Kế hoạch cải cách mới trong ngành ngân hàng
Trong năm 2016, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện thể chế về các lĩnh vực hoạt động ngân hàng đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 2642QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 của NHNN.
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 của NHNN là triển khai tích cực, hiệu quả toàn bộ các nhiệm vụ CCHC theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ. Cụ thể, hoàn thiện thể chế về các lĩnh vực hoạt động ngân hàng đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong giao dịch với ngân hàng. Đẩy mạnh hiện đại hóa các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, chú trọng hiện đại hóa hoạt động hành chính.
Cùng với đó, tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy của NHNN và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối và thực hiện chức năng ngân hàng trung ương hiện đại. Tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng cải cách, đổi mới các quy trình, thủ tục giao dịch, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi và cắt giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các chương trình cải cách theo kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước.
Quyết định của NHNN cũng nêu rõ, trong lĩnh vực cải cách thể chế, NHNN sẽ tiếp tục đề ra nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối đảm bảo tính đồng bộ, trọng tâm là hoàn thành việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn Luật NHNN, Luật các TCTD….
Video đang HOT
Trong lĩnh vực cải cách tổ chức hành chính, NHNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách theo hướng thay thế dần các hình thức thủ tục văn bản chấp thuận, giấy tờ hành chính…bằng hình thức chỉ quy định các điều kiện chặt chẽ, bắt buộc phải thực hiện, tạo tính chủ động tuân thủ đối với các tổ chức, cá nhân. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính…
Về cải cách tổ chức bộ máy, NHNN tiếp tục theo dõi, đánh giá hoạt động của các đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của NHNN, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động; Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả của các quy định phân cấp, phân quyền quản lý công chức, viên chức để đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.
Riêng về cải cách tài chính công, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, thủ tục trong quản lý chi tiêu, mua sắm tài sản và quản lý chi tiêu, mua sắm tài sản và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN trên cơ sở tuân thủ các quy định mới của Luật Đầu tư công, Luật xây dựng, Luật đấu thầu…
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Việt Nam sẽ tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (Ảnh: UN)
Chiều ngày hôm qua (22/5), tại buổi tiếp diễn ra ngay sau lễ đón chính thức Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình Việt Nam và các hoạt động ưu tiên của Liên Hợp Quốc thời gian qua, tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Chủ tịch nước đánh giá cao sự ủng hộ, hỗ trợ nhiều mặt và hiệu quả của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Trong bối cảnh Liên Hợp Quốc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập (1945-2015), hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và phấn đấu đạt được thỏa thuận quốc tế mới về ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ tịch nước khẳng định là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã và sẽ tham gia và đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế trên, cũng như vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu khác, vì hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh tình hình an ninh quốc tế diễn biến hết sức phức tạp và khó lường hiện nay, với những bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, tranh chấp lãnh thổ... ở nhiều nơi trên thế giới, Liên Hợp Quốc cần tiếp tục đảm nhiệm tốt trách nhiệm bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, phát huy vai trò là trung tâm điều phối các nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức đó. Chủ tịch nước nhấn mạnh để duy trì hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế, tất cả các nước cần tuyệt đối tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Chủ tịch nước đã thông báo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon về các diễn biến gần đây ở Biển Đông và đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Liên Hợp Qquốc tiếp tục quan tâm sát sao, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Chủ tịch nước khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ sự vui mừng được đến thăm Việt Nam lần thứ hai, cảm ơn Chủ tịch nước đã đón tiếp trọng thị. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá rất cao những thành tựu kinh tế xã hội ấn tượng mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới, khẳng định Liên Hợp Quốc luôn coi trọng vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Liên Hợp Quốc thời gian qua, như tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng chia sẻ ưu tiên Liên Hợp Quốc trong năm nay là phải thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và thỏa thuận khung về biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon mong Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung, kể cả thông qua việc ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên Hợp Quốc trong triển khai sáng kiến "Thống nhất hành động" tại Việt Nam. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tỏ lo ngại về gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, mong muốn các bên liên quan cùng đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; mong các nước ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ về vấn đề này nếu các bên liên quan đề nghị.
Theo chương trình chuyến thăm hai ngày từ ngày 22-23/5, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm, dự Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và Lễ khánh thành Một Ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc; gặp gỡ, nói chuyện với sinh viên và cán bộ ngoại giao trẻ Học viện Ngoại giao.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
BIDV dưới góc nhìn đa chiều của các công ty phân tích Không chỉ xuất hiện đình đám trên báo chí năm 2015, BIDV còn thường xuyên trở thành điểm nhấn trong các báo cáo phân tích ngành ngân hàng của Media Tenor, Brand Finance. BIDV cũng được đánh giá là một trong những thương hiệu ngân hàng hàng đầu VN. BIDV: Những thống kê ấn tượng Theo số liệu tổng hợp thông tin từ...