Kẻ gây thảm sát nhà người tình khó thoát án tử
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, đối tượng Nguyễn Văn Dũng kẻ phóng hỏa đốt nhà, giết con gái người tình ở Hưng Yên khó thoát án tử hình…
Ngôi nhà bà Hồng nơi Dũng lao vào phóng hỏa, giết người. Ảnh VTC
Vừa qua, dư luận lại một thêm một lần rung động bởi vụ án giết người dã man xảy ra tại Hưng Yên do đối tượng Nguyễn Văn Dũng (45 tuổi, ở Xuân Tảo, xã Trung Hoà, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) gây ra đối với gia đình bà Nguyễn Thị Hồng.
Tại cơ quan công an, Dũng khai nhận, làm nghề lái xe, hắn đã từng qua hai lần đò, hai con gái của hắn đều ở với các vợ cũ.
Năm 2013, Dũng gặp và nảy sinh tình cảm với bà Nguyễn Thị Hồng và không ít lần ông ta đã ngủ nghỉ tại nhà người tình, bất kể người phụ này có hai con gái lớn.
Thời gian còn mặn nồng, Dũng có cho bà Hồng vay khoảng 100 triệu đồng và có giấy viết nợ. Khi tình cảm hai người rạn nứt, Dũng nhiều lần đòi tiền và bà Hồng mới trả được 30 triệu đồng.
Không đòi được tiền, Dũng nhiều lần nhắn tin đe doạ sẽ sát hại cả nhà bà Hồng, nếu người phụ nữ này không trả nợ cho ông ta. Để thực hiện ý định xấu, Dũng mua 5 lít xăng, mang theo con dao nhọn đến nhà tình cũ để gây án.
Trưa 20/5, ông ta đeo khẩu trang, đi xe máy, mang theo can xăng và dao đến nhà bà Hồng. Thấy tình cũ đang ngồi ăn cơm trong nhà, Dũng dựng xe, cầm can xăng lao vào tưới xăng khắp nhà.
Mọi người trong nhà còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, Dũng dùng dao đâm hai con gái bà Hồng.
Video đang HOT
Lúc này, bà Hồng kịp chạy thoát thân, trong khi người con rể tìm cách ngăn cản Dũng nhưng không được. Toàn bộ tầng 1 ngôi nhà bị bốc cháy.
Gây án xong, Dũng lên xe phóng từ Hưng Yên lên nhà một người thân ở huyện Ba Vì, Hà Nội để lẩn trốn. Biết Dũng là nghi phạm gây trọng án, gia đình này đã khuyên ông ta ra đầu thú nhưng không được.
Dũng tiếp tục phóng xe về Ninh Bình, đón ô tô khách vào bến xe miền Đông (TP.HCM) lẩn trốn. Hắn di chuyển đến tỉnh Đồng Nai, trú nhờ nhà người thân ở huyện Cẩm Mỹ. Trên đường bỏ trốn, hắn vứt con dao gây án.
Tại Đồng Nai, Dũng xin tá túc ở lán trại trong rừng cao su. Sáng 29/5, nghi phạm bị bắt giữ. Bị di lý từ Đồng Nai về Hưng Yên vào rạng sáng ngày 1/6, Dũng tỏ thái độ bình thản khai nhận lại hành vi đã gây ra.
Lý giải cho hành vi dã man của mình, hắn đổ lỗi cho việc bà Hồng không trả tiền, lại thách thức khiến hắn điên tiế
Về vụ án án trên, quan điểm của luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Điều 19, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bi tươc đoat tính mạng trái luật”
Quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Mọi hành vi tước đoạt quyền sống của con người trái pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo qui định của Pháp luật.
Hành vi phạm tội của đối tượng Nguyễn Văn Dũng đã tước đoạt tính mạng của cháu Đinh Lam Giang (SN 2002) và Chị Đinh Hồng Anh (SN 1990, đang có thai 8 tháng) bị trọng thương.
Chỉ vì mâu thuẫn nợ nần về tiền bạc với bà Hồng mà đối tượng đã truy sát dùng dao, là loại hung khí nguy hiểm đâm 02 người con của bà Hồng là người không có mâu thuẫn gì với đối tượng. Hậu quả cháu Đinh Lam Giang tử vong. Chị Đinh Thị Hồng Anh không chết là ngoài ý muốn chủ quan của đối tượng.
Không những vậy, đối tượng còn mua 05 lít xăng đem theo và đã châm lửa đốt nhà bà Hồng làm thiệt hại nhiều tài sản của gia đình.
Hành vi phạm tội của đối tượng cùng một lúc đã xâm phạm 02 khách thể mà Bộ luật hình sự bảo vệ đó là quyền sống của con người và quyền sở hữu về tài sản.
Hành vi phạm tội của đối tượng Nguyễn Văn Dũng đã phạm tội Giết người và tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tội phạm và hình phạt được qui định tại điểm a, b, c, e, n Khoản 1 Điều 93 BLHS và Điều 143 BLHS.
Xét tính chất mức độ hành vi phạm tội của đối tượng đã thực hiện là không còn tính người, hậu quả đã gây ra là đặc biệt nguy hiểm, gây đau thương mất mát cho gia đình người bị hại, gây mất an ninh trật tự tại địa phương và gây hoang mang trong dư luận xã hội. Đối tượng đã phạm tội Giết người với nhiều tình tiết định khung tăng nặng thì hình phạt tử hình là khó tránh khỏi.
Điều 93. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; n) Có tính chất côn đồ; Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Để che giấu tội phạm khác; đ) Vì lý do công vụ của người bị hại; e) Tái phạm nguy hiểm. g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức
Các hoạt động giao dịch dân sự gắn với bất động sản và các loại tài sản có giá trị lớn (ô-tô, xe máy, tàu bay...) buộc phải đăng ký và tuân thủ quy định về hình thức có ý nghĩa quan trọng trong thực thi Luật Dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi, giảm tình trạng tranh chấp của các bên liên quan, cũng như góp phần quản lý nhà nước đối với các tài sản đó và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội...
Theo quy định tại iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành: "Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".
Còn theo dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang lấy ý kiến hoàn thiện thì mở rộng hơn các trường hợp loại trừ bị tuyên vô hiệu, tức thu hẹp hơn các hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; cụ thể, theo Khoản 1 iều 145 dự thảo thì iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành được chỉnh sửa như sau:
1. Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó;
b) Trường hợp chủ thể chưa chuyển giao tài sản hoặc chưa thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án cho phép thực hiện quy định về hình thức của giao dịch dân sự trong một thời hạn hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu.
Trước hết, cần khẳng định việc quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của một số giao dịch tài sản có giá trị cao buộc các bên tuân theo, nếu không muốn bị tuyên giao dịch vô hiệu là cần thiết, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, khiến các chủ thể của giao dịch phải tuân thủ hình thức bắt buộc của giao dịch, giảm những tranh chấp phát sinh sau thỏa thuận và thực hiện giao dịch đối với các loại tài sản nêu trên.
Tinh thần này đều được quán triệt trong cả iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành và Khoản 1 iều 145 dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi).
Tuy nhiên, nội dung quy định của Khoản 1 iều 145 dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho thấy có sự tiếp cận cả về pháp lý và thực tế mở rộng, mềm dẻo và cụ thể hóa, sát hợp thực tế cuộc sống hơn so với quy định tại iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành.
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình giao dịch dân sự, nhiều tài sản đã được chuyển giao và công việc đã được thực hiện theo thỏa thuận, cam kết dân sự giữa các bên liên quan, mặc dù hoạt động giao dịch chưa được hoàn tất thủ tục bắt buộc về hình thức pháp lý gắn với nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Tình trạng này diễn ra không chỉ vùng núi, vùng sâu, vùng xa, mà còn ở các đô thị lớn, vùng đồng bằng, trung tâm hành chính; thường khá phổ biến ở các nơi và vào các thời điểm còn hạn chế về nhận thức pháp lý và các hoạt động dịch vụ tư pháp; giữa những người có quan hệ ruột thịt, họ hàng hay thân quen nhau, muốn thể hiện tình cảm, sự tin cậy nhau và thói quen chuẩn mực đạo đức truyền thống giữa các bên liên quan; thậm chí, có thể còn cả do người dân không đủ hay không muốn mất thêm chi phí cho các giao dịch dân sự này vì ngại lệ phí trước bạ quá cao, xa trụ sở cơ quan công quyền, thủ tục hành chính và các chi phí "bôi trơn" phiền hà, tốn kém...
Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều trường hợp, một bên tham gia giao dịch "tiếc của", muốn lấy lại các tài sản đã giao dịch trước đó, nên chủ ý nại ra tranh chấp và chủ động phát đơn kiện ra tòa để được tòa tuyên giao dịch vô hiệu vì chưa tuân thủ quy định hình thức pháp lý, buộc khôi phục nguyên trạng, của ai trả lại người nấy. Những trường hợp này khiến quyền lợi bên kia hoặc bên thứ ba liên quan bị thiệt hại nặng và tăng căng thẳng giữa những chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nguy cơ mất ổn định và làm tổn thương các chuẩn mực đạo đức và quan hệ xã hội truyền thống...
Chính vì thế, Dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi) bổ sung quy định mới dạng giao dịch dân sự loại trừ không bị tuyên vô hiệu nếu "Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó" như tại iểm a, Khoản 1 iều 145 là hết sức tích cực và tiến bộ, phù hợp với đời sống thực tế xã hội.
Sự bổ sung này: Một mặt, tạo cơ hội công nhận giao dịch dân sự đã hoàn tất và sự ổn định trong quản lý, sử dụng tài sản đã giao dịch trên thực tế; Mặt khác, buộc các cơ quan chức năng phải chủ động, tích cực tham gia hoàn tất thủ tục và chịu một phần trách nhiệm trong sự chưa tuân thủ các hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự, không đổ lỗi hoàn toàn cho người dân. Trong bối cảnh chuyển đổi, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền, sự điều chỉnh này còn giúp tránh gây xáo trộn, kiện cáo lạm dụng, giảm thiểu chi phí tiền bạc và thời gian liên quan với các tài sản đó cho người dân và cơ quan quản lý nhà nước.
TS NGUYỄN MINH PHONG
Theo_Báo Nhân Dân
Cảnh giác với thủ đoạn "trộm" giữa ban ngày Dù nhà có đông người nhưng những tên trộm vẫn hành động với thủ đoạn hết sức táo tợn đó là nhảy vào nhà, giật nhanh những tài sản có giá trị rồi ra xe tẩu thoát cùng đồng bọn đã đợi sẵn. Mọi việc chỉ diễn ra trong tích tắc khiến nạn nhân không thể phản ứng kịp. Đầu trộm đuôi cướp...