“Kẻ địch” đáng sợ nhất của không quân các nước
India Express của Ấn Độ ngày 20-10 cho biết, thời gian qua không quân nước này liên tục bị báo động bởi các vật thể bay lạ xâm nhập vào không phận, khiến cho không quân nước này phải tung máy bay chiến đấu ngăn chặn, nhưng khi bay lên, các máy bay này không phát hiện được bất cứ mục tiêu nào.
Bài báo cho biết, cách đây vài tuần, máy bay của không quân Ấn Độ trong khi bay tuần tra ở khu vực Gujarat đã phát hiện “một vật thể bay lạ không người lái”, chuẩn bị xâm nhập không phận Ấn Độ và họ đã bay đến khu vực đó để ngăn chặn.
Điều đáng sợ hơn là, chiếc máy bay không người lái của “quân địch” này dường như biết được ý đồ của họ, mỗi khi máy bay chiến đấu mở radar quét tìm tín hiệu của “máy bay địch”, thì tín hiệu radar của nó lại biến mất đầy bí ẩn, nhưng khi máy bay chiến đấu rời khỏi khu vực đó thì tín hiệu lại xuất hiện.
Trò chơi “mèo vờn chuột” này kéo dài vài tuần làm không quân nước này rất căng thẳng. Cuối cùng, qua liên hệ với các tổ chức nông nghiệp địa phương, không quân Ấn Độ mới ngã ngửa người ra vì đó thực chất chỉ là những đàn chim di cư.
Không quân nước này đã cho biết trong báo cáo đệ trình lên bộ quốc phòng, các đàn chim này giống hệt đặc trưng của máy bay không người lái, đây lại là mùa thiên di của các loài chim nên nó xuất hiện liên tục nên không quân Ấn Độ đã nhận định sai, làm cho họ đã phải chuẩn bị lên phương án đối phó nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại.
Không quân Ấn Độ đã phải điều động máy bay chiến đấu vì các đàn chim di cư (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên không quân nước này phát hiện các vật thể bay lạ. Từ tháng 11 năm ngoái đến nay, họ đã phát hiện hàng trăm vụ như vậy nhưng chỉ có điều là họ không phát hiện được gì từ những vụ việc đó. Có khả năng những chúng có liên quan đến hiện tượng chim di cư như trong vụ này, bởi xuất hiện có những đặc điểm giống nhau.
Quân đội Ấn Độ đã sử dụng hệ thống radar mặt đất cơ động và thiết bị phân tích quang phổ để thăm dò tính chất của các “UFO” này, nhưng họ chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường chứ không phát hiện được nó trên màn hình radar, có khả năng nó được làm bằng nguyên liệu phi kim. Điều này đã làm các quan chức Ấn Độ lo lắng, họ sợ rằng đây là một loại thiết bị trinh sát hoặc UAV mới của Trung Quốc.
Không chỉ có Ấn Độ, liên tiếp trong 2 tuần cuối tháng 9 vừa qua, không quân Israel cũng đã phải 3 lần xuất kích để đánh chặn “vật thể bay lạ” là các… đàn chim xâm nhập không phận nước mình. Những con chim di chuyển chậm, phát ra tín hiệu yếu đã khiến radar nhầm chim với mục tiêu không người lái cỡ nhỏ. Chúng đã bất ngờ kích hoạt hệ thống báo động phát hiện kẻ xâm nhập trên không của Israel làm các chiến đấu cơ phải bay lên ứng phó khẩn cấp.
Chiếc Su-30 Trung Quốc bốc cháy vì chim chui vào động cơ
Không những thế, chim còn lại tác nhân gây ra những tai nạn đối với cả máy bay quân dụng và dân dụng. Điển hình là vào ngày 20-04-2013, một chiếc Su-30 của hạm đội Đông Hải – Trung Quốc cũng bị hư hại nặng khi đang cất cánh vì chim chui vào động cơ làm máy bay bốc cháy ngùn ngụt hoặc ngày 26-06-2013, 1 chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ bất ngờ gặp nạn và rơi xuống khu vực phía tây căn cứ Không quân Luke, thành phố Glendale, bang Arizona, vì va chạm với 1 đàn chim dẫn đến hỏng động cơ.
Theo các thống kê năm 2011 tại Mỹ có tới 9840 báo cáo sự cố máy bay vì chim, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra vì nguyên nhân này làm 24 người chết, 235 người bị thương tính từ năm 1988 đến nay. Hồi tháng 1-2009, chiếc máy bay Flight 1549 của US Airways bị mất cả hai động cơ sau khi va chạm với chim ngay khi vừa cất cánh từ sân bay LaGuardia. Vì thế nhiều người đã nói vui, hiện nay hiểm họa lớn nhất đối với không quân các nước chính là… chim.
Theo ANTD
Nga khẳng định: HQ-9 Trung Quốc không phải "hàng nhái" của S-300
Ngày 14-10 vừa qua, trang mạng tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã có bài viết cho rằng, những lời đồn đoán hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc là phiên bản nhái từ S-300 của Nga là không chính xác.
Vừa qua, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc đã chiến thắng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, S-300 của Nga và Aster-30 của châu Âu trong gói thầu T- Loramids của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vấn đề này đang gây sóng gió trong nội bộ khối NATO và chiến thắng của Trung Quốc cũng có nhiều khuất tất nhưng những thông tin cho rằng hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 là phiên bản nhái của S-300 là hoàn toàn không chính xác.
Năm 1992, lần đầu tiên Nga đã công khai hệ thống tên lửa phòng không S-300 tại triển lãm hàng không Moscow. Năm sau, Trung Quốc đã ngỏ ý mua S-300 và đến năm 1996 Nga đã xuất khẩu cho họ các hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU2. Khoảng thời gian này muộn hơn rất nhiều so với thời điểm Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu, chế tạo HQ-9 (phiên bản xuất khẩu là FD-2000).
Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa phòng không của họ ngay từ đầu thập niên 80 thế kỷ trước, trong khoảng thời gian 15 năm, có thể những giai đoạn sau HQ-9 có "vay mượn" thêm một chút công nghệ của S-300 nhưng về cơ bản, hai hệ thống tên lửa phòng không này có sự khác biệt rõ nét. Cả về các thiết bị hệ thống lẫn kết cấu và tính năng của tên lửa, HQ-9 còn rất xa mới sánh bằng S-300.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU2 Trung Quốc mua của Nga
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 sử dụng đạn tên lửa có chiều dài 6,51m, còn S-300 sử dụng tên lửa 48N6 có chiều dài 7,5m. Tầm bắn xa nhất của HQ-9 đối với mục tiêu bay chỉ vẻn vẹn 125km, độ cao 18km; đối với tên lửa, cự li đánh chặn khoảng 7-25km, độ cao từ 2-15km; mức quá tải tối đa của tên lửa khi đạt vận tốc cực đại là 22g.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 sử dụng radar mảng pha điện tử SJ-212, là phiên bản nâng cấp của radar mảng pha điện tử SJ-202 thuộc hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HQ-12, có khả năng điều khiển phóng với giãn cách giữa 2 quả tên lửa vào khoảng 5s.
Số lượng tên lửa mang theo của mỗi hệ thống phóng HQ-9 cũng tương đương với S-300 với 4 ống phóng cho 1 xe chở - phóng, áp dụng phương thức phóng lạnh, trợ phóng bằng thiết bị đốt hơi nước, toàn bộ hệ thống được đặt trên các xe vận tải việt dã 4 bánh do Trung Quốc tự sản xuất.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Mỗi lữ đoàn tên lửa phòng không HQ-9 được biên chế 6 tiểu đoàn; mỗi một tiểu đoàn bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 xe radar điều khiển hỏa lực, 8 xe chở các hệ thống phóng, tức là ở một thời điểm, mỗi tiểu đoàn có thể phóng đồng loạt 32 quả tên lửa, cả lữ đoàn có cơ số tên lửa sẵn sàng chiến đấu là 192 quả.
FD-2000 - phiên bản xuất khẩu của HQ-9 sử dụng loại radar điều khiển hỏa lực HT-233 tính năng tiên tiến hơn phiên bản gốc. Nó hoạt động trong dải tần C-Band, mỗi anten mảng pha có hơn 1000 thiết bị xoay pha, công suất trung bình 60 kW, công suất đỉnh có thể đạt tới 1 MW.
Cự li đo đạc xa nhất đối với các mục tiêu bay của loại radar này là hơn 120km, phạm vi sục sạo của các chùm sóng theo chiều ngang là 120 độ, dọc là 65 độ, có thể đồng thời phát hiện và theo dõi hơn 100 mục tiêu bay, có thể lựa chọn điều khiển tấn công 50 mục tiêu trong số đó.
Theo ANTD
Nhật phát triển mạnh radar săn chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc Ngày 12-10, các quan chức Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch trong năm tài khóa 2014 sẽ bắt đầu phát triển một hệ thống radar mới, có khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình. Theo các quan chức này, với sự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế...