Kế hoạch 3,4 tỷ USD gỡ “bom hẹn giờ” khủng nhất Trái đất
Kế hoạch làm nguội lạnh siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới là dự án đầy tham vọng của NASA, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Siêu núi lửa Yellowstone được đánh giá là một trong 4 “quả bom hẹn giờ” khủng khiếp nhất Trái đất.
Theo Independent, siêu núi lửa Yellowstone ở Mỹ là một trong 4 quả bom hẹn giờ tiềm ẩn nguy cơ tạo ra thảm họa trên Trái đất.
Ước tính bên trong núi lửa Yellowstone là lượng nham thạch khổng lồ sâu từ 19 đến 45km. Một khi thức giấc, siêu núi lửa hoàn toàn có thể đưa Trái đất về thời kỳ tiểu băng hà giá lạnh.
Hàng trăm trận động đất lớn nhỏ xuất hiện ở khu vực núi lửa này trong vài tháng qua khiến giới nghiên cứu hết sức lo ngại.
Theo kế hoạch, các chuyên gia của NASA sẽ khoan sâu 10km vào siêu núi lửa, bơm nước áp suất cao vào để làm lạnh lớp dung nham bên dưới. Lượng nhiệt giải phóng thoát ra từ buồng chứa magma (dung nham) và do đó ngăn chặn khả năng núi lửa phun trào.
Kế hoạch tham vọng làm nguội siêu núi lửa của NASA.
Video đang HOT
Chi phí của dự án đầy tham vọng này ước tính lên tới 3,4 tỷ USD. Một khi núi lửa được kiểm soát, con người có thể khai thác năng lượng bên dưới bằng nhà máy địa nhiệt.
Nhà khoa học Brian Wilcox ở Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA ở Viện công nghệ California, lại cho rằng kế hoạch này tiềm ẩn rủi ro.
“Nếu khoan vào phần đỉnh buồng magma và cố gắng làm mát nó từ đó, biện pháp này rất mạo hiểm. Phần vòm của buồng magma có thể trở nên giòn hơn và dễ nứt hơn. Những khí gas độc hại trong magma ở đỉnh buồng có thể được giải phóng”, Wilcox nói.
Suối nước nóng Morning Glory tại khu vực núi lửa Yellowstone.
Ông Wilcox nhận định, mối đe dọa từ siêu núi lửa Yellowstone lớn hơn nhiều so với tiểu hành tinh hay sao chổi.
Một vụ phun trào siêu núi lửa có thể tác động lâu dài đến Trái đất, bao gồm nạn đói trên toàn thế giới và lượng khí sulphur dioxide lớn giải phóng vào khí quyển.
Liên Hiệp Quốc ước tính nguồn dự trữ lương thực toàn cầu chỉ đủ cung cấp trong 74 ngày. Siêu núi lửa Yellowstone phun trào thậm chí có thể tạo ra đám mây tro bụi bao phủ hơn nửa lục địa.
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, siêu núi lửa Yellowstone sẽ không phun trào trong nhiều thế kỷ tới. Chu kỳ phun trào của Yellowstone là 600.000 năm và lần cuối cùng siêu núi lửa này thức giấc đã cách đây 640.000 năm.
Theo Danviet
Siêu núi lửa mạnh nhất thế giới sắp gây ra kỷ băng hà?
Siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới có thể tỉnh giấc bất cứ lúc nào, đe dọa sự sống trên Trái đất bởi hàng ngàn mét khối dung nham nóng chảy, các chuyên gia Anh nhận định.
Siêu núi lửa Yellowstone được đánh giá là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất.
Theo Daily Star, siêu núi lửa Yellowstone ở bang Wyoming, Mỹ đã chìm sâu vào giấc ngủ trong 70.000 năm qua. Nhưng khả năng núi lửa nguy hiểm nhất thế giới tỉnh giấc đang hiện rõ hơn bao giờ hết.
11.000 mét khối dung nham nằm dưới lòng đất và sẵn sàng phun trào lên mặt đất vào bất cứ lúc nào. Lượng dung nham này tạo nên cột khói khổng lồ, che phủ bầu trời và khiến cho Trái đất rơi vào tiểu băng hà.
Một nhóm các nhà địa chất mới đây đã phát hiện những đợt phun trào mạnh mẽ là do lượng dung nham chảy từ nơi sâu nhất Trái đất đến những lỗ hổng nằm gần bề mặt.
Bằng cách mô phỏng quá trình này, các chuyên gia nhận thấy những lỗ hổng lớn là chìa khóa để tạo nên các vụ phun trào kinh hoàng trên Trái đất.
Nhưng theo các chuyên gia đến từ trường Đại học Cardiff, những lỗ hổng này phải mất hàng triệu năm để hình thành. Đó là lý do những vụ "siêu phun trào" rất hiếm khi xảy ra.
Điều đáng lo ngại là siêu núi lửa Yellowstone đã hai lần gây ra siêu phun trào, lần lượt cách đây 1,2 triệu năm và 640.000 năm trước. Như vậy, siêu núi lửa này hoàn toàn có thể đe dọa đến nhân loại bất cứ lúc nào.
Siêu núi lửa Yellowstone có thể thức tỉnh bất cứ lúc nào, đe dọa gây ra tiểu băng hà.
Siêu núi lửa Yellowstone từng được đánh giá là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Wim Degruyter đến từ trường Đại học Cardiff nói: "Lượng dung nham bên dưới siêu núi lửa Yeallowstone có thể phun trào hoặc bị làm lạnh đến mức không còn có khả năng đe dọa sự sống trên Trái đất".
"Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, chìa khóa cho hiện tượng tích trữ dung nham là do chúng có thể duy trì nhiệt độ nhờ các lỗ hổng nằm sâu dưới bề mặt Trái đất. Các lỗ hổng này làm tăng nhiệt độ của lớp vỏ cho đến mức có thể tích trữ lượng lớn dung nham ngay bên dưới bề mặt", Tiến sĩ Degruyter giải thích.
Lượng dung nham nóng chảy được cho là ẩn sâu dưới bề mặt Trái đất khoảng 45km và có thể phủ kín hẻm núi Grand Canyon 11,2 lần (tương đương 11.000 mét khối).
Theo Danviet
Tấm bản đồ có thể đưa người ngoài hành tinh xâm lược Trái đất Tấm bản đồ mô tả vị trí Trái đất trong thiên hà được NASA đặt vào tàu vũ trụ Voyager khiến các chuyên gia tranh cãi về nguy cơ chạm trán người ngoài hành tinh. Đĩa vàng có khắc ghi bản đồ chỉ vị trí Mặt trời gửi đến người ngoài hành tinh. Theo National Geographic, hai tàu vũ trụ Voyager được NASA...