Kế hoạch của Mỹ đánh bom hạt nhân đội tàu chiến Nhật Bản
Mỹ từng lên kế hoạch đánh bom cảng biển Truk, nơi được xem là Trân Châu Cảng “phiên bản Nhật” ở Thái Bình Dương.
Mỹ từng dự định ném bom hạt nhân hạm đội tàu chiến Nhật Bản.
Chưa đầy một năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân hủy diệt. Chiến dịch Bước ngoặt năm 1946 đã thử nghiệm sức mạnh của bom hạt nhân với hạm đội tàu chiến và cảng biển.
Tuy nhiên, ít người biết rằng Mỹ đã lên kế hoạch tấn công các mục tiêu cảng biển, tàu chiến từ trước đó 2 năm. Alex Wellerstein, sử gia kì cựu chuyên nghiên cứu về chiến tranh hạt nhân tiết lộ rằng, Mỹ từng lên kế hoạch đánh bom hạm đội tàu chiến Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân. Dự định này còn được lên trước khi Mỹ ném bom vào hai thành phố là Nagasaki và Hiroshima năm 1945.
Xác xe tăng Nhật Bản sau vụ tấn công của quân Mỹ ở cảng Truk.
Video đang HOT
Các nhà chiến lược của hải quân Mỹ nhận định, mục tiêu “khó nhằn” nhất ở khu vực Thái Bình Dương chính là cảng biển quân sự của Nhật Bản mang tên Chuuk hay còn biết tới với tên Truk. Sau khi kiểm soát đảo quốc Micronesia trong hơn 25 năm, Nhật Bản đã biến nơi này trở thành một phiên bản khác của Trân Châu Cảng nổi tiếng.
Với rạn san hô trải dài 60km quanh đảo và rừng cây xanh ngút tầm mắt, nơi đây chứa từ tàu chiến tới trang thiết bị hậu cần cho hải quân Nhật Bản. Quân Nhật điều động cả xe tăng lên đảo, đề phòng tình thế khẩn cấp. Sân bay tại đây có hàng trăm chiếc sẵn sàng cất cánh bất kể ngày đêm. Tiền tiêu của đảo là một tổ đội radar trực chiến.
Trong phiên họp của Ủy ban Chính sách Quân sự trong dự án Manhattan ngày 5.3.1943, những nhà hoạch định chính sách Mỹ nói rõ quan điểm sử dụng bom hạt nhân nhắm vào hạm đội tàu chiến của Nhật Bản neo đậu ở cảng Truk. Tướng Steyer nói rằng nếu quả bom không phát nổ hoặc ném trượt thì việc rơi vào nước cũng giúp giảm thiểu thiệt hại với môi trường xung quanh.
Máy bay Nhật nằm dưới đáy đại dương sau vụ tấn công.
Sau “trận chiến xay thịt” tại Tarawa năm 1943, đảo Truk hiện lên lừng lững trước mắt nước Mỹ và là miếng mồi không thể ngon hơn. Tuy nhiên, quyết định tấn công cảng biển này bằng bom hạt nhân nhanh chóng bị hủy bỏ khi chiến tranh leo thang. Đầu năm 1944, hạm đội tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương quyết định cho phép chỉ huy tấn công cảng Truk nhưng chỉ được sử dụng vũ khí truyền thống.
Trong hai ngày 17 và 18.2.1944, Chiến dịch Mưa đá của Mỹ với sự tham gia của 500 máy bay, 5 tàu sân bay, 4 tàu khu trục hạng nhẹ, 7 tàu chiến và tàu hỗ trợ khác dội bom vào căn cứ Nhật Bản ở Truk. Bom và ngư lôi Mỹ đánh hạ 12 tàu chiến, 32 xe chở quân và 270 máy bay Nhật Bản.
Cuộc tấn công chớp nhoáng của Mỹ khiến Nhật Bản mất nguồn tiếp tế và tiền đồn quan trọng. Sau đó, Mỹ chuyển hướng sang phía tây khiến chiến dịch tấn công ở Truk và âm mưu đánh bom hạt nhân khu vực này nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Theo Danviet
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng
Ngày 6/6, tàu ngầm tấn công USS Cheyenne chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã cập cảng ở thành phố phía Busan, Hàn Quốc trong một động thái được cho là nhằm phố diễn sức mạnh với Triều Tiên.
Tàu ngầm tấn công USS Cheyenne chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ. (Ảnh: Yonhap)
Tàu USS Cheyenne, có tải trọng 6.900 tấn, xuất phát từ Trân Châu Cảng, Hawaii cập bến tại Bộ chỉ huy hạm đội Busan, cách Seoul 450km về phía nam ngày 6/6, hãng tin Yonhap cho biết.
Mục đích cập cảng Hàn Quốc của USS Cheyenne nhằm để các thủy thủ đoàn nghỉ ngơi và bổ sung thêm quân nhu. Tàu ngầm USS Cheyenne không có kế hoạch tham gia diễn tập chung với hải quân Hàn Quốc, một quan chức quân sự giấu tên cho biết.
Tàu ngầm dài 110,3 m với 130 thủy thủ đoàn và được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk với phạm vi tấn công khoảng 3.100km và tên lửa chống hạm Harpoon với tầm bắn khoảng 130 km. Được chế tạo vào năm 1996, USS Cheyenne đã tham gia vào nhiều hoạt động quân sự, trong đó có Chiến dịch Đất nước Iraq Tự do năm 2003.
Tàu ngầm USS Cheyenne cập cảng Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng quân sự leo thang do động thái thử tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng và lệnh trừng phạt mới nhất mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua vào tuần trước.
Trước đó, Hải quân Mỹ đã liên tục các nhóm tàu sân bay tác chiến tới gần bán đảo Triều Tiên, các nhóm tàu này gồm USS Carl Vinson, USS Ronald Reagan và USS Nimitz. Tuy nhiên, hôm 31/5, nhóm tàu tác chiến do USS Carl Vinson dẫn đầu đã bắt đầu rời khu vực gần bán đảo Triều Tiên kết thúc sứ mệnh kéo dài hơn 1 tháng trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa đạn đạo.
Trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis gọi Triều Tiên là "mối nguy hiểm rõ ràng với thế giới" sau hàng loạt các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, Washington đang có những động thái liên tiếp để cảnh báo cũng như chống lại mối đe dọa đến từ quốc gia này. Ngoài việc Liên Hợp Quốc vừa thông qua nghị quyết tăng cường lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, Mỹ và Nhật Bản cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài 3 ngày tại biển Nhật Bản hồi tuần trước.
Đức Hoàng
Theo Business Insider
Bật mí 5 nữ danh tướng nổi tiếng nhất lịch sử thế giới Jeanne d'Arc của Pháp hay Triệu Thị Trinh của Việt Nam đều là những nữ tướng nổi danh với thành tích cầm quân không thua kém gì nam giới. Nữ tướng Jeanne d'Arc trên lưng ngựa. Ảnh: Wikipedia. Có nhiều tấm gương nữ giới cầm quân đánh bại đối phương áp đảo cả về số lượng và uy lực. Mỗi người trong số...