Kế hoạch chi tiết tiêu 582 tỷ USD tiền ngân sách của Lầu Năm Góc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter vừa tuyên bố kế hoạch sử dụng khoản ngân sách 582 tỷ USD cho năm tài chính 2017
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch của Hoa Kỳ trong năm tới bao gồm:
- Sự gia tăng quyền lực của Nga và Trung Quốc.
- Mối đe dọa của Bắc Triều Tiên đối với Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương.
- Ảnh hưởng của Iran đối với các đồng minh ở vùng Vịnh.
- Cuộc chiến đang diễn ra đối với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong số 582 tỷ USD sẽ bao gồm:
- 71,4 tỷ USD dành cho hoạt động nghiên cứu và tài trợ phát triển công nghệ quân sự, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh với Nga và Trung Quốc trong cuộc chạy đua công nghệ quốc phòng.
- Tiếp đó, 7,5 tỷ USD để chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS
- 8,1 tỷ USD cho chế tạo tàu ngầm và 1,8 tỷ USD để mua đạn dược, vũ khí.
“ Chúng ta không chỉ có một đối thủ, và cũng không có lựa chọn giữa chiến đấu hiện tại hay chiến đấu trong tương lai – chúng ta phải làm cả hai”, Carter nói. “Và đó là những gì ngân sách của chúng tôi được xây dựng để thực hiện.”
“Bộ Quốc phòng có xu hướng tập trung lên kế hoạch và chuẩn bị cho bất cứ điều gì có thể xảy ra trong tương lai” và những kế hoạch đó không hẳn sẽ thấy được hiệu quả ngay lập tức.”
Video đang HOT
Chi tiêu ở châu Âu
Xe bọc thép Stryker thuộc Trung đoàn kỵ binh số 2 của Mỹ tại Đức
Lầu Năm Góc sẽ tăng ngân sách dành cho châu Âu từ 789 triệu USD lên 3,4 tỷ USD (gấp 4 lần) để trấn an các đồng minh và ngăn chặn cái gọi là “sự bành trướng” của Nga.
Khoản ngân sách này dự kiến sẽ bao gồm tăng cường lực lượng quân đội Mỹ tại châu Âu, thực hiện nhiều chương trình đào tạo và huấn luyện. Bổ sung các thiết bị quân sự và cải thiện cơ sở hạ tầng ở đó.
Tổ chức khủng bố IS
Khi nói về ISIS, Carter nói “chúng ta cần phải tiêu diệt triệt để IS”
“Cách tiếp cận chiến lược của chúng ta là giữ cho các lực lượng địa phương có động lực và sức mạnh để chiến đấu. Chúng ta phải giành lại Mosul và Raqqa để đảm bảo rằng IS sẽ không thể tồn tại nữa.”
Carter cũng lưu ý rằng người Mỹ sẽ lãnh đạo cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố, nhưng các quốc gia khác cũng cần phải chung tay với họ.
JDAM – bom dẫn đường bằng GPS
Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng chi tiêu cho cuộc chiến chống lại IS ở Iraq và Syria lên 50% so với năm ngoái, lên 7,5 tỷ USD.
Trong tổng số đó, 1,8 tỷ USD sẽ được dùng để mua hơn 45.000 quả bom thông minh GPS dẫn đường và tên lửa dẫn đường bằng laser.
Bắc Triều Tiên
Nói tới vấn đề Bắc Triều Tiên, Carter tuyên bố Mỹ vẫn đang để mắt tới khu vực phi quân sự ở bán đảo Triều Tiên từng giờ từng phút mỗi ngày.
“… Đừng quên vũ khí hạt nhân cùng với tên lửa đạn đạo trong tay của Bắc Triều Tiên, cùng với quan điểm “hiếu chiến” của họ.”
Tàu ngầm & máy bay chiến đấu
Trong bản kế hoạch của Lầu Năm Góc, dự toán ngân sách năm năm tiếp theo là sẽ đầu tư 13 tỷ USD chế tạo một tàu ngầm mới mang tên lửa đạn đạo hạt nhân, cùng với chi trả các đơn đặt hàng cho Boeing Co (BA.N) và Lockheed Martin Corp (LMT.N).
Lầu Năm Góc nhấn mạnh sự cần thiết phải tài trợ cho “bộ ba” răn đe chiến lược của Mỹ. Bao gồm loại máy bay ném bom mới cho Không quân. Tàu ngầm mới thay thế cho các tàu ngầm lớp Ohio mang vũ khí hạt nhân. Và tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân mới.
Hải quân sẽ chi hơn 4 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển các tàu ngầm mới, cộng với hơn 9 tỷ USD mua sắm trang thiết bị trong vòng năm năm tới.
Hải quân sẽ cần mua thêm 2 máy bay Boeing F / A-18E / F Super Hornet trong năm 2017, và 14 máy bay nữa trong năm 2018.
Kế hoạch 5 năm tới còn bao gồm việc mua tổng cộng 161 chiến đấu cơ F-35 cho binh chủng hải quân và lính thuỷ đánh bộ, trong đó bao gồm 64 phiên bản C có khả năng sử dụng trên tàu sân bay và 97 phiên bản B có thể cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Hải quân Mỹ công bố kế hoạch "vượt mặt" Nga và Trung Quốc
Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch chi tiết để Hải quân Mỹ có thể "đi trước một bước" so với Nga và Trung Quốc.
Theo Sputnik News, Lầu Năm Góc đang hết sức quan ngại về sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh của quân đội Nga và Trung Quốc. Chính vì thế, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề ra "Chiến lược Bù đắp lần thứ 3" nhằm tạo ra ưu thế cho quân đội Mỹ trong cuộc cạnh tranh này.
Các tàu trong một hạm đội Hải quân Mỹ. Ảnh AP
Chiến lược này được áp dụng cho toàn bộ các lực lượng của quân đội Mỹ và đến ngày 28/1, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch chi tiết cho Hải quân nước này.
"Hải quân Mỹ sẽ chủ yếu tập trung vào việc phát triển các Thiết bị Không người lái Dưới nước (UUV), các cuộc chiến tranh mạng và khả năng tác chiến trong Chiến tranh Điện tử (EMW)", Phó Đô đốc Mat Winter nói.
Trong 3 mũi nhọn này, Hải quân Mỹ quan tâm đặc biệt đến việc phát triển UUV. Dù đã có trong tay một số tàu ngầm không người lái cỡ nhỏ, Lầu Năm Góc vẫn muốn chế tạo thêm nhiều loại UUV có tầm hoạt động xa hơn.
Theo đó, loại UUV mới này sẽ có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động bao gồm cả việc vận chuyển vũ khí và dò mìn. Một trong số các UUV này là Thiết bị Không người lái Dưới nước hoạt động ở Bán kính rộng (LDUUV) dự kiến sẽ được thử nghiệm vào mùa Hè năm nay.
"Chúng tôi sẽ tạo ra rất nhiều vật cản và rào cản dưới nước và chúng tôi sẽ xem xét liệu chiếc LDUUV này có thể tránh được không", ông Winter nói.
Trong khi đó, Phó Đô đốc Winter lại tỏ ra "dè dặt" khi nói về chương trình tác chiến điện tử của Hải quân Mỹ. Trước đó, Lầu Năm Góc đã bày tỏ lo ngại về nhiều điểm yếu trong mạng lưới liên lạc của các hạm đội Hải quân nước này.
Theo đó, nếu bị tấn công điện tử, các tàu Hải quân của Mỹ sẽ trở nên "mù lòa" và "mất hoàn toàn khả năng phòng vệ" trong các cuộc chiến trong tương lai. Điều này đòi hỏi Hải quân Mỹ phải phát triển những công nghệ mới để thích ứng với EMW.
"EMW được coi là nhân tố có thể thay đổi cục diện trên chiến trường và giúp chúng ta có thể thoạt động trong các điều kiện không thuận lợi cũng như giúp chúng ta có thể đánh lừa quân thù trong các cuộc chiến đòi hỏi kỹ thuật cao hiện nay", ông Winter nói.
Theo đó, Hải quân Mỹ dự định sẽ tìm cách giảm "tiếng ồn" và các hoạt động đòi hỏi trao đổi bằng thiết bị điện tử ở mức tối đa để các tàu chiến của Mỹ có thể đi vào hải phận của địch mà không thể bị phát hiện.
Mặc dù đang ca ngợi lợi ích của các công nghệ tối tân, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn quan tâm đến rất nhiều công nghệ cũ nhưng còn hiệu quả như một cách để cắt giảm chi phí.
"Một trong những điều mà Hải quân Mỹ luôn khuyến khích là thay đổi tính năng của những công nghệ hiện thời thay vì luôn tìm đến những công nghệ tối tân. Chỉ với những cải tiến kỹ thuật nho nhỏ, chúng ta có thể thay đổi tính năng của những loại vũ khí và trang thiết bị hiện có", Đô đốc Winter nói.
Trước đó, Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ trang bị các loại vũ khí tối tân lên các tàu của mình, trong số này có tàu đổ bộ USS Ponce với một khẩu pháo laser công suất 30Kw.
Mặc dù vậy Đô đốc Winter đã bác bỏ khả năng những loại vũ khí tương tự sẽ được trang bị trên mọi tàu của Hải quân Mỹ: "Chúng tôi không thể đặt các khẩu laser ở bất kỳ nơi nào chúng tôi muốn bởi không phải cứ lắp vào là sử dụng được ngay"./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Mỹ gia tăng đề phòng Triều Tiên Mỹ dự kiến yêu cầu Trung Quốc ngừng xuất khẩu dầu sang Bắc Triều Tiên, chuyển đổi mục đích căn cứ chống tên lửa ở Hawaii đề phòng Bình Nhưỡng. UPI hôm 22/1 cho hay về động thái mới về các hình thức trừng phạt từ phía Washington đối với Bình Nhưỡng sau khi phản đối rồi phủ nhận cuộc thử bom nhiệt...