Kẻ giết cô gái trong chòi bị tại nạn khi chạy trốn
Quán cà phê Hương Sen nơi xảy ra vụ án giết người.
Hung thủ giết người hiện đang điều trị tại một bệnh viện lớn tại TP HCM. Nguyên nhân là sau khi sát hại chị Hoàng Ngọc Yến tại quán cà phê sân vườn Hương Sen (122 Lê Văn Thịnh, P.Bình Trưng Tây, Q.2), hung thủ cho xe phóng với tốc độ cao nhằm thoát thân nên đã va chạm với một xe máy khác.
>> Cô gái bị bạn trai sát hại trong quán cà phê &’chòi’
Cú va chạm mạnh khiến hung thủ bị thương rất nặng, hiện nay được cấp cứu tại một bệnh viện lớn của thành phố. Lực lượng CA đang được bố trí theo dõi, khu vực nơi tên sát nhân điều trị bị phong tỏa, mọi động thái “nhất cử nhất động” của kẻ giết người đang được giám sát chặt chẽ.
Được biết, kẻ đâm chết chị Yến tên thường gọi là Bảo, tên giấy tờ là Quân, quê quán Bạc Liêu. Theo một nguồn tin, có thể Bảo là người tình sau này của chị Yến nhưng do mâu thuẫn, xích mích trong chuyện tình cảm nên hắn đã ra tay sát hại dã man người tình.
Như tin đã đưa, ngày 2/8, sau một ngày kẻ thủ ác gây án, cơ quan CA Q.2 đã xác định được nghi can trong vụ giết chị Hoàng Ngọc Yến (26 tuổi, ngụ P.Cát Lái, Q.2) tại quán cà phê Hương Sen.
Vụ việc đang tiếp tục điều tra.
Video đang HOT
Theo VTC
Niềm hạnh phúc cuối của gã tử tù
Niềm hạnh phúc cuối của hắn là người vợ sẽ sinh được một thằng con trai kháu khỉnh (Hình minh họa)
"Cuối tháng này vợ em sinh con trai chị ạ!" - Lê Trung Sơn nói với tôi bằng một niềm vui đang dâng lên long lanh trong đôi mắt kẻ tử tù. Niềm vui, khi chia sẻ với người khác, hình như nó được nhân lên gấp đôi. Sơn quên mất mình đang là một tử tù, nó thao thao kể về đứa con sắp chào đời, về những dự định sau khi đứa trẻ ấy được sinh ra.
Sơn kể rằng, nó gây án đúng hôm trước ngày cưới chưa đầy 2 tuần. Hai đứa đã đăng ký kết hôn. Cô dâu H khi đó bụng đã lùm lùm và đến bây giờ giấc mơ được mặc váy cưới, khoác tay chú rể lên xe hoa mãi mãi chỉ là giấc mơ đối với H mà thôi. Nhắc đến vợ, nó lại ngậm ngùi: "Em mắc nợ rất nhiều với vợ em. Chỉ vì cần tiền cưới, em đã dại dột làm liều...".
Những cơn mê sảng ám ảnh trong buồng biệt giam
"Có khi nào em mơ thấy cô Lan - người mà em đã sát hại không?" - tôi hỏi Sơn. " Có chị ạ. Em thường mơ thấy cô ấy và lần nào cũng giống hệt nhau. Từ lúc em ra tay tới khi ném cô ấy xuống giếng. Rõ mồn một như vừa mới xảy ra ngày hôm qua". Những giấc mơ về tội lỗi đã gây ra với người phụ nữ hàng xóm đến thường xuyên trong giấc ngủ mộng mị của Lê Trung Sơn. Cho đến bây giờ, nó cũng không hiểu vì sao nó lại ra tay thật dã man với người hàng xóm hiền lành, tốt bụng như cô Lan.
Nhà nó chỉ cách nhà cô Lan ở vài bước chân. Ở cái xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ này, những gia đình thuần nông như nhà nó và nhà bà Lan đều nghèo khó. Chiều ngày 19/11/2009, Sơn đi sang nhà bà Lan xin hút nhờ thuốc lào, người phụ nữ 46 tuổi này biết nó sắp cưới vợ nên đã bảo: "Hôm trước bố mày sang vay tiền để cưới vợ cho mày, tao không có tiền nhưng cho vay cả đàn gà để cho mày cưới vợ đấy".
Nó ngồi hút thuốc lào và sung sướng cười, nghĩ tới giây phút được đón người yêu là cô Lương Thị H về làm vợ. Mấy hôm trước, khi H thông báo đã có thai, Sơn mừng lắm vội vàng về giục bố mẹ. Nó chỉ hơi lăn tăn một chút là nghề thợ xây của nó, thu nhập phập phù, lấy nhau rồi kiếm tiền đâu ra để nuôi con. Bất chợt, một ý nghĩ tàn độc loé lên trong đầu tên sát nhân và hành động cũng thật nhanh như vừa nghĩ, nó cầm ngay viên gạch tấn công từ đằng sau người đàn bà hàng xóm xấu số. Bà Lan ngã vật xuống nền nhưng còn kịp quay lại mắng nó là "đồ mất dạy". Chẳng nói chẳng rằng, nó lôi bà Lan ra giếng và ném xác bà xuống rồi đậy nắp lại. Sau đó, nó quay vào lục đồ đạc tìm tiền nhưng không thấy nên đành về nhà và ngay tối hôm đó mượn xe máy của bố đi sang nhà vợ sắp cưới ở huyện Tam Nông để tạo chứng cớ ngoại phạm.
Buổi tối, chồng con bà Lan đi làm về, thấy rá vo gạo còn nguyên chưa đổ vào nồi thì sinh nghi đã đổ đi tìm. Theo vết máu ra tới bờ giếng, họ kinh hoàng khi nhận ra xác bà Lan đang ở dưới đó. "Em sợ lắm chị ạ. Mỗi lần mơ thấy cô Lan, dù là nửa đêm em cũng phải ngồi bật dậy, mồ hôi vã ra như tắm, và cứ thức như thế đến sáng. May mà cùng buồng của em còn có anh Lưu chứ không thì chết" (Lưu cũng là một tử tù được giam chung buồng với Lê Trung Sơn ở Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ), vì thế, có chuyện gì hai thằng cũng tâm sự với nhau, như một cách để giải tỏa tâm lý khi mà thế giới tự do ngoài kia chỉ là một ô cửa hình tròn, nhỏ xíu, đủ để cho chúng nhìn thấy màu trắng sáng của bầu trời lúc ban ngày và khi màn đêm buông xuống, ô cửa tròn ấy chỉ còn là một màu đen kịt.
Đại tá Hà Minh Tân - Trưởng phòng PC14 Công an tỉnh Phú Thọ kể lại, lúc mới bắt Lê Trung Sơn, nó ngoan cố lắm, hơn một ngày không chịu khai nhận tội lỗi, đến lúc chứng cứ tài liệu khẳng định nó chính là thủ phạm, nó mới khóc lóc ân hận và xin cho về cưới vợ rồi vào trại chấp hành án sau. Lê Trung Sơn cùng tầm tuổi với con anh Tân, nên anh thấy xót xa khi nó bảo "cháu cần tiền cưới vợ chú ạ".
Tội lỗi của nó thì chẳng gì có thể biện minh được nhưng cái lý do mà nó đưa ra, nghe vừa giận vừa cay đắng. Mấu chốt vụ án để các điều tra viên tìm ra được thủ phạm chính là đoạn cây bị bẻ làm đôi có dính máu của bà Lan mà ban đầu nghi là Sơn dùng để sát hại bà Lan. Tìm trong đống gỗ ở nhà Sơn, các điều tra viên đã tìm thấy một đoạn cây bị bẻ, và khi khớp đoạn cây tìm được ở nhà bà Lan cho thấy đó chính là một.
"Thực ra, em dùng đoạn cây đó để đuổi chó khi sang nhà cô Lan hút nhờ thuốc lào vì nhà cô ấy có chó dữ lắm chứ không phải dùng để đánh chết cô ấy. Cái ngày em giết cô Lan lẽ ra đã là ngày cưới của em, nhưng mà bố mẹ em đi xem thầy, thầy bảo là ngày đó xấu, không cưới được nên mới hoãn đến hai tuần sau" - Sơn trần tình. "Nghe cô ấy nói là cho vay cả đàn gà để cưới vợ, chứng tỏ cô ấy rất tốt với gia đình mình, cớ sao em còn ra tay?" - tôi hỏi nó. "Thì biết làm sao được chị, lúc đó ma xui quỷ khiến mà" - kẻ gây trọng tội nào cũng biện minh cho hành động của mình là do "ma xui quỷ khiến" - một cách chối tội hèn nhát và đáng xấu hổ nhất. Tôi đã nói với Lê Trung Sơn như thế, kẻ tử tội này cúi mặt không nói gì, như thể cũng hiểu ra rằng, gây nên tội thì chắc chắn phải đền tội.
Hạnh phúc cuối cùng
Tôi hỏi Lê Trung Sơn, đã định đặt tên gì cho con chưa, nó gãi đầu gãi tai trình bày: "Em cũng chưa nghĩ ra, nhưng chắc chắn phải tìm một cái tên gì thật ý nghĩa". Nó nói về đứa con sắp chào đời với một thái độ lạc quan và hạnh phúc thực sự. Mắt nó long lanh không sao giấu được cảm xúc đang dâng trào. Một thằng thanh niên trẻ, gây ra tội ác tày trời, sống những ngày tháng vô vọng trong buồng biệt giam, không ngờ lại thèm có được cảm giác làm cha đến quay quắt. Dường như, mỗi khi nghĩ về con lại tiếp thêm cho Sơn một chút nghị lực, một niềm vui sống mãnh liệt.
Nói chuyện với tôi, nó bảo, đã xác định ngày "ra đi" của mình - sẽ là một buổi sớm mai nào đó, khi tiếng gà mới chỉ xao xác vọng lên từ tít trong làng xóm, nó sẽ đi trả giá cho tội lỗi mà không luật sư nào có thể bào chữa được. "Nhưng còn phải xử phiên phúc thẩm nữa cơ mà. Biết đâu..." - tôi an ủi nó. "Tốt nhất là thời gian này hãy nghĩ nhiều đến cậu con trai sắp chào đời, Sơn ạ. Còn tội lỗi của mình đã có pháp luật phán quyết".
"Em không tiếc gì đời em hết, chỉ thương vợ con, vợ em thì chưa được sống với chồng ngày nào và đứa con sinh ra cũng không được biết mặt cha, lớn lên em chỉ sợ nó tủi hổ với bạn bè rồi lại mặc cảm vì có một người bố tội lỗi" - những lời sám hối của tử tù Lê Trung Sơn như mắc nghẹn giữa những cảm xúc lẫn lộn, vừa vui khi chia sẻ chuyện đứa con chào đời, lại vừa buồn, vừa ân hận bởi đã gây đau khổ cho người thân.
Cô Lương Thị H - người vợ mới đăng ký kết hôn mà chưa được lên xe hoa của Sơn đã rụng rời tay chân khi được cơ quan Công an thông báo tin sét đánh: Người chồng của cô - Lê Trung Sơn vừa gây ra một vụ giết người dã man. Cô ngất lên ngất xuống, cái bụng bầu càng ngày càng to, thế nên gia đình không ai cho cô đến dự phiên tòa vì sợ cô quá xúc động sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy mà, cô vẫn cố đến thăm chồng được 2 lần trong quá trình Sơn bị tạm giam để tin rằng, cho đến ngày đứa con sinh ra, bố nó vẫn còn có mặt trên cõi đời này, chứ không phải để giận dỗi hay hỏi chồng một câu, vì sao Sơn lại đối xử với mẹ con cô như thế.
Tình yêu của bất cứ người vợ nào đối với chồng cũng thế, không chỉ đơn thuần là tình yêu trai gái, trong nhiều trường hợp, nó còn có cả sự hy sinh, mà tôi tin rằng, Lương Thị H đã phải hy sinh rất nhiều để vượt qua dư luận, vượt qua mặc cảm, vượt qua những bia miệng cay nghiệt của người đời để có thể nuôi đứa con trong bụng khỏe mạnh, dù rằng, xét cho cùng, mẹ con cô chẳng hề có lỗi.
Trong thời gian chờ đợi phiên xử phúc thẩm sẽ diễn ra nay mai, dù đã xác định trước kết cục của cuộc đời mình và cũng tỏ ra lạc quan với mọi biến cố, thế nhưng có những khoảnh khắc, Lê Trung Sơn như thảng thốt, như giật mình mỗi khi tôi hỏi, nếu sau này, phiên phúc thẩm vẫn xử y án thì Sơn có gửi đơn xin ân xá tới Chủ tịch nước không.
Không có kẻ tử tù nào đủ bản lĩnh tới phút cuối, dù trước đó luôn mạnh mồm tuyên bố "đã xác định ngày ra đi". Không biết rồi đây, một trong hai kẻ tử tù đang ngồi trước mặt tôi ở buồng biệt giam này, ai sẽ là người "ra đi" trước - đó là câu chuyện của số phận. Nhưng dù sao tôi vẫn nghĩ rằng, sự trả giá ở trường bắn chỉ là sự trả giá tạm thời, còn thực tế, những kẻ tử tù như Lê Trung Sơn thấy mình thực sự đã "chết" - tự nó cảm thấy đã "chết" trong lòng người thân, bạn bè rồi, bởi như Sơn nói, sau này nghĩ lại những gì đã gây ra, nó cũng cảm thấy không thể tha thứ được cho chính mình. Niềm an ủi duy nhất lúc này với Sơn là đếm từng ngày, từng giờ chờ đợi giây phút chào đời của cậu con trai - mà Sơn bảo, "chỉ cần mẹ tròn con vuông là em có thể "thanh thản" ra đi được rồi". Hạnh phúc cuối cùng của một tử tù - nghe sao mà cay đắng.
Theo CAND
Thảm sát ở Phú Thọ: Còn lại mình em với nỗi đau Giờ lại chỉ còn một mình trong căn nhà trống hoác đau thương. Đức bảo, em xin nghỉ làm để nấu cơm thờ cúng, hương khói cho mẹ Một vụ án xôn xao, một tên sát thủ giết người không run tay và những mảnh đời còn lại sau vụ án, tất cả cứ tự nhiên ùa về trong tôi. Rời túp lều...