Kê đơn ăn chia hoa hồng: Chỉ đạo kỷ luật
Theo bác sĩ Hoài Nam, ngay trong ngày Bệnh viện Q.9 đã có báo cáo giải trình về sở. Theo báo cáo của Bệnh viện Q.9, bệnh viện đã tiếp nhận ý kiến phản ánh của phóng viên từ ngày 25-7 và đã yêu cầu các bác sĩ giải trình sự việc.
Cùng ngày, bác sĩ Trần Minh Tâm – giám đốc Bệnh viện Q.9 – cho biết ngày 30-7, Bệnh viện Q.9 đã gửi văn bản báo cáo sự việc mà báo Tuổi Trẻ phản ánh về Sở Y tế TP. Trong bản báo cáo này, bệnh viện xác nhận có sự việc như báo Tuổi Trẻ phản ánh và đợi chỉ đạo của Sở Y tế. Trước đó, ba bác sĩ của bệnh viện đã làm bản kiểm điểm nhưng trong bản kiểm điểm chưa viết một số chi tiết như báo Tuổi Trẻ phản ánh nên bệnh viện yêu cầu những bác sĩ này phải làm tường trình, kiểm điểm lại.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt – trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Q.9 – thường kê những toa thuốc “kỳ lạ” – Ảnh: T.T.D.
Liên quan đến chuyện kê toa thuốc để ăn chia hoa hồng, nhiều bác sĩ cho rằng đó đã là một thực trạng trong ngành y và đặt vấn đề cần phải có những giải pháp giám sát chặt chẽ hơn.
* Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh (phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM):
Hồi chuông cảnh báo
Video đang HOT
Hiện tượng bác sĩ kê toa không đúng chỉ định, kê toa để trục lợi cho cá nhân là một thực trạng trong ngành y hiện nay. Những bác sĩ này đã tự đánh mất lương tâm của mình. Bài báo của Tuổi Trẻ như một hồi chuông gióng lên để các bác sĩ này xem lại trách nhiệm của mình đối với người bệnh, đồng thời cũng là hồi chuông báo động cho các nhà quản lý y tế phải giám sát chặt hơn vấn đề này.
Thuốc kê không đúng chỉ định sẽ làm toa thuốc bị đội giá cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như chức năng gan, thận…, dẫn tới tình trạng lờn thuốc… Nếu thực trạng trên không được chấn chỉnh, bệnh nhân sẽ dần giảm sút lòng tin đối với bác sĩ, không tuân theo chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị và cũng ảnh hưởng đến những bác sĩ kê toa có trách nhiệm, kê đúng toa…
* Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng (tổng giám đốc Công ty cổ phần y khoa Hoàn Mỹ):
Không thể kêu gọi y đức chung chung
Việc bác sĩ kê toa nhận hoa hồng đã phổ biến ở nhiều bệnh viện và đã hình thành một “cơ cấu” trong bệnh viện là quan hệ giữa thầy thuốc và hãng dược. Mối quan hệ này đúng ra không thể tồn tại trong bệnh viện nhưng thực tế vẫn hiện diện.
Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều. Một là nhiều bác sĩ hiện nay quá thực dụng, quên đi y đức, quên đi trách nhiệm và thiên chức của người thầy thuốc là trị bệnh cứu người. Không phải họ nhận 1 triệu đồng mà hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Hai là quản lý bệnh viện chưa chặt chẽ, chưa có bộ phận quản lý chất lượng bệnh viện độc lập, trong đó có chất lượng an toàn thuốc, nên khó có thể giảm bớt những rủi ro do bác sĩ gây ra cho bệnh nhân. Ba là việc xử lý bác sĩ sai phạm hiện nay còn quá nhẹ, không có chế tài phù hợp. Vì vậy đã đến lúc cần có luật hóa y đức chứ không thể kêu gọi y đức chung chung.
Bác sĩ Nguyễn Đại Biên (trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhân Dân 115):
Thường xuyên bình toa thuốc
Tôi thấy bác sĩ kê toa thuốc như vậy là không đúng và việc làm của bác sĩ này là hoàn toàn không nên. Theo tôi, để chấn chỉnh việc kê toa thuốc không đúng với chẩn đoán bệnh như vậy, bệnh viện phải tổ chức bình toa thuốc thường xuyên và thực hiện bình thật nhiều toa thuốc không chỉ ở khoa khám bệnh bình thường mà cả khám dịch vụ và việc chỉ định thuốc điều trị cho bệnh nhân điều trị nội trú. Có như vậy mới phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những toa thuốc kê không đúng với chẩn đoán bệnh.
Theo tuổi trẻ
Hãng dược phẩm lớn bị phạt 3 tỷ USD vì gian lận y tế
Hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh sẽ phải trả 3 tỷ USD vì đã quảng cáo sai sự thật về công dụng của thuốc và hối lộ bác sĩ để họ kê toa thuốc của hãng.
Hãng tin Abcnews
cho hay, theo kết quả điều tra của Bộ Nội vụ Mỹ, tập đoàn GlaxoSmithKline (hay còn gọi là GSK) đã cho quảng bá rộng rãi trên thị trường loại thuốc chống suy nhược Paxil, dù chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) kiểm chứng.
Không những thế, GSK còn quảng cáo loại thuốc này có thể dùng cho trẻ em, trong khi FDA chưa bao giờ cho phép bán thuốc chống suy nhược cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Trong khi đó, một báo cáo mới đây tại Mỹ đã cảnh báo hiện tượng một số trẻ em và thanh niên đã có xu hướng muốn tự sát sau khi dùng Paxil.
Logo của công ty GlaxoSmithKline tại tòa nhà ở London. Ảnh: AP.
Chính phủ Mỹ cũng tố cáo GSK đã không báo cáo về độ an toàn khi sử dụng loại thuốc trị tiểu đường Avandia - loại được bày bán rộng rãi trên thị trường, cho FDA. Tập đoàn này được cho là cũng đã hối lộ trực tiếp các chuyên gia y tế để họ kê toa thuốc của mình cho người bệnh.
Với những gian lận trên, ngoài mức phạt 3 tỷ USD (trong đó 1 tỷ là tiền phạt và 2 tỷ là chi phí giải quyết các khiếu nại dân sự), GSK còn phải chịu sự giám sát của chính phủ trong 5 năm.
GSK là nhà cung cấp khá mạnh về thuốc, văcxin và các sản phẩm y tế tại thị trường Mỹ.
Theo AP, trước GSK, năm 2009, hãng dược lớn nhất thế giới là Pfizer Inc cũng đã phải nộp 2,3 tỷ đô la Mỹ vì tiếp thị sai 13 loại thuốc khác nhau và khuyến khích bác sĩ kê đơn thuốc bằng "quà tặng" là các phiếu chơi golf, massage, nghỉ mát sang trọng miễn phí.
Theo vietbao
Bộ Y tế bàn cách "diệt cò" bệnh viện Có "cò nội", "cò ngoại" hoạt động ì xèo, có bắt rồi thả ra, "cò" vẫn vô tư hành nghề. Có "cò" còn in cả danh thiếp... tiếp thị với bệnh nhân! Ngày 6-7, lần đầu tiên Bộ Y tế đã có cuộc họp liên ngành với một số bệnh viện (BV) trên địa bàn Hà Nội và ngành công an để tìm...