Kế hoạch cải tổ Quân đội Trung Quốc: Khó trăm bề
Sự xáo trộn về nhân sự cấp cao và giải quyết ổn thỏa việc giảm 300.000 quân là những thách thức trong chương trình cải tổ Quân đội Trung Quốc.
Trong tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố chương trình cải cách quân đội theo mô hình phương Tây. Theo kế hoạch, Quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ giảm 300.000 quân, quy hoạch 7 đại quân khu thành 5 vùng chiến lược.
Đánh giá về kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc, nhà phân tích Mandip Singh, thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng (IDSA) có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ trao đổi với tạp chí Eurasia Review Journal rằng, kế hoạch báo hiệu 3 điểm nhấn quan trọng.
Đầu tiên đó là thiết lập uy quyền tuyệt đối của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với PLA. Định hình cấu trúc hoạt động của quân đội Trung Quốc trong tương lai. Đảm bảo trách nhiệm, lòng trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Nhà phân tích Singh nhận định, kế hoạch cải tổ là tín hiệu tốt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này đang đối mặt với những thách thức to lớn mà chưa từng được đề cập trên các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc.
4 vấn đề khó khăn
300.000 quân nhân Trung Quốc sẽ mất việc trong thời gian tới. Ảnh: Tân Hoa Xã
- Thứ nhất: Quá trình cải tổ quân đội phải hoàn thành vào năm 2020. 5 năm là một quãng thời gian dài đối với một Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Thay đổi lớn đầu tiên diễn ra ngay trong Quân ủy trung ương (CMC). Trong năm 2017, một nữa các tướng lĩnh cấp cao của CMC sẽ nghỉ hưu cùng với 20 quan chức cấp cao khác đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Việc lựa chọn thế hệ lãnh đạo mới sẽ là một thách thức không nhỏ. Ông Singh cho rằng, sự trung thành với ông Tập là tiêu chí quan trọng, tiếp đến là thâm niên và kinh nghiệm công tác. Quá trình lựa chọn này có thể dẫn đến sự xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của PLA.
- Thứ hai: 7 đại quân khu sẽ được tổ chức lại thành 5 vùng chiến lược. Một số quan chức lãnh đạo các đại quân khu có thể bị mất chức dẫn đến tâm lý bất mãn hay thái độ chống đối là điều khó tránh khỏi. Mục tiêu của việc cải tổ cơ cấu chỉ huy nhằm tăng cường sự khớp lệnh giữa các đơn vị quân đội trong các hoạt động chung.
Video đang HOT
Trong kế hoạch cải tổ cơ cấu chỉ huy, lục quân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi đó vai trò của không quân và hải quân được nâng cao. Do đó, tâm lý phản đối cải cách chủ yếu xuất phát từ lục quân. Sau khi cải tổ, cơ cấu chỉ huy, PLA sẽ có 5 lực lượng bao gồm: Không quân, Hải quân, Lục quân, Tên lửa chiến lược và Hỗ trợ chiến lược với vai trò ngang bằng nhau.
- Thứ ba: Kế hoạch giảm 300.000 sẽ là thách thức lớn nhất, đặc biệt là đối với sĩ quan cấp dưới. Một số nguồn tin cho biết, khoảng 130.000 có thể được phân công các nhiệm vụ dân sự, trong khi 170.000 người còn lại không biết sẽ đi đâu về đâu.
Một số tướng lĩnh cấp cao PLA đã cảnh báo về sự cần thiết phải lên kế hoạch cẩn thận và sắp xếp công việc ổn thỏa cho các quân nhân bị giảm biên chế nếu không có thể dẫn đến sự bất ổn trong tầng lớp sĩ quan cấp dưới.
Cuối cùng là đặc quyền của PLA sau cải tổ sẽ không còn như trước. Một số quan chức cấp cao của PLA vốn quen với lối sống xa hoa và đặc quyền riêng, nên khi sự kiểm soát của Đảng đối với PLA trở nên gắt gao hơn có thể dẫn đến sự hình thành bè phái để bao che lẫn nhau.
CMC đang tiến hành chiến dịch quét sạch các tướng tham nhũng và bè phái trong quân đội, nhưng kế hoạch này không dễ thực hiện và phải đối mặt với những thử thách không nhỏ. Nhìn chung, kế hoạch cải tổ Quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng hiệu quả đến đâu vẫn cần thời gian để kiểm chứng, ông Singh kết luận.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Nga rút khỏi Syria: Cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ tung quân?
Dù Nga tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria từ ngày 15/3 nhưng các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dễ dàng gì đạt được các mục đích tại Syria
"Kế hoạch B" cho Syria là quay trở lại chiến tranh
Ngày 13/3, tại buổi khai mạc đàm phán hoà bình tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Staffan de Mistura, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria đã chỉ rõ kết cục của các bên khi tiến hành kế hoạch B tại Damascus.
"Như những gì tôi biết, kế hoạch B duy nhất hiện nay đó là quay trở lại chiến tranh và thậm chí nó sẽ còn tồi tệ hơn trước", ông De Mistura tuyên bố.
Đây là buổi hoà đàm đầu tiên sau hơn 2 năm qua nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài tại Syria.
Ông Staffan de Mistura khẳng định triển khai kế hoạch B là trở lại chiến tranh.
Tại buổi thảo luận, phe đối lập yêu cầu phải tập trung vào việc thành lập cơ quan chuyển giao chính trị và Tổng thống Assad phải từ chức đó là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, Damascus khẳng định, quân đối lập đã quá mơ hồ nếu nghĩ họ có thể chiếm được quyền lực bằng thương lượng.
Ông De Mistura cho biết, một vài ý kiến đã được thả nổi trong cuộc gặp mặt đầu tiên của ông với lần lượt cả 2 phe. Khi được hỏi về sự khác biệt trong quan điểm của quân đối lập và chính phủ Syria, ông cho biết, cả 2 đều cho thấy thái độ cứng rắn, không nhượng bộ.
Đặc phái viên Liên hợp Quốc về Syria không nói các lãnh đạo người Kurd có được mời đến cuộc họp hay không, tuy nhiên, nhận định rằng, kiểu nói chuyện riêng với từng bên khiến ông nghe được nhiều ý kiến nhất có thể và tất cả mọi người Syria đều có thể được bày tỏ quan điểm của mình.
Nga rút quân: Cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Giới phân tích cho rằng tuyên bố trên của Liên Hợp Quốc không đơn thuần chỉ là bày tỏ quan điểm. Thông qua việc này dường như ông De Mistura đang muốn ám chỉ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi lẽ thời gian gần đây bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ các nước, chính quyền Ankara vẫn quyết tâm triển khai kế hoạch B vào Syria.
Sputnik ngày 15/3 dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết, khái niệm khủng bố cần phải mở rộng hơn.
"Khủng bố không chỉ là những kẻ trực tiếp gây ra nổ bom, mà những người ủng hộ cho hành động này cũng được xác định là khủng bố, bất kể họ là ai, làm nghề gì, hay chức danh của họ là gì. Đó có thể là một nhà báo, một nghị sĩ hay một nhà hoạt động xã hội".
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau vụ nổ bom ở Ankara hôm 13/3 vừa qua khiến 37 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương.
Cũng trong ngày này, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt tình trạng khẩn cấp trong vòng 24 giờ tại hai thị trấn Yuksekova (tỉnh Hakkari ) và thị trấn Nusaybin (tỉnh Mardin ) có đông người Kurd sinh sống.
Trước đó, cộng đồng quốc tế, trong đó có đồng minh của Ankara như Mỹ, NATO, Saudi Arabia cũng đã đồng loạt bày tỏ quan ngại trước việc chính quyền Erdogan để ngỏ kế hoạch B đưa quân vào Syria cũng như nã pháo vào các vị trí của người Kurd ở Syria.
Dù chịu nhiều sức ép nhưng có thể thấy rằng chưa lúc nào chính quyền Erdogan từ bỏ tham vọng của mình.
Nhất là sau tuyên bố của Tổng thống Putin về kế hoạch rút quân đội Nga ra khỏi Syria từ ngày 15/3, Thổ Nhĩ Kỳ lại càng có thêm hi vọng để triệt hạ người Kurd và đẩy nhanh toan tính về Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không hề dễ dàng gì khi Nga rút quân khỏi Syria.
"Tôi cho rằng, những nhiệm vụ được đặt ra trước Bộ Quốc phòng, nhìn chung, đã được thực hiện. Vì vậy, tôi chỉ thị từ ngày mai (15/3) bắt đầu việc rút bộ phận chủ lực của quân đoàn chúng ta khỏi Cộng hòa Ả Rập Syria", ông Putin tuyên bố tại cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Tuyên bố của Điện Kremlin đã khiến nhiều nước như Mỹ, Anh không khỏi bất ngờ. Nhiều người đồn đoán về quyết định đột ngột này của Moskva và cho rằng đây tiếp tục là một bước đi chiến thuật của chính quyền Tổng thống Putin trên chiến trường.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thận trọng mà lợi dụng cơ hội này để gây hấn thì chắc chắn sẽ phải trả giá đắt hơn nữa.
Bởi lẽ, dù tuyên bố rút quân nhưng căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân tại Hmeymim của Moskva vẫn sẽ hoạt động bình thường. Điên Kremlin giai thich, đông thai nay nhăm giup Nga theo doi sư tiên bô cua môt lênh ngưng băn tai quôc gia Trung Đông bi tan pha bơi chiên tranh nay.
Do đó, chính quyền Tổng thống Putin có thể đưa quân trở lại đây bất cứ lúc nào khi thỏa thuận ngừng bắn bị đe dọa và khi Ankara không chịu trùng bước trong kế hoạch quân sự tại Damascus.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
TQ trồng cây trên đảo phi pháp sau kế hoạch đưa dân Trung Quốc trồng cây trên các thực thể chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đẩy kế hoạch đưa dân thường ra Biển Đông. Theo trang web của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc Kinh lập trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hoạt động trồng cây được tổ chức vào ngày...