Kế hoạch công phu bảo vệ Tổng thống Mỹ thăm Ấn Độ
Các cơ quan an ninh Ấn Độ và Mỹ đang hoàn tất kế hoạch bảo vệ Tổng thống Barack Obama tại thủ đô New Delhi, nơi ông sẽ làm khách chính tại lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa Ấn Độ (26/1) và hai thành phố khác mà ông có thể tới thăm là Agra và Varanasi.
Tổng thống Obama luôn được bảo vệ nghiêm ngặt
Theo báo “ Economic Times” ngày 12/1, một đội liên lạc tiền trạm của cơ quan Mật vụ Mỹ đã tiến hành các cuộc họp với những người đồng cấp Ấn Độ và ngày 16/1 sẽ họp lần cuối để chốt lịch trình của Tổng thống Obama trong chuyến thăm.
Cho đến nay vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Obama có đi cùng Tổng thống Pranab Mukherjee trên chiếc xe limousine chống đạn, mang biệt danh “the Beast” (Quái vật) của ông hay không.
Các cơ quan an ninh Mỹ và Ấn Độ phải triển khai thêm biện pháp bảo vệ Tổng thống Obama bởi ông sẽ ngồi trên khán đài ngoài trời tại khu vực phố Rajpath trong hơn hai giờ để xem các đoàn diễu binh của Ấn Độ trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa.
Khả năng một tấm lá chắn chống đạn sẽ được dựng lên ở phía trong và xung quanh khu vực dành cho những nhân vật tối quan trọng (VVIP).
Trong khi đó, nhân viên mật vụ Mỹ sẽ tiếp quản những vị trí trọng yếu, trong đó có các nhà cao tầng ở khu vực lân cận. Những tay súng bắn tỉa sẽ được triển khai tại các vị trí thuận lợi, trong khi Lực lượng không quân Ấn Độ làm nhiệm vụ cảnh giới trên không để bảo đảm an ninh cho khu vực diễu binh và khu vực khán đài.
Video đang HOT
Ít nhất 10.000 lính bán vũ trang trung ương của Ấn Độ sẽ cùng lực lượng cảnh sát hùng mạnh gồm 80.000 nhân viên của New Delhi chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh ở trong và xung quanh Rajpath, nơi diễn ra lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa.
Các ngả đường vào phố Rajpath hiện đã bị đóng; tất cả các tòa nhà như Dinh Tổng thống, Phủ Thủ tướng, trụ sở bộ Ngoại giao, Viện Bảo tàng … ở trung tâm New Delhi từ ngày 24/1 không ai được phép vào, trừ nhân viên an ninh.
Theo Minh Lý (P/v TTXVN tại New Delhi)
baotintuc.vn
Trong khó khăn, nước Pháp sẽ bán... "nàng Mona Lisa"?
Trong muôn vàn khó khăn vây bủa, nước Pháp đã đưa ra đề xuất bán bớt các tác phẩm nghệ thuật của nước này, trong đó có bức nàng Mona Lisa danh tiếng.
Nước Pháp hiện đang phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách lên tới 150 tỉ bảng (tương đương 4826 nghìn tỉ đồng), vì vậy, Pháp có thể sẽ đem bán hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật mà các viện bảo tàng của nước này đang sở hữu, để có thể khỏa lấp khoản thâm hụt khổng lồ này. Thông tin này vừa được đưa ra trong một bản báo cáo đề xuất của nghị viện.
Kế hoạch quyết liệt đem bán những bức tranh, bức tượng đang nằm trong nhà kho của các viện bảo tàng hàng đầu tại Pháp đã được các thành viên nghị viện đưa ra khi họ phải nghiên cứu cách xử lý số thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước Pháp.
Đề xuất này được đưa ra sau khi kênh tin tức quốc gia France 24 năm ngoái đã từng đưa ra ý kiến đem bán bức nàng Mona Lisa - bức tranh nổi tiếng nhất thế giới hiện đang được treo ở viện bảo tàng Louvre, Paris, Pháp - để "giải cứu" số thâm hụt ngân sách.
Giờ đây, những nhà làm luật của Pháp đã tìm kiếm sự tư vấn từ những nhà đấu giá hàng đầu thế giới, đối với việc đem bán những tác phẩm nghệ thuật do nhà nước sở hữu.
Các nhà đấu giá khuyên chính phủ Pháp hãy thực hiện những điều mà nước Mỹ đã đem áp dụng, đó là các viện bảo tàng được phép tiến hành "dọn kho". Họ có thể đem bán những tác phẩm chưa từng được đem triển lãm, đã phải nằm "chất đống" trong kho suốt nhiều năm. Làm như vậy vừa giúp giải tỏa nguồn lực, vừa tận dụng triệt để những tác phẩm đã bị bỏ quên quá lâu.
Cách làm này còn có thể đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, để các viện bảo tàng có thêm tiềm lực kinh tế để mua những tác phẩm nghệ thuật lớn mà họ đang "nhắm tới".
Việc đem bán một số tác phẩm nghệ thuật phải nằm trong kho trong suốt nhiều năm có thể coi là việc làm cần thiết để hạn chế những sự lãng phí đối với tài sản quốc gia. Chỉ tính riêng viện bảo tàng Louvre, hiện có khoảng 250.000 tác phẩm nghệ thuật nằm chất đống trong nhà kho.
Ngoài ra, một số viện bảo tàng lớn trên thế giới còn thường đem bán những tác phẩm mà họ đã trưng bày trong suốt 50 năm để đổi mới diện mạo của viện bảo tàng.
Nếu đề xuất lần này được thông qua, đây cũng không hẳn là lần đầu tiên nước Pháp đem bán những món đồ được coi là bảo vật để xử lý vấn đề kinh tế.
Năm 2013, Điện Elysee - dinh Tổng thống Pháp tại Paris - đã tuyên bố bán 1.000 chai rượu lâu năm ngon hảo hạng để có tiền thực hiện những hoạt động sửa chữa, tu bổ.
Từ trước tới nay, chính phủ Pháp luôn bác bỏ đề xuất bán bức tranh nàng Mona Lisa của danh họa người Ý Leonardo Da Vinci và luôn khẳng định đây là bức tranh vô giá, nhưng thực tế khi phải thực hiện những điều khoản bảo hiểm cho bức tranh hồi năm 1962, bức họa đã được định giá 60 triệu bảng (gần 2 nghìn tỉ đồng).
Bức nàng Mona Lisa được coi là "viên kim cương trên vương miện" của viện bảo tàng Louvre.
Viện bảo tàng Louvre hiện có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nằm "chất đống" trong kho.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
Croatia có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Ứng cử viên đối lập Kolinda Grabar-Kitarovic đã giành thắng lợi trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Croatia ngày 11/1, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước vùng Balkan này. Bà Grabar-Kitarovic (Ảnh: AFP) Theo kết quả kiểm 99,42% số phiếu công bố sáng 12/1, bà Grabar-Kitarovic giành được 50,42%, cao hơn đương kim Tổng thống Ivo Josipovic...