hàng hải, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực, cũng như của Mỹ và các đồng minh.
Giới chức Mỹ trước đó từng công bố thông tin Bắc Kinh đã cải tạo hơn 6 km2 đất chỉ trong năm nay. Nhiều cơ sở quân sự, gồm một đường băng dài 3.000 m và hệ thống radar cảnh báo sớm được Trung Quốc thiết lập tại các diện tích bồi đắp, có thể được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua 16/6 tuyên bố Bắc Kinh sắp hoàn thành dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích dân sự và quân sự tại đây. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhắc lại lập trường của Trung Quốc rằng việc xây dựng trên “quần đảo Nam Sa” (cái tên Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) nhằm phục vụ các nhu cầu dân sự như tìm kiếm và cứu nạn trên biển, cứu trợ thiên tai, bảo vệ môi trường và an ninh hàng hải, cùng các mục đích quân sự. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói rõ hoạt động cải tạo tại khu vực nào trong số 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sắp hoàn tất. Giới chuyên gia nhận định động thái thông báo kế hoạch kết thúc xây dựng của Trung Quốc có thể nhằm làm giảm căng thẳng ngoại giao trước thềm đối thoại thường niên với Mỹ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BI
Giáo sư Úc: Cuộc chiến Mỹ - Trung trên Biển Đông không thể tránh khỏi
Giáo sư người Úc Joseph Siracussa nhận định, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông leo thang nhanh chóng, một cuộc chiến giữa hai cường quốc Mỹ - Trung là không thể tránh khỏi, bất chấp mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế giữa hai bên.
Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đất đá tại Biển Đông. (Ảnh: AP)
Căng thẳng xoay quanh Biển Đông giữa hai cường quốc Trung-Mỹ dường có nhiều nguy cơ bùng phát sau khi có tin Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Trang tin RT cho biết thêm rằng Trung Quốc đã thử loại tên lửa WU-18 tổng cộng 4 lần trong 18 tháng qua. Wu-14 là loại vũ khí hiện đại với vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng nếu Trung Quốc đưa loại vũ khí này vào sử dụng chính thức, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, Mỹ cho rằng thông tin về vụ phóng tử WU-14 nêu trên đã bị thổi phồng giữa lúc căng thẳng gia tăng tại Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc cũng nhanh chóng bác bỏ những thông tin liên quan đến vụ thử khi khẳng định nước này chỉ diễn tập quân sự thông thường.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng mới đây dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Những lần thử nghiệm nhằm tiến hành nghiên cứu khoa học và thử nghiệm trên lãnh thổ của chúng tôi là bình thường. Đó là những lần thử không nhằm tới bất cứ quốc gia hay mục đích cụ thể nào".
Trước tình hình hiện nay, Giáo sư Joseph Siracussa tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne, cho rằng Mỹ và Trung Quốc "đang chuẩn bị cho một cuộc chiến". Dù mối quan hệ kinh tế khá lớn giữa Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu, ông Joseph Siracussa vẫn cho rằng xung đột là điều khó tránh khỏi.
Giáo sư Joseph Siracussa nhận định: "Kinh tế đóng vai trò rất nhỏ khi các bên không còn giải pháp nào khác. Một khi đã quân sự hóa vấn đề, bạn không thể có được giải pháp về ngoại giao. Tôi cho rằng điều Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cần làm hiện nay là nghĩ về khả năng xung đột trong thời gian tới và làm sao đánh bại Trung Quốc. Quá trình kích hoạt đã được chuẩn bị, giờ là lúc đợi xem khi nào nó sẽ xảy ra".
Tại hội nghị "Tái đánh giá trật tự hạt nhân trên toàn cầu" hồi tháng 1 vừa qua, cũng theo Giáo sư Joseph Siracussa, các cuộc thảo luận về cuộc chiến "không thể tránh khỏi" giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra khá thẳng thắn và cởi mở.
"Chúng tôi đã thảo luận về cuộc chiến không thể tránh khỏi giữa Mỹ với Trung Quốc. Tôi cho rằng nó sẽ xảy ra. Đó là vấn đề về quyền lực. Lầu Năm Góc đang có bất đồng với phía Trung Quốc và Biển Đông có thể trở thành nơi kích hoạt cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc", Giáo sư Siracussa nhận xét.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đã gia tăng trong thời gian qua sau khi Washington nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay lập tức các hoạt động cải tạo đất đá tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter từng cảnh báo nước này sẽ không "ngồi im" trước những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông.
Những hòn đảo nhân tạo nhỏ bất ngờ xuất hiện ở Biển Đông được cho là "ngòi nổ" chiến tranh do tình trạng căng thẳng hiện nay. Với công nghệ hiện đại và kỹ thuật phát triển, Trung Quốc đã cải tạo những bãi đá trước đây thành các hòn đảo nhỏ rồi ngang ngược tuyên bố chủ quyền. Quá trình quân sự hóa các hòn đảo có thể sẽ dẫn tới các vụ va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo ước tính, khoảng 1.500 hécta đất đã bị phía Trung Quốc đòi chủ quyền. Sự ngang ngược này đã "giúp" quốc gia đông dân nhất thế giới có thêm 12 hải lý lãnh hải và thêm khoảng 321 km vùng đặc quyền kinh tế.
Ngọc Anh
Theo Dantri/JewNews
Trung Quốc trỗi dậy: Nixon cũng không ngờ Khi căng thẳng Trung-Mỹ leo thang, các cố vấn chính sách đối ngoại của Mỹ không còn mối bận tâm nào hơn ngoại trừ vấn đề giải quyết mối quan hệ đang căng thẳng tột độ với Bắc Kinh. Thời Chiến tranh Lạnh, cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon có một tham vọng là "mở cửa Trung Quốc" và ông hứa hẹn sẽ...