Kế hoạch chi tiêu gia đình có 2 con nhỏ chỉ hơn 8 triệu đồng/tháng
Nhà có 2 vợ chồng và 2 con nhỏ, nhưng nhờ biết chi tiêu khéo léo, lại có kế hoạch tiết kiệm rõ ràng nên người phụ nữ 30 tuổi này chỉ chi tiêu hết 8,2 triệu đồng/tháng và tiết kiệm được gần 7 triệu.
Đó chính là kế hoạch chi tiêu của vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Hoài, 30 tuổi. Hiện vợ chồng chị đang sống tại một căn nhà nhỏ trong ngõ Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo chị Thu Hoài chia sẻ: Từ khi vợ chồng chị cưới nhau đến nay đã 5 năm. May mắn là vợ chồng chị không phải thuê nhà vì bố mẹ chồng chị đã cho 2 vợ chồng 1 căn nhà nhỏ 32m2 ở trong ngõ. Dù nhà đã cũ, nhưng hàng tháng anh chị đỡ được 1 khoản tiền thuê nhà tốn kém.
Tuy nhiên, chị Hoài làm nhà nước nên lương tháng chỉ được 5 triệu. Còn chồng chị làm ngoài nên lương cao gấp đôi chị (10 triệu đồng). Như vậy, tổng thu nhập của 2 vợ chồng chị Hoài được 15 triệu/tháng. Song vì nhà có 2 con nhỏ (1 bé lên 4, 1 bé 17 tháng tuổi) nên chi tiêu nhà chị cũng đòi hỏi rất phải khéo léo. Thêm nữa, chị đang phấn đấu chi tiêu tiết kiệm để vài năm nữa có khoản tiền sửa chữa, thậm chí xây lại căn nhà nhỏ được khang trang hơn.
Vì nhà có 2 con nhỏ nên chi tiêu nhà chị Hoài cũng đòi hỏi rất phải khéo co (Ảnh minh họa)
Kế hoạch chi tiêu 8,2 triệu đồng/tháng
1. Tiền ăn: 3.900.000đ
- Ăn sáng: 40.000đ/bữa
Hầu hết bữa sáng, chị Hoài thường nấu ăn sáng tại nhà và ăn cũng đơn giản. Lúc thì chị mua mì gạo về nấu ăn kèm trứng, thịt, giò, chả. Lúc thì chị tự nấu xôi hoặc cháo. Vì nấu tại nhà nên bữa sáng của 4 người nhà chị tiết kiệm được kha khá tiền so với ăn sáng ngoài hàng.
- Ăn bữa chính: 70.000đ/bữa
Vì bữa trưa anh chị ăn tại cơ quan nên bữa chính nhà chị là bữa chiều và ngày chủ nhật cuối tuần. Do đó, chị thường nấu 2 món chính là canh và 1 món mặn. Chẳng hạn như một món rau ăn kèm món thịt hoặc món cá (món mặn nghĩ cách tự chế biến sao cho đa dạng nhất)
- Hoa quả: 20.000đ/ngày
Với số tiền eo hẹp, chị Hoài chỉ mua hoa quả theo mùa. Chẳng hạn như chị mua táo ta, xoài ngọt, ổi, củ đậu…
Tổng 130.000đồng/ngày x 30 ngày= 3,9 triệu
Video đang HOT
2. Tiền nuôi con: 2.220.000đ
- Con lớn đi học mẫu giáo trường công: 570.000 đ/tháng
- Sữa cho 2 con: 800.000đ
- Bỉm (chỉ dùng cho bé nhỏ buổi tối): 100.000 đ
- Đồ ăn vặt thêm cho 2 bé: 200.000đ
- Đồ chơi Quần áo: 400.000đ
- Tiền đưa thêm cho bà nội mua đồ ăn vặt cho bé nhỏ hàng ngày: 150.000đ (Bé nhỏ gửi bà nội gần nhà nên không phải mất tiền gửi trẻ).
3. Tiền sinh hoạt: 1.080.000đ
Vì đi làm cả ngày, tối mới về nhà nên tiền điện nước nhà chị Hoài cũng khá khiêm tốn:
- Điện: 200.000đ
- Intenet (5 nhà chung 1 cổng): 50.000đ
- Nước: 30.000đ
- Đồ sinh hoạt: 200.000đ
- Điện thoại: 200.000đ
- Xăng: 200.000đ (2 vợ chồng chị đều đi làm cách nhà khoảng 3-4km, đến văn phòng lại không phải ra ngoài)
- Tiền gạo, rau: 0 đồng (do được ông bà ngoại chu cấp gạo và rau hàng tháng nên hầu như chị Hoài không mất tiền mua gạo, mua rau hàng ngày)
- Các khoản phụ thu khác như phí thu gom rác: 100-200.000đ
4. Tiền ma chay, cưới hỏi, giỗ: 1.000.000đ/tháng
Tổng chi: 8.200.000 đ/tháng
Tổng thu: 15.000.000 đ/tháng
Tiết kiệm: 6.800.000 đ/tháng
Mẹo chi tiêu tiết kiệm của chị Hoài
- Luôn nhớ mục đích của kế hoạch tiết kiệm: Vì mục tiêu tiết kiệm để sửa sang nhà cửa nên gia đình chị Hoài hiện luôn xiết chặt chi tiêu, đặc biệt không để phát sinh bất cứ một khoản nào ngoài kế hoạch. Nếu phát sinh chị sẽ cố co kéo, cân bằng các khoản khác sao cho không vượt quá số tiền chi tiêu hàng tháng đã đề ra.
Tiền quần áo và mua đồ chơi cho con không phải tháng nào chị cũng mua (Ảnh minh họa)
- Hạn chế mua sắm, đi chơi: Tiền quần áo và mua đồ chơi cho con không phải tháng nào chị cũng mua. Vì thế chị chuyển khoản tiền này sang để dành hoặc cho con đi chơi công viên hoặc cả nhà ăn hàng.
Hơn nữa quần áo cho con chị không mua nhiều vì có thể xin được từ nhà chị gái của chị cũng có con nhỏ lớn hơn 2 con chị 2 tuổi.
- Mua đồ khuyến mãi hoặc giảm giá khi đi siêu thị: Điều này vừa vẫn mang được thực phẩm về nhà, lại giúp tiết kiệm chi phí khi mua sắm. Bởi người mua sẽ thấy sự khác biệt lớn về giá cả mà chất lượng vẫn tương đương.
Theo Trithuctre
Tết và nỗi sợ mang tên "Bốn chữ lắm"
Với mỗi người con đất Việt, ngày Tết luôn mang lại một cảm giác rất đặc biệt và từ nhiều đời nay, dịp Tết luôn được chờ đợi, háo hức của các thành viên trong gia đình.
Vì nhiều lý do khác nhau, không ít người cảm thấy sợ Tết. (Ảnh minh họa)
Nhưng Tết ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường, ngày Tết cũng mất dần đi ý nghĩa vốn có, nhiều người còn thấy sợ Tết vì nhiều lý do khác nhau. Xin mượn tên bài hát "Bốn chữ lắm" để tổng kết lại những lý do sợ Tết.
Chi tiêu, tốn kém lắm!
Năm nay, nhiều người cho rằng lại là "một năm kinh tế buồn", bởi thế dịp Tết không ít người rất sợ vì có biết bao khoản phải chi tiêu, mua sắm, quà cáp... Không ít cặp vợ chồng không dám về quê vì không đủ tiền mua vé tàu xe, quà cáp cho người thân. Không khỏi chạnh lòng khi thầy ai đó đi ô tô về quê, quà đắt tiền biếu khắp nơi.
Ngày Tết tiền lì xì ngày càng có mệnh giá cao, không biết "đối đáp" thế nào nên phải đút tiền lì xì có mệnh giá để "đề phòng" người khác mừng tuổi nhiều.
Đi lại vất vả lắm!
Dịp Tết là nỗi khổ của không ít người dân đi làm ăn xa, người thành phố về thăm quê... người bình dân vất vả xếp hàng, thậm chí là sẵn sàng mua vé chợ đen giá cao, thế nhưng khi lên tàu, xe gặp cảnh nhồi nhét, không ít người phải đứng, hay chấp nhận nằm trên nóc xe hay cốp xe, chịu khổ mong sao về được nhà.
Những người có ô tô riêng cũng gặp cảnh mọi ngả đường đi các tỉnh luôn trong tình trạng ùn tắc. Vừa đi, vừa nơm nớp lo sợ xe khách, xe chở hàng lạng lách, phóng như bay để tăng thêm chuyến.
Ăn, uống lắm!
Ngày Tết là dịp để nhiều người chạy theo trào lưu săn món "độc", đồ uống "dị" vất vả, tốn kém để đãi khách, để có tiếng là biết thưởng thức Tết. Chưa kể, ngày Tết cỗ bàn thừa mứa, rượu chảy như suối, đủ thứ để mà chúc tụng, đủ mỹ từ để ép nhau uống. Rượu vào lời ra, ngày Tết cũng vì thế mà kém vui, anh em, bạn bè, hàng xóm vì "ma men" mà mất hòa khí, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với nhau.
Tệ nạn, tai nạn lắm!
Tết cũng là dịp phát sinh tệ nạn, điển hình là nạn cờ bạc. Nhiều gia đình coi chiếu bạc như là "món ăn" không thể thiếu những ngày Tết, từ anh em, thậm chí cha con cũng "quây quần" sát phạt nhau. Ở đầu ngõ, góc làng xúm đen, xúm đỏ quanh chiếu bạc, ngày xuân không ít người đi "xoay" tiền trả nợ vì thua bạc.
Hàng năm, cả nước có hàng chục người chết mỗi ngày dịp Tết vì tai nạn giao thông, nguyên nhân chủ yếu là do uống nhiều rượu nhưng vẫn lái xe trên đường. Gần ấy gia đình đau đớn, ngày Tết mỗi năm u buồn trong ngày giỗ người thân.
Mùa xuân về, Tết đến, không khí phố phường rộn ràng, sạch đẹp... nhưng không ít người rất sợ Tết. Tết cổ truyền của dân tộc đang mất dần tính thiêng liêng, ấm cúng khiến nhiều người không còn mặn mà với Tết. Đã có không ít những tiếng thở dài của ai đó mỗi khi nhắc đến Tết.
Theo PNT
Để tiền bạc không chi phối hạnh phúc của gia đình Muốn tổ ấm luôn hạnh phúc, bền vững mỗi cặp đôi phải có kế hoạch chi tiêu, sử dụng tiền khôn ngoan. Việc không đồng thuận trong vấn đề tiền nong sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng. Vậy làm thế nào để giải quyết những rắc rối trong vấn đề tiền bạc để duy trì hạnh phúc...