Kẻ gây vô sinh giấu mặt và bất ngờ
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, ngoài lý do “trục trặc trong bộ máy vận hành” còn có một kẻ âm thầm, không dấu hiệu, lặng lẽ và rất bất ngờ
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis thường lây qua đường tình dục
Hỏi: Thưa bác sĩ, vợ chồng tôi lấy nhau đã 3 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn chưa thể có con. Vừa rồi, vợ chồng tôi có đi kiểm tra ở BV, kết quả cho thấy “bộ máy” cả hai vẫn hoạt động bình thường, BS chỉ khuyên vợ chồng tôi cần thoải mái tâm lý thì kết quả mới đến sớm được. Liệu còn một nguyên do giấu mặt nào không thưa bác sĩ? (Thanh Long, buôn bán nhỏ, ngụ Tân Phú, TP.HCM)
Th.S BS NGUYỄN LÊ THUẬN, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Thưa bạn, tôi không biết được chi tiết kết quả khám vô sinh của vợ chồng bạn thế nào nên không thể đưa ra lời khuyên nào cho xác đáng. Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, ngoài lý do “trục trặc trong bộ máy vận hành” còn có một kẻ âm thầm, không dấu hiệu, lặng lẽ và rất bất ngờ…. Đó là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis (C.t)
C.t là một vi khuẩn nội tế bào, thường nhất là lây qua đường tình dục. Ở các nước đang phát triển, căn bệnh này còn phổ biến hơn bệnh lậu; một số người còn mắc cả hai. Thêm nữa, C.t dính vào tay có thể lây cả vào mắt, phổi, cơ quan tiết niệu, sinh dục.
Trong thời đại kháng sinh ngày nay đa số trường hợp nhiễm C.t không được phát hiện và không có triệu chứng. Đây là điều nguy hiểm đáng nói, do vậy khi bệnh nhân viêm nhiễm cơ quan sinh dục, C.t thường ít khi được lưu ý.
Một trường hợp nhiễm vi khuẩn C.t từ mẹ
Ở nữ giới, vi khuẩn này làm viêm cổ tử cung và đường niệu. Sau đó có thể nhiễm lan lên tử cung, qua ống dẫn trứng vào vùng chậu, gây bệnh viêm vùng chậu, hư thai, thai ngoài tử cung và hiếm muộn. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 3-4 triệu người nhiễm C.t mới. 50% phụ nữ khi sinh con theo đường tự nhiên sẽ gây nhiễm C.t cho con. Ở trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn này từ mẹ vào mắt hoặc phổi.
Ở nam giới, Chlamydia là bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường thấy nhất (ngoài bệnh lậu) . Vi khuẩn có khi lan theo ống dẫn tinh, nhiễm vào tinh hoàn gây viêm mào tinh, thừng tinh, tinh hoàn. Các tổn thương này đưa đến giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, C.t gây hư hại DNA tinh trùng dẫn đến vô sinh.
Như vậy ,C.t đã âm thầm gây bệnh và gieo rắc hậu quả cho cả thế hệ sau.
Hiện nay phương pháp PCR và test nhanh C.t qua bệnh phẩm là mẫu dịch tiết (tinh dịch, dịch âm đạo…) có kết quả chính xác cao. Các bệnh viện phụ sản lớn của TP.HCM đều có thể làm các xét nghiệm này.
C.t là bệnh điều trị được bằng kháng sinh, hiện nay vẫn còn nhiều kháng sinh hiệu quả và rẻ tiền. Bác sĩ là người quyết định dùng kháng sinh. An toàn tình dục và rửa tay sau khi đi vệ sinh, thử nước tiểu định kỳ, xét nghiệm tiền hôn nhân… là lời khuyên cho nhiều người để loại trừ kẻ gây vô sinh bất ngờ này.
Chúc vợ chồng bạn may mắn.
Theo Pháp luật TP HCM
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ
Đau bụng dưới hay đau vùng chậu là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới, cần phân biệt rõ để loại trừ các loại bệnh tật có thể có với bất kỳ phụ nữ ở lứa tuổi nào.
1. Đau vùng chậu là gì?
Video đang HOT
Đau vùng chậu liên quan đến các cơn đau ở vùng bụng dưới rốn. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng. Để tìm đúng nguyên nhân khiến phụ nữ đau vùng chậu hãy đến gặp bác sĩ để xác định đúng bệnh và điều trị đúng nguyên nhân.
2. Viêm ruột thừa
Các triệu chứng bao gồm đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt.Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này nó sẽ lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.
3. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống, trong tình trạng căng thẳng...
4. Đau bụng do rụng trứng
Nếu bạn có những cơn đau nhói vào thời kỳ rụng trứng của phụ nữ, điều này xảy ra ở rất nhiều người. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau.
5. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, nó làm người đó tính khí thất thường, nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút. Thay đổi nội tiết (hormone) trong một chu kỳ kinh nguyệt) là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tăng cường vận động thể dục thể thao, bổ sung vitamin có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.
6. Mang thai ngoài tử cung
Đây là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng. Nó xảy ra khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Trường hợp này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
7. Bệnh viêm vùng chậu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là bệnh viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.
8. U nang buồng trứng
Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng nếu u nang này ngày càng to, nó gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng khám phụ khoa hoặc siêu âm.
9. U xơ tử cung tử cung
U xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư.U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
10. Lạc nội mạc tử cung
Ở một số phụ nữ, mô nội mạc tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, nó có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau đớn và đây là căn nguyên không thể mang thai ở phụ nữ.
11. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công bất cứ nơi nào từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Nó gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Nhưng khi nó lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, và đau ở một bên ở vùng lưng dưới.
12. Sỏi thận
Sỏi thận là hỗn hợp gồm muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to. Khi viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang của bạn, nó gây ra những cơn đau ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ như máu.
13. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Những người bị IC nặng đi tiểu nhiều lần mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 40.
14. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và bệnh lậu. đây là 2 nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình..
15. Đau do sa tạng
Ở những phụ nữ có tuổi, xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây chứng đau vùng chậu. Những bộ phận dễ bị sa nhất bao gồm bàng quang hay tử cung. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu. Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.
16. Hội chứng tắt nghẽn vùng chậu
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (nhìn thấy ở đây trong bắp đùi), và đôi khi họ có thể phát triển ở khung chậu. Máu tràn trong các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau. Đây được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu. Cơn đau có tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.
17. Đau do sẹo
Nếu bạn đã từng trải qua các phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc thấp hơn, chẳng hạn như mổ ruột thừa, hoặc phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này, bạn có thể bị đau liên tục từ mô sẹo. Nhiều trường hợp là do dính ở bụng gây đau.
18. Đau khi quan hệ tình dục
Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình nhất là do nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết (khô âm đạo), hoặc nhiều chứng đau mà ngày nay y học vẫn chưa rõ nguyên nhân.
19. Đau vùng chậu mãn tính
Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mãn tính, nhiều khi nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của bạn. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.
Theo Sức khỏe đời sống
Đau lưng có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng Nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,... đều bắt đầu với triệu chứng đau lưng. Ảnh minh họa: Internet Đau lưng không chỉ liên quan đến các bệnh về cột sống, trong nhiều trường hợp, đau lưng còn là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Trên PNO có đăng thông...