Kẻ giết người khai vì ‘quỷ ám’
Ngày 16/2/1981, Arne Cheyenne Johnson, 19 tuổi, đâm chết chủ nhà của mình, Alan Bono và sau đó nói rằng anh bị quỷ dữ sai khiến.
Ban đầu, vụ giết Alan Bono năm 1981 ở Brookfield, Connecticut, Mỹ dường như là một án mạng đơn giản. Đối với cảnh sát, rõ ràng chủ nhà 40 tuổi đã bị người thuê Arne Cheyenne Johnson giết trong một cuộc ẩu đả dữ dội.
Arne Cheyenne Johnson (giữa) đến tòa ở Danbury tháng 3/1981. Ảnh: Bettman.
Nhưng sau khi bị bắt, Johnson đưa ra lời khai khiến các điều tra viên kinh ngạc: Quỷ dữ đã bắt anh ta làm điều đó. Với sự giúp đỡ của hai nhà điều tra sự kiện huyền bí, luật sư của thanh niên đã biện hộ trước tòa rằng anh bị “quỷ ám”.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ lời bào chữa như vây được đưa ra tại phòng xử án. Gần 40 năm sau, vụ án của Johnson vẫn là chủ đề của nhiều tranh cãi và đồn đoán.
Trước khi gây án, Johnson là một thanh niên bình thường, không có tiền án. Johnson nói nguồn gốc của mọi tội lỗi bắt đầu từ người em trai 11 tuổi của vợ chưa cưới Debbie Glatzel.
Vào mùa hè năm 1980, em của Debbie, David, nói rằng cậu nhiều lần thấy một ông già bí ẩn và bị ông ta làm phiền. Lúc đầu, Johnson và Glatzel nghĩ rằng David chỉ lấy cớ để không phải làm việc nhà. Tuy nhiên, David nói rằng các cuộc chạm trán vẫn tiếp tục, ngày càng thường xuyên hơn và bạo lực hơn.
David nhiều lần khóc nức nở sau khi thức dậy, nói rằng cậu trông thấy “người đàn ông có đôi mắt to, đen đặc, mặt hóp với nhiều đặc điểm giống động vật, răng lởm chởm, tai nhọn, sừng và móng guốc”. Không lâu sau, gia đình nhờ một linh mục từ một nhà thờ lân cận đến ban phước cho ngôi nhà nhưng vô ích.
Video đang HOT
Vì vậy, họ hy vọng rằng cặp vợ chồng Ed và Lorraine Warren, những người tự xưng là các nhà điều tra sự kiện huyền bí, có thể giúp một tay. “David đấm đá, cắn, khạc nhổ và chửi thề với những lời lẽ khủng khiếp”, các thành viên trong gia đình kể về hành động của cậu bé. “David bị siết cổ bởi những bàn tay vô hình, nó đã cố giằng bàn tay ấy ra. Lực mạnh không rõ từ đâu lắc David như thể nó là một con búp bê vải”.
Johnson ở lại với gia đình để giúp đỡ bất cứ lúc nào anh có thể. Nhưng những điều kinh hoàng David trải qua hàng đêm bắt đầu xuất hiện vào ban ngày. David kể rằng cậu nhìn thấy “một ông già với bộ râu trắng, mặc áo sơ mi dạ và quần bò”. Những tiếng động đáng ngờ bắt đầu phát ra từ gác mái.
David cũng có thêm nhiều hành động lạ. Cậu rít lên, lên cơn co giật và nói bằng những giọng kỳ lạ, đọc một số câu trong Kinh thánh và thiên sử thi Thiên đường đã mất của nhà thơ người Anh John Milton.
Vợ chồng Warren kết luận David bị quỷ ám. Tuy nhiên, các bác sĩ tâm thần sau này điều tra sự việc khẳng định David chỉ bị khuyết tật học tập (rối loạn trong việc lĩnh hội và vận dụng những điều được học, gặp khó khăn trong hoạt động thường ngày).
Ed và Lorraine Warren tại tòa án ở Danbury tháng 3/1981. Ảnh: Bettmann.
Vợ chồng Warren tuyên bố rằng trong ba lần “trừ tà” dưới sự giám sát của các linh mục, David lơ lửng trên không trung, chửi rủa và thậm chí có lúc tắt thở. Họ còn khẳng định David đã tiên đoán về vụ giết người mà Arne Cheyenne Johnson sẽ thực hiện.
Tháng 10/1980, Johnson quyết định nói chuyện với “quỷ dữ”, yêu cầu nó ngừng giày vò em trai của hôn thê. “Ám tôi đây này, hãy để người bạn nhỏ yên”, anh kêu lên.
Johnson làm việc cho một người chăm sóc cây. Trong khi đó, Bono quản lý một trại nuôi chó. Hai người khá thân thiết và thường gặp nhau gần trại nuôi chó, đôi khi Johnson còn xin nghỉ làm để đến tán gẫu với Bono.
Nhưng ngày 16/2/1981, một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra giữa họ. Vào khoảng 18h30, Johnson rút một con dao bỏ túi đâm nhiều phát vào ngực và bụng Bono.
Cảnh sát bắt Johnson một giờ sau đó, họ cho rằng hai người đàn ông chỉ đơn giản là đang cãi cọ về vị hôn thê của Johnson. Nhưng vợ chồng Warren, những người tự xưng là chuyên gia tâm linh, khẳng định còn nhiều điều bí ẩn đằng sau câu chuyện.
Trước khi xảy ra vụ giết người, Johnson được cho là đã thăm dò một cái giếng ở nơi David nói là lần đầu tiên gặp “quỷ”. Vợ chồng Warren đã cảnh báo Johnson không nên đến gần cái giếng nhưng anh vẫn làm vậy. Johnson nói với các điều tra viên rằng anh ta nhìn thấy một con quỷ ẩn trong giếng, nó đã ám anh ta cho đến sau vụ giết người.
Mặc dù giới chức đã điều tra những lời kể của vợ chồng Warren, họ vẫn giữ lập luận rằng Bono chỉ đơn giản là bị giết trong một cuộc cãi vã với Johnson.
Luật sư Martin Minnella của Johnson đã tìm mọi cách biện hộ rằng anh ta “không phạm tội vì bị quỷ ám”. Ông còn muốn đề nghị các linh mục được cho là đã tham dự lễ trừ tà ra làm chứng, nhưng hành động đó đi ngược với truyền thống giữ im lặng về vấn đề này của các linh mục.
Trong quá trình diễn ra vụ án, nhiều chuyên gia tâm thần học đã chỉ trích luật sư Minnella và nhà Warren, cho rằng họ là những kẻ trục lợi trong thảm kịch.
“Họ có một tiết mục tạp kỹ xuất sắc, một chương trình trình diễn lưu động hay”, nhà tâm thần học George Kresge mỉa mai. “Chỉ là trường hợp này cần các nhà tâm lý học hơn là cần họ”.
Thẩm phán Robert Callahan cuối cùng không chấp nhận lời biện hộ của Minnella. Thẩm phán Callahan lập luận rằng lời biện hộ như vậy không thể chứng minh được, bất kỳ lời khai nào về vấn đề này đều không có tính khoa học và do đó không có giá trị.
Lời kể của vợ chồng Warren rằng 4 linh mục đã hợp tác trong ba cuộc trừ tà không bao giờ được xác nhận, nhưng giáo phận Bridgeport thừa nhận các linh mục đã giúp đỡ David Glatzel trong thời gian khó khăn. Trong khi đó, các linh mục được yêu cầu không lên tiếng về vấn đề này.
Sau khi thất bại trong nỗ lực thuyết phục tòa về lập luận “quỷ ám”, nhóm luật sư bào chữa cho Johnson đã chuyển sang biện hộ rằng anh ta giết Bono khi phải tự vệ. Cuối cùng, Johnson bị kết tội ngộ sát vào ngày 24/11/1981 và bị kết án tù từ 10 đến 20 năm. Cuối cùng, anh ta chỉ ngồi tù 5 năm vì cải tạo tốt.
Chị gái nói Trump 'không có nguyên tắc'
Maryanne Trump Barry, chị của Tổng thống Mỹ Trump, phản đối nhiều chính sách mà em trai đưa ra, cho rằng ông "không có nguyên tắc".
Trong các đoạn hội thoại với Maryanne Trump Barry được Mary Trump, cháu gái của Tổng thống Donald Trump, thu âm bí mật vào năm 2018 và 2019, chị ông đã tỏ ra rất ngạc nhiên trước những hành động của em trai mình tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.
"Cậu ấy không có nguyên tắc. Không hề", Barry, 83 tuổi, nói trong các đoạn trích ghi âm hội thoại với Mary Trump được báo Washington Post đăng tối 22/8.
Trump và chị gái Barry hồi năm 2008. Ảnh: AFP.
Bà tỏ ra bất ngờ trước "những việc chính quyền làm với trẻ em ở biên giới" Mexico. Là thẩm phán liên bang về hưu, Barry từng quở trách một thẩm phán về di trú vì "bắt nạt" một người xin tị nạn trong phòng xử án. Barry nói rằng Tổng thống Trump "có lẽ chưa đọc những quan điểm về nhập cư" của bà.
Ở một cuộc hội thoại khác, Barry gọi Trump là "người giả tạo" và "độc ác". Bà còn nhận xét em trai mình là một học sinh tồi. "Tôi từng phải làm bài tập về nhà cho cậu ấy", bà nói. "Tôi lái xe đưa cậu ấy đi khắp thành phố New York, cố đưa cậu ấy vào một trường đại học nào đó".
Phản ứng trước bài đăng của Washington Post, trong một thông báo được Nhà Trắng đưa ra, Trump viết: "Mỗi ngày lại có thêm chuyện, ai quan tâm cơ chứ".
Các bản ghi âm hội thoại với chị gái Tổng thống Trump không được đề cập trong cuốn sách mới xuất bản gần đây của Mary Trump với tựa đề "Too Much and Never Enough".
Trong cuốn sách 240 trang, Mary Trump, 55 tuổi, một nhà tâm lý học, cáo buộc tổng thống kiêu ngạo, thiếu hiểu biết và có các triệu chứng của người "quá yêu bản thân". Sách cũng kể chi tiết những sự kiện Mary Trump chứng kiến khi ở nhà ông bà tại Queens thời thơ ấu, nơi Trump và 4 anh chị em của ông trưởng thành. Nhà Trắng gọi cuốn hồi ký của Mary Trump là "cuốn sách giả dối".
Hàng nghìn công nhân Mỹ đình công Hàng nghìn công nhân Mỹ tham gia "đình công vì mạng sống người da màu" và phản đối phân biệt chủng tộc ngày 20/7. Phong trào "Đình công vì mạng sống của người da màu" thu hút công nhân một loạt ngành công nghiệp trên khắp nước Mỹ, nhằm kêu gọi "chấm dứt phân biệt chủng tộc có hệ thống". Dù các nhóm...