Kế hoạch cắt xác tàu Titanic, thu hồi hiện vật quý giá gây tranh cãi kịch liệt
Công ty tư nhân Mỹ RMS Titanic Inc. vừa nhận được sự chấp thuận của thẩm phán ở Virginia cho kế hoạch thu hồi hệ thống vô tuyến trên xác con tàu Titanic nổi tiếng.
Kế hoạch thu hồi Marconi – hệ thống vô tuyến được sử dụng để gửi tín hiệu cấp cứu khi Titanic gặp nạn cách đây hơn 100 năm từng vấp phải hàng loạt chỉ trích.
Phản đối mạnh mẽ kế hoạch này, Cơ quan quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho rằng hệ thống vô tuyến này có khả năng bị xác người “bao vây” nên cần giữ nguyên hiện trường để những người đã khuất được yên nghỉ.
Xác tàu Titanic bị vi sinh vật ăn mòn dưới đáy biển. (Ảnh: NOAA)
Trong bản kế hoạch dài 60 trang đệ trình lên tòa án, RMS Titanic Inc. dự kiến sẽ để một tàu lặn không người lái cắt vào phần mái phòng trên boong bị ăn mòn nghiêm trọng để tiếp cận Marconi. Một máy nạo vét sẽ có nhiệm vụ loại bỏ lớp đất bùn bám trên hệ thống này trong khi “cánh tay” của tàu lặn sẽ phụ trách việc cắt dây điện.
Tổ chức EYOS Expeditions dẫn đầu cuộc thám hiểm tới nơi con tàu nằm lại vào năm 2019 cũng bày tỏ mối quan ngoại về kế hoạch của RMS Titanic.
Cả NOAA và EYOS đều không bình luận về quyết định mới đây của tòa án Mỹ.
Trong một tuyên bố, RMS Titanic Inc. mô tả Marconi là một liên kết hữu hình với quá khứ của Titanic.
Công ty này nói thêm rằng họ đang làm việc để đưa lịch sử của Titanic và các hiện vật của nó đến các trường học trên khắp thế giới.
Trong khi đó, Thẩm phán Rebecca Beach Smith, người chấp thuận kế hoạch thu hồi Marconi đồng ý với ý kiến của RMS Titanic rằng hệ thống này là một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa, đồng thời cảnh báo nó có thể sẽ mất đi trong khu vực xác tàu đang bị phân hủy nhanh chóng.
Phán quyết mới đây của bà Smith sửa đối lệnh được thẩm phán khác đưa ra năm 2000, yêu cầu cấm cắt bỏ hoặc tách rời bất cứ bộ phận nào của Titanic.
RMS Titanic Inc là đơn vị duy nhất được phép trục vớt hiện vật trong xác Titanic. Cho tới nay, công ty này đã trục vớt được hàng nghìn hiện vật từ đống đổ nát nằm ở độ sâu gần 3.8 km dưới đáy biển
Năm ngoái, một đoàn thám điểm do EYOS Expeditions dẫn đầu ghi nhận loạt hình ảnh cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của con tàu nằm lại dưới đáy biển Bắc Đại Tây Dương.
\
Thước phim quý giá ghi lại những hình ảnh cuối cùng của loài hổ Tasmania bí ẩn đã tuyệt chủng cách đây hơn 80 năm
Đoạn clip được công bố sau hơn 80 năm đã tiết lộ những hình ảnh cuối cùng của 'Benjamin', cá thể cuối cùng của loài hổ Tasmania, một sinh vật đầy bí ẩn đến từ nước Úc.
Benjamin, con hổ Tasmania cuối cùng được con người biết đến.
Hổ Tasmania, hay còn gọi là chó sói Tasmania, chó sói túi là một loài vật có hình thù khá đặc biệt, bởi chúng vừa giống hổ vừa giống chó sói. Toàn bộ cơ thể là hình thù của loài chó sói, nhưng lại có những sọc vằn trên lưng của loài hổ.
Tên khoa học của chúng là Thylacinus cynocephalus. Sinh vật này xuất hiện đầu tiên ở Úc và Papua New Guinea. Chúng biến mất trên đại lục Australia, và chỉ còn tìm thấy ở đảo Tasmania, miền nam Úc.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hổ Tasmania là ác mộng với cư dân ở lục địa Úc, bởi nó là sát thủ của các loài vật chăn nuôi như bò, cừu.
Việc loài động vật này giảm số lượng theo thời gian, rồi biến mất là do môi trường sống của chúng bị thu hẹp, cùng với đó là tốc độ săn bắn bừa bãi.
Con hổ Tasmania cuối cùng mà con người biết tới đã chết trong tình trạng bị giam cầm trong vườn thú Beaumaris của Hobart, Úc năm 1936.
Mới đây, Trung tâm lưu trữ phim và âm thanh quốc gia Úc (NFSA) đã phát hành đoạn clip 21 giây ghi lại những hình ảnh hiếm hoi cuối cùng của loài động vật này.
Nguồn: NFSA
Mặc dù chỉ là những thước phim đen trắng ngắn ngủi, nhưng vì đây là loài được tuyên bố tuyệt chủng nên những tư liệu như thế này là vô cùng quý giá đối với các nhà khoa học.
Con hổ Tasmania, cuối cùng được biết đến, cũng là con trong đoạn clip, có tên là Benjamin. Nó bị một người dân bắt được vào năm 1933 và dành thời gian 3 năm sau đó sống trong vườn thú Beaumaris. Đến tháng 9 năm 1936, Benjamin chết do sự bất cẩn của người bảo vệ vườn thú đã vô tình nhốt nó ngoài trời trong một đêm giá rét.
Trớ trêu, cách đó 2 tháng, chính phủ Úc mới ra tuyên bố công nhận hổ Tasmania là loài động vật cần được bảo vệ. Phải mất 50 năm sau đó, đến năm 1986, giới chức trách mới nhận ra Benjamin là con hổ Tasmania cuối cùng trên thế giới để rồi công bố về sự tuyệt chủng của loài.
Bức ảnh lạ hé lộ bầu trời đầy vật thể không gian hình chữ X Hình ảnh chụp theo bước sóng vô tuyến đã hế lộ các vật thể kỳ dị hình chữ X, mà mỗi nhánh của nó dài gấp 100 lần bề rộng của thiên hà chứa trái đất. Nhóm nghiên cứu đến từ Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO) ở Virginia (Mỹ) và Đài quan sát thiên văn vô tuyến Nam...