Kế hoạch cụ thể và hướng phát triển tiếp theo của Nga ở Syria
Ở Syria, Nga đang trở thành lực lượng duy nhất nắm quyền điều khiển cuộc chơi. Dù tốc độ tiến công chậm, quân đội Syria và không quân Nga là liên minh quân sự duy nhất đang làm một điều gì đó
Ở Syria, Nga đang trở thành lực lượng duy nhất nắm quyền điều khiển cuộc chơi. Dù tốc độ tiến công chậm, lực lượng vũ trang Syria và không quân Nga là liên minh quân sự duy nhất đang làm một điều gì đó, tất cả các liên minh và quốc gia còn lại trong trạng thái chia rẽ và “tuyên bố”.
Có nghĩa là tại thời điểm này Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Xê út cùng với các lực lượng khác hoàn toàn không có một kế hoạch nào cụ thể chống IS. Chỉ duy nhất Nga và Iran là có kế hoạch cụ thể trước mắt và hướng phát triển tiếp theo trên chiến trường Syria.
Hơn thế nữa, kế hoạch của Nga – Iran rất uyển chuyển, Nga và Iran muốn có được thành quả đáng kể nhất trên chiến trường trước khi bước vào các vòng đàm phán về bình ổn chính trị Syria.
Trong điều kiện tình huống trở lên phức tạp hơn với những mâu thuẫn và tranh chấp lợi ích. Liên minh Nga – Iran có phương án dự phòng – bằng sức mạnh quân sự tiêu diệt hoàn toàn IS, Al-Nusra và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác.
Từ những hoạt động trên chiến trường Syria, kế hoạch của liên minh Nga – Iran có thể định hình như sau:
Ổn định vị thế chính trị của chính quyền Syria (đã được thực hiện).
Cuộc chiến tranh tiêu hao suy kiệt IS (đang trong tiến trình thực hiện).
Video đang HOT
Củng cố và phát triển lực lượng vũ trang Syria (đang trong tiến trình thực hiện).
Quân đội Nga có mặt không giới hạn thời gian (đang trong tiến trình thực hiện).
Ngăn chặn Mỹ/NATO lập vùng cấm bay (đang trong tiến trình thực hiện).
Buộc các bên có liên quan lợi ích ở Syria ngồi vào bàn đàm phán với ông Assad (đang trong tiến trình thực hiện).
Tiêu diệt hoàn toàn sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Xê út và Qatar với các lực lượng Hồi giáo cực đoan (đang trong tiến trình thực hiện).
Lôi kéo đại đa số các nhóm đối lập với Assad chuyển hướng sang mặt trận chống khủng bố IS, Al-Nursa (đang trong tiến trình thực hiện).
Giúp đỡ quân sự cho Iran – gián tiếp hỗ trợ cho lực lượng Hezbollah (đang trong tiến trình thực hiện).
Ngăn chặn các chiến binh IS và đẩy chúng xa khỏi nước Nga và đồng minh ở vùng Caucasus và Trung Á. (đang trong tiến trình thực hiện).
Tạo ra khoảng cách giữa Mỹ và châu Âu (chưa có kết quả).
Một kế hoạch khá đơn giản, có mục tiêu trước mắt và hướng phát triển tiếp theo cùng kế hoạch dự phòng. Đến thời điểm này ít nhất là 10 điểm trong kế hoạch có được nhiều cơ hội để chuyển hóa thành hiện thực.
Phong Lan (Nguồn: Unz)
Theo_Người Đưa Tin
Bali có thể bị tấn công khủng bố tiếp theo ở Indonesia
Tại Indonesia có quan ngại rằng các cuộc tấn công chết người có thể diễn ra sau các vụ đánh bom ở Jakarta do những kẻ cực đoan Hồi giáo tiến hành.
Tại Indonesia có quan ngại các cuộc tấn công khủng bố tiếp theo có thể diễn ra sau các vụ đánh bom ở Jakarta do những kẻ cực đoan Hồi giáo tiến hành.
Cảnh sát Bali 20/1 đã nhận một thư nặc danh cảnh cáo rằng hòn đảo du lịch này sẽ là mục tiêu tấn công khủng bố tiếp theo.
Hiện trường vụ đánh bom khủng bố liên hoàn ở Bali năm 2002.
Cảnh sát trưởng Bali Sugeng Priyanto nói: "Bức thư nặc danh (nói về tấn công khủng bố) được gửi từ khu vực Buleleng, cảnh sát đang tiến hành một cuộc điều tra và tìm hiểu xem ai đã gửi bức thư này. Nhưng tôi kêu gọi dân chúng Bali đừng sợ hãi, mà nên đề cao cảnh giác."
Theo VOA, nhà chức trách Indonesia đã tăng cường an ninh tại các trung tâm mua sắm và các địa điểm khác thu hút nhiều đám đông ở Bali.
Hồi năm 2002, hòn đảo du lịch được ưa chuộng này là mục tiêu tấn công khủng bố của Jemaah Islamiyah, một nhóm khủng bố ở Indonesia và có liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Vụ đánh bom gây nhiều chết chóc ở Bali đã phương hại nghiêm trọng tới kỹ nghệ du lịch của Indonesia, và khởi sự một thập niên với nhiều âm mưu khủng bố tại Indonesia, do các phần tử chủ chiến Đông Nam Á có liên kết với al-Qaida gây ra.
Indonesia đã thành công trong nỗ lực đấu tranh chống mối đe doạ khủng bố đến từ Jemaah Islamiyah qua các hoạt động cảnh sát, tình báo và các vụ truy tố hình sự gây nhiều chú ý.
Tuy nhiên sau cuộc tấn công tuần trước tại trung tâm thủ đô Jakarta, giết chết 8 người, kể cả 4 phần tử chủ chiến, các lực lượng an ninh Indonesia đang lo ngại là sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công khác, gây nhiều chết chóc hơn nữa, do các nhóm cảm thấy khích lệ bởi tổ chức Nhà Nước Hồi giáo.
Vụ tấn công Jakarta là vụ tấn công đầu tiên ở Đông Nam Á mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo có căn cứ ở Syria nhận trách nhiệm.
Giới hữu trách ở đây cho biết khoảng 500 công dân Indonesia đã sang Trung Đông để gia nhập nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo. Khoảng 100 người được cho là đã trở về, mặc dù các chuyên gia nói chỉ có 15 kẻ có kinh nghiệm chiến đấu.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
3 lý do để Nga và Iran phải 'dựa vào nhau mà sống' Sự kiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran có thể mở ra môt giai đoan mơi trong quan hê giưa Iran va Nga. Hơn nữa, Tehran có thể dạy cho Moscow một hoặc hai điều về cách đối phó với phương Tây Theo giơi quan sat, với sự cải thiện trong quan hệ giữa Iran, Châu Âu và Hoa Kỳ thi người Nga...