Kẻ gian tạo cuộc gọi hiển thị số của Công an Đà Nẵng để lừa tiền
Hơn 40 người là nạn nhân của nhóm là đảo xưng danh là cán bộ Công an thành phố Đà Nẵng.
Ngày 10.10, đại tá Nguyễn Đức Dũng (Trưởng phòng Tham mưu Công an thành phố Đà Nẵng) cho biết đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan cảnh báo có nhóm người giả danh Công an Đà Nẵng để lừa đảo tài sản. Đà Nẵng giao Đội cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao vào cuộc điều tra.
Trước đó, liên tiếp trong các ngày 5 và 6.10, Công an Đà Nẵng nhận được hơn 20 cuộc điện thoại của người dân từ Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Quảng Ninh… phản ánh có người xưng là cán bộ Công an Đà Nẵng thông báo việc họ đang bị điều tra, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản.
Một điều tra viên thuộc Đội cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng) cho biết, hiện có hơn 40 người trình báo, nhận là nạn nhân.
Kẻ gian đóng giả là nhân viên bưu điện để liên hệ qua số máy bàn của nạn nhân, thông báo về việc nợ cước điện thoại, có bưu phẩm hoặc nợ tiền ngân hàng. Mục đích để lấy số điện thoại di động, thông tin cá nhân.
Nếu bị hại không tin, “nhân viên bưu điện” sẽ chuyển cuộc gọi qua bên “công an”. Người đóng vai công an gọi điện đến số di động của nạn nhân, cho biết đang xác minh thông tin số tài khoản ngân hàng nhận tiền từ tội phạm, hoặc người buôn bán ma tuý chuyển vào.
“Người giả danh công an nói người dân muốn chứng minh trong sạch và không liên quan thì chuyển hết tiền trong các tài khoản ngân hàng đang có qua một tài khoản của công an để xác minh. Bị hại tin tưởng thực hiện giao dịch chuyển tiền thì sẽ mất”, điều tra viên nói.
Theo Công an Đà Nẵng, nhóm lừa đảo đã sử dụng công nghệ cao cài đặt số điện thoại ảo. Khi gọi cho các nạn nhân, trên điện thoại di động sẽ hiện lên số của trực ban Công an Đà Nẵng. Nếu người dân tra số thì sẽ thấy đúng. Điều này khiến nhiều người tin cuộc gọi đó là của công an.
Video đang HOT
“Với số điện thoại ảo, nhóm lừa đảo đã biến những cuộc gọi đi hiện số của Công an Đà Nẵng là giả, nhưng khi nạn nhân gọi lại là số thật. Chúng còn tạo hiện trường giả khi nói chuyện điện thoại với các nạn nhân, bằng việc tạo xung quanh có âm thanh tiếng bộ đàm như công an đang làm việc như thật”, điều tra viên cho biết thêm.
Những trường hợp người dân gọi điện lại để xác minh đã kịp thời được Công an Đà Nẵng cảnh báo về hành vi lừa đảo, nhờ đó không chuyển tiền vào tài khoản. Ít nhất hai người đã thực hiện giao dịch và bị mất tiền.
Công an Đà Nẵng đề nghị người dân cảnh giác, không chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, đồng thời trình báo cho Đội cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao qua số điện thoại: 0694260260.
Tháng 4 vừa qua, một người dân ở Đà Nẵng đã là nạn nhân của chiêu giả danh công an để lừa đảo. Để không muốn dính dáng đến cáo buộc có liên quan đến vụ án nghiêm trọng, chị đã chuyển một tỷ đồng vào tài khoản của một người ở TP.HCM. Khi kể lại chuyện cho chồng, chị biết mình bị lừa và đi trình báo công an.
* Cách ‘đọc vị’ các cuộc điện thoại lừa đảo:
Theo Nguyễn Đông (VNE)
Diễn biến mới nhất vụ 3 người tử vong cùng khách sạn ở Đà Nẵng
Phó Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Văn Chính đã cung cấp thông tin mới nhất về vụ 3 du khách tử vong khi đi du lịch tại Đà Nẵng.
Tại buổi họp báo quý III/2018 vào chiều nay (28.9), đại tá Nguyễn Văn Chính đã công bố nhiều thông tin liên quan đến các vụ nghi ngộ độc nghiêm trọng xảy ra thời gian qua.
Đặc biệt, đại tá Chính công bố thêm một vụ ngộ độc cũng xảy ra tại khách sạn Hilary (số 128 đường Hồ Nghinh, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Cụ thể, chị Phạm Thị Hồng Nhung (trú Nghệ An; tạm trú tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cùng bạn trai tên Minh đặt phòng 202 ở khách sạn Hilary vào ngày 15.9. Sau đó, hai người đi ăn bún ở một trung tâm thương mại lớn thuộc quận Sơn Trà rồi về khách sạn nghỉ ngơi.
19h cùng ngày, chị Nhung cùng anh Minh có biểu hiện chóng mặt. Đến 19h15, cả hai có biểu hiện nặng nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu.
Sau đó, vào ngày 16.9, sức khỏe anh Minh hồi phục và được xuất viện. Còn chị Nhung phải tiếp tục điều trị đến ngày 21.9.
Theo đại tá Nguyễn Văn Chính, tại cùng thời điểm, ở khách sạn Hilary đã xảy ra 3 vụ việc nghi ngộ độc với các triệu chứng khá giống nhau. Trong số này có vụ việc gia đình anh Đặng Ngọc Vạn cùng vợ là chị Võ Thị Ngọc Hoa và con là cháu Đặng Văn Bách đi cùng đoàn 20 người đến khách sạn Hilary lưu trú.
Ngày 15.9, lần lượt vợ, con và anh Vạn có các triệu chứng nghi ngộ độc với mức độ rất nghiêm trọng. Sau đó ít phút, vợ con anh Vạn tử vong tại bệnh viện. Anh Vạn sau đó cũng rơi vào hôn mê, được hồi sức tích cực và điều trị suốt một tuần ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng mới được xuất viện.
Đại tá Nguyễn Văn Chính thông tin về 3 người tử vong tại cùng khách sạn. Ảnh: Đình Thiên
Tiếp đến là vụ việc của anh Nguyễn Kim Thu (SN 1990, trú Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cùng mẹ và con trai là cháu Khôi thuê phòng 203 của khách sạn Hilary.
Chiều 15.9, hai bà cháu đi chơi công viên Biển Đông rồi mua một cái bánh bao ăn. Cả hai bà cháu sau đó có biểu hiện nghi ngộ độc, được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà trước khi được chuyển qua Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
Ngày 16.9, cháu Khôi đã tử vong. Còn mẹ anh Thu tiếp tục phải điều trị, hồi phục sức khỏe.
Theo đại tá Nguyễn Văn Chính, sau khi sự việc xảy ra, Công an thành phố đã khám nghiệm hiện trường, thu giữ nhiều mẫu vật ở các phòng 202,203,304 của khách sạn, trong đó có mẫu thuốc diệt côn trùng.
Hiện các mẫu vật vẫn đang được giám định tại Viện Khoa học hình sự (Hà Nội) và chưa có kết quả.
Ngoài ra, công an đã hoàn thành khám nghiệm tử thi, lấy lời khai nạn nhân còn sống và những người liên quan, xác minh làm rõ các du khách từng đến lưu trú tại khách sạn, trích xuất dữ liệu camera.
Đặc biệt, đại tá Chính cung cấp thông tin quan trọng là trước thời điểm các vụ việc xảy ra, khách sạn này đã thuê một công ty đến phun thuốc diệt côn trùng.
"Trong tháng 8, khách sạn này có thuê Công ty TNHH MTV Bích Trâm Oanh (số 476A Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng) phun thuốc diệt côn trùng theo lịch phun thuốc. Công an đã thu mẫu thuốc để giám định", đại tá Chính thông tin.
Đại tá Chính cũng cho biết, việc điều tra phụ thuộc nhiều vào kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự. Khi nào có kết quả, cơ quan chức năng sẽ thông tin rộng rãi.
Theo Danviet
3 người thương vong khi du lịch: Mong về quê để thăm mộ vợ con Sáng 23.9, bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc bệnh viện Đà Nẵng cho hay sức khỏe của bệnh nhân Đ.N.V đã ổn định, hồi phục tốt và có thể xuất viện trong ngày mai. Anh V cũng mong muốn được về quê để thăm mộ vợ con. Được biết, khách sạn nơi gia đình anh V lưu trú đã tạm ngưng hoạt...